Điều chỉnh giá hơn 1.900 dịch vụ y tế: Người nghèo bớt lo
Từ 15.12, giá hơn 1.900 dịch vụ y tế đã được điều chỉnh tăng trung bình 3,2%. Dự tính đến năm 2020, khi giá dịch vụ y tế tính đúng, tính đủ 7/7 yếu tố cấu thành thì viện phí còn đắt đỏ hơn nữa… Điều này sẽ tác động mạnh lên đời sống người dân nếu như không tham gia bảo hiểm y tế.
Người bị bệnh trọng nếu không tham gia BHYT sẽ dễ khốn đốn về kinh tế. Trong ảnh: Khám chữa bệnh tại BV A Thái Nguyên. Ảnh: D.L
Nhiều người lao đao
Phát hiện bệnh tan máu từ năm 2012, bà Đặng Thị Thanh (65 tuổi, Kiến Xương, Thái Bình) đã phải “nhờ cậy” vào thẻ bảo hiểm y tế (BHYT). Bà cho biết, mỗi tháng bà phải lên Viện Huyết học Truyền máu T.Ư điều trị một lần, mỗi lần tiền điều trị hơn 3 triệu đồng, trong khi bà chỉ là giáo viên về hưu, lương cũng chỉ được hơn 3 triệu đồng.
“Tôi thuộc diện cận nghèo, phải đồng chi trả 5% viện phí, do đó mỗi tháng chỉ phải trả khoảng 200.000 đồng viện phí thôi. Nếu không có BHYT chắc tôi không thể kiên nhẫn điều trị bệnh đến giờ” – bà Thanh nói.
Về việc viện phí sẽ tăng khoảng 3,2%, bà Thanh cho biết, với mức tăng đó, bà chỉ chi trả 5% viện phí tương đương vài chục ngàn đồng, bà không thấy ngại ngần gì. Tuy nhiên, bà Thanh hy vọng, các dịch vụ y tế sẽ mở rộng quyền lợi hơn cho người bị bệnh nặng, đảm bảo đủ thuốc, đủ vật tư để người bệnh không phải mua ngoài, như vậy sẽ giúp họ có hy vọng sống.
“Mỗi tháng tôi phải uống thuốc thải sắt, nhưng đợt vừa rồi Viện hết thuốc mà bệnh của tôi không thể trì hoãn điều trị. Do đó, tôi đã phải bỏ hơn 3 triệu đồng để mua thuốc ở bên ngoài. Nếu thường xuyên như vậy thì tôi sẽ gặp khó khăn” – bà Thanh nói.
Theo ông Nguyễn Tá Tỉnh – Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam), 10 tháng đầu năm 2018, Quỹ BHYT đã thanh toán cho 50 bệnh nhân với số tiền từ 400 triệu đồng đến hơn 4,7 tỷ đồng. Bệnh nhân được chi trả cao nhất là M.H (sinh năm 1984, trú quán xã Trung Thành, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) điều trị tại BV Chợ Rẫy, với số tiền lên đến 4,7 tỷ đồng. Bệnh nhân này mắc bệnh thiếu yếu tố VIII di truyền (Hemophilia A) và tăng tiểu cầu tiên phát.
“Các bệnh nhân được Quỹ BHYT chi trả với số tiền lớn nêu trên thường mắc các bệnh về máu, chủ yếu là bệnh Hemophilia. Nếu không có BHYT mà phải chi số tiền “khủng” như vậy chắc chắn sẽ nhiều người phải tán gia bại sản, rơi vào “bẫy nghèo” của bệnh trọng, thậm chí phải từ bỏ điều trị. Đây chính là ý nghĩa to lớn của BHYT” – ông Tỉnh nói.
Trước đó, trong tháng 7.2018, 40 dịch vụ y tế đã được điều chỉnh giảm giá sau khi BHXH và Bộ Y tế đã khảo sát và nhận định các dịch vụ y tế này chưa tính đúng, tính đủ, tính sát với sử dụng thực tế. Các dịch vụ được điều chỉnh như: Giá khám bệnh, giá ngày giường điều trị, các dịch vụ cận lâm sàng: X-quang, chụp cộng hưởng từ, nội soi tai-mũi-họng, siêu âm, chụp cắt lớp… Trong đó, giá khám chữa bệnh sẽ giảm từ 10 – 20% tùy hạng bệnh viện.
Video đang HOT
Như vậy, với mức tăng viện phí lần này, nhiều dịch vụ y tế cũng “chưa bằng” giá trước tháng 7.2018.
