Điều chỉnh nhiều tiêu chuẩn khi xét công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2020
Hội đồng Giáo sư Nhà nước có văn bản gửi Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành về những thống nhất thực hiện trong xét Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2020.
Công văn số 155/HĐGSNN ngày 15/9/2020 của Hội đồng Giáo sư Nhà nước gửi các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2020 đã đề nghị các hội đồng quán triệt và nghiêm túc thực hiện các quy định tại Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg, Quyết định số 25/2020/QĐ-TTg, các văn bản chỉ đạo của Hội đồng Giáo sư Nhà nước và những vấn đề được thống nhất thực hiện trong đợt xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2020.
Cụ thể, với khái niệm “không đủ” của một số tiêu chuẩn, Hội đồng Giáo sư Nhà nước nước yêu cầu các các Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2020 thực hiện như sau:
Về Khoản 2, Điều 5, Quyết định 37 quy định: “Ứng viên giáo sư đã được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư nhưng chưa đủ 03 năm và ứng viên không đủ số giờ chuẩn giảng dạy theo quy định tại khoản 3 Điều 4 yêu cầu, sau khi được bổ nhiệm chức danh phó giáo sư ứng viên phải có ít nhất 02 năm hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy (đạt số giờ chuẩn giảng dạy/giờ trực tiếp trên lớp), theo quy định tại Khoản 3, Điều 4 Quyết định 37″.
Điều chỉnh nhiều tiêu chuẩn khi xét công nhận giáo sư, phó giáo sư năm 2020 (ảnh: Báo Vietnamnet)
Tại khoản 3, Điều 6, Quyết định 37 quy định: “Ứng viên phó giáo sư không đủ 06 năm và ứng viên không đủ số giờ chuẩn giảng dạy quy định tại Khoản 3 Điều 4, yêu cầu: Ứng viên phải đáp ứng đủ một trong 02 điều kiện tối thiểu sau: 03 thâm niên cuối giảng dạy liên tục và hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy (đạt số giờ chuẩn giảng dạy/giờ trực tiếp trên lớp) theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Quyết định 37; trong 03 thâm niên đầu phải có ít nhất 01 năm hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Quyết định 37.
03 thâm niên đầu hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy (đạt số giờ chuẩn giảng dạy/giờ trực tiếp trên lớp) theo quy định tại khoản 3 điều 4 Quyết định 37; 02 trong 03 thâm niên cuối hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Quyết định 37 và thâm niên còn lại phải có giờ chuẩn giảng dạy”.
Tại Khoản 6 Điều 5 và khoản 5 Điều 6, Quyết định 37 ghi: “Ứng viên không chủ trì thực hiện đủ 2 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ/Cơ sở”, Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho phép thay thế bằng: “Đã chủ trì thực hiện 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ/Cơ sở; ứng viên đề xuất công trình khoa học thay thế cho 1 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ/Cơ sở còn thiếu; Hội đồng đánh giá sự phù hợp đối với khoa học và công nghệ thay thế”.
Video đang HOT
Tại Khoản 7 Điều 5 và Khoản 6 Điều 6, Quyết định 37 ghi: “Ứng viên không hướng dẫn đủ 2 nghiên cứu sinh/ thạc sĩ, chuyên khoa 2, bác sĩ nội trú đã được cấp bằng theo quy định của pháp luật”, Hội đồng Giáo sư Nhà nước thay thế bằng:
“Đã hướng dẫn chính 1 nghiên cứu sinh/ thạc sĩ, chuyên khoa 2, bác sĩ nội trú và đã có quyết định cấp bằng; ứng viên đề xuất 3 công trình khoa học để thay thế cho thiếu hướng dẫn 1 nghiên cứu sinh, 1 công trình khoa học thay thế cho thiếu hướng dẫn 1 thạc sĩ, chuyên khoa 2, bác sĩ nội trú; Hội đồng đánh giá sự phù hợp của những công trình khoa học thay thế”.
Còn tại điểm c khoản 9 Điều 5, Quyết định 37 ghi: “Ứng viên Giáo sư không đủ số điểm biên soạn sách phục vụ đào tạo theo quy định”, Hội đồng Giáo sư Nhà nước yêu cầu phải có đủ số điểm tối thiểu tính từ biên soạn sách chuyên khảo và giáo trình.
Tổng điểm quy đổi tính từ các công trình khoa học phải đạt số điểm tối thiểu theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 5, Quyết định 37, sau khi đã trừ số điểm bù vào điểm biên soạn sách phục vụ đào tạo còn thiếu.