Người nghèo được “bao bọc”
Ông Nguyễn Nam Liên – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế) cho biết, theo quy định hiện nay, giá dịch vụ y tế đang được tính bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương theo mức lương cơ sở. Hiện, mức lương cơ sở được điều chỉnh lên 1.390.000 đồng (từ 1.7.2018) thì giá dịch vụ y tế cũng cần điều chỉnh theo.
Do đó, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 39/2018/TT-BYT quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong một số trường hợp. Khi điều chỉnh theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng thì giá các dịch vụ y tế tăng trung bình 3,2%, riêng giá khám bệnh, ngày giường tăng 11%. Theo đó, giá khám bệnh sẽ tăng từ 3.000-4.000 đồng/lượt khám, tiền giường bệnh tăng từ 20.000-75.000 đồng. Quy định này có hiệu lực từ 15.12.2018.
Việc tăng viện phí là tất yếu, nhưng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến người có BHYT. Vì vậy, người dân cần tham gia BHYT đầy đủ để “bảo hiểm” cho kinh tế của gia đình. Ai biết lúc nào mình phát hiện ra bệnh trọng, bị tai nạn bất ngờ”.
Ông Nguyễn Tá Tỉnh – Trưởng ban Thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam)
Về lo lắng việc điều chỉnh viện phí liên tục sẽ ảnh hưởng đến người nghèo, người khó khăn, ông Liên khẳng định, điều đó sẽ không tác động nhiều. “Chính sách hiện nay của Nhà nước ta, các đối tượng khó khăn như đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo, người sống ở vùng kinh tế khó khăn, biên giới, xã đảo, người già, trẻ em dưới 6 tuổi, người có công với cách mạng… đều đã được ngân sách mua thẻ BHYT. Các đối tượng này, khi đi khám chữa bệnh cũng được BHYT thanh toán 100%. Còn người cận nghèo cũng chỉ phải đồng chi trả 5%, với mức tăng giá viện phí bình quân 3,2% như hiện nay thì mức tác động không nhiều. Với đối tượng bình thường, đồng chi trả 20% thì mức tăng 3,2% cũng khá khiêm tốn” – ông Liên phân tích.
Ngoài ra, ông Liên khẳng định, việc tính đúng, tính đủ của giá viện phí như hiện nay sẽ giúp người dân không phải mua vật tư y tế bên ngoài, do đó, nếu có thẻ BHYT, người dân sẽ được “bảo hiểm” về kinh tế nếu như bị bệnh.
Theo chính sách BHYT như hiện nay, người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên đi khám chữa bệnh đúng tuyến, khi số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa 6 tháng lương cơ sở (hơn 8,3 triệu đồng). Điều này sẽ đảm bảo cho người bệnh không phải chịu gánh nặng quá lớn về tài chính nếu như bị bệnh trọng.
Cùng về vấn đề này, ông Tỉnh cho biết, chính sách BHYT của Nhà nước ta đã “bao bọc” hầu hết các đối tượng nghèo, khó khăn, diện chính sách. Mới đây, Nghị định 146/2018/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 1.12.2018 cũng đã bổ sung thêm nhiều đối tượng được điều chỉnh tăng mức hưởng khi đi khám bệnh BHYT. Cụ thể, như: Đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên: Trước đây, quy định mức hưởng 100%, có áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán đối với thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật, theo quy định mới mức hưởng vẫn là 100% nhưng không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán; Người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng: tăng từ 80% lên 100%.
Ngoài ra, Nghị định số 146 cũng bổ sung thêm 3 nhóm do ngân sách Nhà nước đóng: Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế; Thanh niên xung phong cơ sở miền Nam tham gia kháng chiến giai đoạn 1965-1975; Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được Nhà nước phong tặng có mức thu nhập bình quân hàng tháng thấp hơn mức lương cơ sở.
“Việc tăng viện phí là tất yếu, nhưng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến người có BHYT. Vì vậy, người dân cần tham gia BHYT đầy đủ để “bảo hiểm” cho kinh tế của gia đình. Ai biết lúc nào mình phát hiện ra bệnh trọng, bị tai nạn bất ngờ” -ông Tỉnh nói.