Phải loại bỏ các bài báo có nội dung trùng lặp
Đối với các bài báo đăng trên tạp chí quốc tế uy tín của ứng viên, Hội đồng Giáo sư Nhà nước yêu cầu Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành trong quá trình xét công nhận chức danh phải kiểm tra chất lượng của các bài báo, có phù hợp với chuyên ngành đăng ký của ứng viên hay không, loại bỏ các bài có nội dung trùng lặp (chỉ tính 1 lần) theo quy định.
Hội đồng Giáo sư Nhà nước cũng yêu cầu xem xét tác giả chính, các thông tin xuất bản (ngày nhận, phản hồi, chấp nhận và xuất bản), số tạp chí; phỏng vấn ứng viên trong phiên họp báo cáo khoa học tổng quan để làm rõ những lý do ứng viên đăng bài số lượng lớn trong thời gian ngắn như ứng viên tham gia các nhóm nghiên cứu; xuất hiện yếu tố nước ngoài (địa bàn nghiên cứu, dữ liệu, số liệu nước ngoài, tác giả nước ngoài…).
Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành năm 2020 cần kiểm tra một số thông tin như thời gian phản biện (ngày nhận, phản hồi, chấp nhận và xuất bản); một nhà xuất bản phát hành đồng thời nhiều tạp chí; phỏng vấn ứng viên để làm rõ lý do đăng bài với danh nghĩa cơ quan khác với cơ quan đang công tác.
Về tiêu chí xác định tác giả chính của bài báo khoa học, Hội đồng Giáo sư Nhà nước yêu cầu xác định theo quy định của từng tạp chí cụ thể (tác giả đứng đầu, tác giả liên hệ…); không chấp nhận xác nhận từ nhóm tác giả.
Để xác định sách chuyên khảo cần dựa vào nội dung và kết cấu của cuốn sách
Đối với tiêu chí sách chuyên khảo, chương sách do nhà xuất bản quốc tế có uy tín xuất bản, Hội đồng Giáo sư Nhà nước yêu cầu, để xác định sách chuyên khảo cần dựa vào nội dung và kết cấu của cuốn sách chứ không chỉ dựa vào cụm từ “sách chuyên khảo” in trên bìa sách.
Việc kiểm tra, đánh giá cụ thể cuốn sách và các thông tin liên quan dựa trên lĩnh vực chuyên môn, số lượng tác giả, đề tài khoa học, tài liệu tham khảo, nghiên cứu của tác giả đóng góp vào nội dung cuốn sách.
Về tiêu chí xác định chương sách xuất bản tại nhà xuất bản có uy tín trên thế giới, Hội đồng Giáo sư Nhà nước yêu cầu kiểm tra kết cấu của cuốn sách thành các chương, xác định cuốn sách có được tổng hợp từ các báo cáo khoa học trong hội thảo, từ các volum của tạp chí,…
Ngoài ra, đối với hiện tượng thẩm định, xét hồ sơ chủ yếu dựa vào Bản đăng ký của ứng viên, chưa thẩm định kỹ các minh chứng trong hồ sơ, Hội đồng Giáo sư Nhà nước yêu cầu Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành kiểm tra sự phù hợp của các minh chứng, không tính các minh chứng sai quy định; loại bỏ các công trình khoa học trùng lặp từ 30% trở lên và có chuyên môn không phù hợp với chuyên ngành đăng ký của ứng viên.
Hội đồng Giáo sư Nhà nước làm khó ứng viên?
Giống năm 2019, sau khi ứng viên nộp xong hồ sơ, qua vòng xét duyệt cấp cơ sở, Hội đồng Giáo sư Nhà nước (HĐGSNN) lại đưa ứng viên vào thế "việt vị" với cụm từ "không đủ" ngay trước khi HĐGS ngành/liên ngành xét duyệt.
Bao giờ công tác xét công nhận chức danh GS/PGS hết "lùm xùm"?
Ngày 22/9, phản ánh đến Tiền Phong, một ứng viên PGS cho biết, hôm 15/9, HĐGSNN có Công văn số 155/HĐGSNN về các vấn đề cần thống nhất gửi các HĐGS ngành/liên ngành năm 2020. Trong đó, với khái niệm "không đủ" của một số tiêu chuẩn/tiêu chí được cụ thể hóa khiến nhiều ứng viên và các HĐGS cơ sở rơi vào thế "việt vị".
Cụ thể, Quyết định 37 quy định ứng viên đã được bổ nhiệm chức danh PGS nhưng chưa đủ 3 năm và ứng viên không đủ số giờ chuẩn giảng thì phải có ít nhất gấp hai lần điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu đóng góp từ các bài báo khoa học hoặc (và) bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế. Tuy nhiên, tại Công văn 155, điều này được "nói cho rõ" rằng những ứng viên thuộc diện trên, sau khi được bổ nhiệm chức danh PGS ứng viên phải có ít nhất 2 năm hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy (đạt số giờ chuẩn giảng dạy/giờ trực tiếp trên lớp),
Với ứng viên PGS, Quyết định 37 của Thủ tướng quy định ứng viên không đủ 6 năm và ứng viên không đủ số giờ chuẩn giảng dạy quy định thì phải có ít nhất gấp hai lần điểm công trình khoa học quy đổi tối thiểu đóng góp từ các bài báo khoa học hoặc (và) bằng độc quyền sáng chế; giải pháp hữu ích; tác phẩm nghệ thuật, thành tích huấn luyện, thi đấu thể dục thể thao đạt giải thưởng quốc gia, quốc tế.
Quy định này cũng được Công văn 155 bổ sung tiêu chuẩn ứng viên phải đáp ứng đủ một trong 2 điều kiện tối thiểu sau: 3 thâm niên cuối giảng dạy liên tục và hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy (đạt số giờ chuẩn giảng dạy/giờ trực tiếp trên lớp) trong 3 thâm niên đầu phải có ít nhất 1 năm hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy theo quy định. Hai trong 3 thâm niên cuối hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy theo quy định.
Như vậy, với việc quy định "thêm cho rõ" của HĐGSNN, những ứng viên GS không đủ số giờ chuẩn/giờ trực tiếp lên lớp từ 2 năm trở lên kể từ khi được bổ nhiệm chức danh PGS mặc nhiên sẽ bị loại dù họ xuất sắc đến đâu và việc "không đủ" để bù gấp đôi số điểm mà quyết định 37 của Thủ tướng đưa ra không còn ý nghĩa.
Tương tự, với ứng viên PGS, nếu không đáp ứng một trong hai điều kiện được quy định rõ thêm dù ứng viên có đủ 3 thâm niên cuối hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy và có đầy đủ 3 thâm niên đầu nhưng không đủ số giờ chuẩn giảng dạy/giờ trực tiếp lên lớp thì vẫn bị loại và không được phép bù gấp đôi số điểm. Trong khi đó, vị ứng viên PGS kể trên nói rằng, năm 2019, tiêu chí này không bắt buộc cho các ứng viên PGS.
Sẽ có ứng viên bị "việt vị"
Vị ứng viên PGS cho rằng, sẽ không có gì đáng nói nếu công văn ra trước thời điểm ứng viên nộp hồ sơ và họ biết được những tiêu chuẩn/tiêu chí nào cần phải đáp ứng cho hồ sơ của mình. Việc đưa ra những tiêu chí phụ rất khắt khe ở thời điểm hồ sơ ứng viên chuẩn bị được HĐGS ngành/liên ngành xét duyệt không những không tôn trọng các ứng viên, các HĐGS cơ sở mà còn làm khó cho họ theo hình thức áp đặt hồ sơ từ trạng thái "hợp lệ" sang trạng thái "không hợp lệ" một cách tùy hứng.
Trong khi đó, trao đổi riêng với phóng viên Tiền Phong, một thành viên HĐGSNN thừa nhận, do Quyết định của Thủ tướng còn mới nên có những "điểm mờ" chưa rõ, khi đi vào thực tế mới thấy hết được những vấn đề này. Qua những lần như thế, HĐGSNN sẽ điều chỉnh cho rõ dần để các HĐGS ngành/liên ngành hay các HĐGS cơ sở dễ áp dụng.
"Trước đây, dưới Quyết định của Thủ tướng, Bộ GD&ĐT còn ban hành rất nhiều thông tư hướng dẫn, bổ sung. Nhưng bây giờ theo quy định, chỉ có duy nhất quyết định, không có thông tư chi tiết hướng dẫn nên trong quá trình làm, HĐGSNN phải điều chỉnh cho sát với thực tế", vị giáo sư thành viên HĐGSNN nói.
Hơn 400 ứng viên được đề nghị xét duyệt chức danh GS, PGS năm 2020 So với năm ngoái, số lượng ứng viên được Hội đồng giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm nay giảm chỉ còn 416 ứng viên. Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách 416 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công...