Theo Danviet
Dược phẩm tốt mang đến cuộc sống trọn vẹn
Là công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu đã có mặt tại Việt Nam hơn 20 năm, Abbott đang phát triển hướng tiếp cận độc đáo đáp ứng nhu cầu của từng thị trường, cùng hợp tác với cơ quan hữu quan ở địa phương trong việc cải thiện sức khỏe cộng đồng và giúp mọi người có được cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Trao đổi về vấn đề này, ông Ngô Văn Huy, Tổng Giám đốc ngành hàng Dược phẩm của Abbott tại Việt Nam đã chỉ ra các sản phẩm dược phẩm chất lượng cao, giá thành hợp lý và đáng tin cậy đã tạo nên sự đổi mới đầy ý nghĩa và giúp mọi người sống không chỉ lâu hơn mà còn khỏe mạnh hơn.
Xin ông vui lòng cho biết về mục tiêu và kỳ vọng của Abbott trong ngành hàng dược phẩm tại thị trường Việt Nam?
Ngành dược phẩm của Abbott cung cấp các loại thuốc và dịch vụ y tế giúp điều trị một số tình trạng sức khỏe phổ biến trên thế giới, và thiết lập tiêu chuẩn chung cho các loại thuốc đáng tin cậy, chất lượng cao tại các quốc gia đang phát triển. Sản phẩm của chúng tôi bao gồm một số lĩnh vực trị liệu như tiêu hóa, sức khỏe phụ nữ, tim mạch, hô hấp, hệ thần kinh trung ương, chấn thương và các danh mục thuốc không kê toa.
Tại Việt Nam, nhóm phát triển và đổi mới dược phẩm của chúng tôi đã và đang nỗ lực không ngừng trong các cải tiến về công thức, bao bì và chỉ định để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh nhờ danh mục sản phẩm dành riêng cho mỗi thị trường. Là một phần trong cam kết của mình về việc cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe, chúng tôi cũng thường xuyên hợp tác với các tổ chức y tế địa phương, bệnh nhân và các chuyên gia khoa học đầu ngành để chia sẻ kinh nghiệm về các biện pháp phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị hiện nay, nỗ lực mang đến mọi người cuộc sống mạnh khỏe hơn.
Ngành dược phẩm tại Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ với sự hiện diện của nhiều tên tuổi quốc tế mới cũng như sự mở rộng của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Ông có dự đoán gì về ngành này trong tương lai không?
Cùng với sự thay đổi trong nền kinh tế, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của Việt Nam cũng ngày một tăng lên. Tầng lớp thu nhập trung lưu tăng, dân số già hóa và những sự thay đổi về các chính sách chăm sóc sức khỏe đã làm tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, các san phâm biệt dược gốc đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi đang nỗ lực hết mình để mang nhiều giá trị vượt trội cho bệnh nhân, bác sĩ và các dược sĩ, hơn các đối thủ của mình tại thị trường tiềm năng này. Chiến lược mà chúng tôi sử dụng là tập trung vào việc tăng khả năng tiếp cận cho người bệnh cũng như khách hàng đến với dược phẩm chất lượng cao bằng việc xây dựng danh mục sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của mỗi quốc gia.
Không giống như các công ty dược phẩm độc quyền khác thường tập trung cho các sáng kiến phát hiện phân tử mới, chúng tôi đổi mới mọi thứ trừ phân tử. Chúng tôi xem xét những công nghệ và khoa học mới nhất, cách sử dụng thuốc, phương pháp phân phối, kết hợp liều lượng, chỉ định mới hoặc các giải pháp kỹ thuật số nhằm cải thiện việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân, giúp người bệnh sống tốt hơn. Việc áp dụng những đổi mới liên tục này trong dược phẩm mang lại giá trị cho người bệnh. Dù cách tiếp cận dựa trên hiểu biết về người dùng và thị trường này này vốn đã rất phổ biến trong các ngành khác như ngành hàng tiêu dùng chẳng hạn thì trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe phương pháp này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.
Theo ông, điều gì là nhân tố chính cho những thành công của ngành dược phẩm Abbott tại thị trường Việt Nam?
Thị trường dược phẩm tại Việt Nam đang thay đổi nhanh chóng, đáp ứng được những đổi mới trong vấn đề chăm sóc sức khỏe, sự phát triển kỹ thuật số và truyền thông xã hội. Những sự thay đổi đó đã giúp người Việt trở nên chủ động hơn trong việc quản lý sức khỏe tổng thể của mình, không chỉ bằng cách đặt nhiều câu hỏi hơn với các chuyên gia y tế mà còn bằng cách tự tìm hiểu thông tin qua các phương tiện kỹ thuật số nữa. Tại Abbott, chúng tôi nắm được nhu cầu quan trọng về nguồn thông tin đáng tin cậy và qua đó cung cấp các dịch vụ cả truyền thống và kỹ thuật số giúp hỗ trợ mọi người quản lý tình trạng sức khỏe của mình, có thêm thông tin về nhiều tình trạng sức khỏe khác nhau và định hình phương pháp mà các bác sĩ sẽ trao đổi với bệnh nhân của mình.
Thêm vào đó, chúng tôi cũng đang tập trung vào việc tích hợp các hoạt động kinh doanh với Công ty Dược phẩm Glomed, doanh nghiệp đã được Abbott mua lại vào năm 2016. Điều này là một minh chứng cho cam kết của Abbott nhằm cải thiện khả năng tiếp cận với các loại dược phẩm chất lượng cao với giá thành hợp lý cho bệnh nhân Việt Nam. Trong 2 năm qua, chúng tôi đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng của công ty này để nâng cao năng lực sản xuất tổng thể, đào tạo nhân lực và tăng thông lượng tổng thể có thể đạt được. Những sự thay đổi này đã và đang được thực hiện dựa trên uy tín về chất lượng sản phẩm, chuỗi cung ứng đáng tin cậy và nền tảng về khoa học mang tầm quốc tế của Abbott trong suốt gần 130 năm để ngày càng có nhiều người Việt có thể sống trọn vẹn hơn nhờ có sức khỏe tốt.
Xin ông chia sẻ thêm về định hướng phát triển bộ phận dược phẩm của Abbott tại Việt Nam?
Là một công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu với những công nghệ thay đổi cuộc sống, sứ mệnh của Abbott là giúp mọi người trên thế giới có được cuộc sống tốt nhất có thể nhờ sức khỏe. Trong gần 130 năm qua, Abbott đã cống hiến hết mình để cải thiện cuộc sống của người dân tại hơn 150 quốc gia trên toàn thế giới nhờ việc phát triển công nghệ và các sản phẩm chất lượng cao trải dài trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Chúng tôi cũng cũng đã tích cực phát triển và nuôi dưỡng quan hệ đối tác mạnh mẽ với chính phủ, cơ quan chuyên ngành y tế để giải quyết những ưu tiên về sức khỏe của địa phương cũng như cải thiện chất lượng các giải pháp chăm sóc sức khỏe. Trong ngành dược phẩm, sự thực hiện đúng cam kết được thể hiện bằng việc tiếp tục đưa ra nhiều loại thuốc đáp ứng các giai đoạn sức khỏe khác nhau với các loại dược phẩm dễ tiếp cận hơn danh mục thuốc gốc nhưng giống nhau về chất lượng, hiệu quả và tính an toàn.
Chúng tôi đã đặt sẵn định hướng phát triển trong tương lai là cạnh tranh về giá trị. Bằng cách tạo ra những giải pháp đáp ứng các nhu cầu của người bệnh, chúng tôi mang đến cho mọi người một lý do để tin dùng dược phẩm của công ty mình. Quy mô toàn cầu và sự hiện diên tại địa phương giúp chúng tôi thành công lâu dài tại Việt Nam. Quy mô toàn cầu mang đến một nền tảng vững chắc để chúng tôi duy trì tính cạnh tranh, đặc biệt là trong sản xuất khi mà chúng tôi có thể tăng năng suất ngoài các cơ sở tại địa phương, và cả trong những cải tiến nữa.
Tại Abbott chúng tôi tin rằng khả năng tiếp cận với việc điều trị chất lượng cao, đáng tin cậy là vô cùng cần thiết để giúp mọi người có thể khỏe mạnh hơn, và quay lại làm những điều họ muốn. Chúng tôi tiếp tục tạo ra các giá trị bằng việc mang đến những đổi mới và cải tiến có ý nghĩa, được định hướng bởi nhu cầu của người bệnh. Đó có thể là một loại thuốc mới, bao bì khác biệt hoặc các dịch vụ dựa trên lựa chọn hoặc sở thích của người tiêu dùng.
Xin cảm ơn!
Trần Tú
Theo Dân trí
Khan hiếm nhóm máu phổ biến nhất Việt Nam Nhóm máu O chiếm đến 45% dân số Việt Nam. Trung bình cứ hai bệnh nhân cần truyền máu thì có một bệnh nhân nhóm máu O. Những điều cần biết về hiến máu Hiến máu không chỉ tốt cho những người nhận máu, mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho chính người hiến máu. Theo TS Bạch Quốc Khánh,...