Diễn văn từng cứu mạng tổng thống Mỹ
Cựu tổng thống Theodore Roosevelt mở đầu bài phát biểu trong chiến dịch tái tranh cử ngày 14/10/1912 bằng một câu nói gây chấn động: “Tôi vừa mới bị bắn”.
Khán giả trong khán phòng tại Milwaukee sửng sốt khi Roosevelt cởi cúc áo vest, để lộ chiếc áo sơ mi dính máu. “Cần nhiều hơn thế mới giết được một ‘chú nai sừng tấm’”, ông nói.
Ông thò tay vào túi áo khoác, lấy ra tập diễn văn dày 50 trang bị thủng lỗ. “May mắn thay, tôi để bản thảo bài phát biểu ở đây. Các bạn thấy đấy, tôi đã lên kế hoạch thực hiện một bài phát biểu dài, một viên đạn đã xuyên qua tập giấy này và có lẽ nó đã ngăn viên đạn đi vào tim tôi. Viên đạn giờ vẫn ở trong người tôi. Vì vậy, tôi không thể phát biểu quá dài, nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức”, Roosevelt nói.
Tổng thống Theodore Roosevelt ở New York năm 1907. Ảnh: Underwood Archives.
Theodore Roosevelt là tổng thống thứ 26 của nước Mỹ, cầm quyền năm 1901-1909. Không giành được đề cử của đảng Cộng hòa trong mùa bầu cử năm 1912 (Mỹ khi đó chưa giới hạn tổng thống chỉ được đảm nhiệm hai nhiệm kỳ), Roosevelt lập ra đảng Tiến bộ để tái tranh cử, lấy biểu tượng là con nai sừng tấm. Đảng này giải tán năm 1920.
Hai ngày trước khi Roosevelt bị bắn, tổng biên tập Outlook mô tả ông là “cục pin chứa năng lượng vô tận” và trong 90 phút phát biểu, cựu tổng thống 53 tuổi đã chứng minh điều đó. “Tôi thề với các bạn tôi chẳng quan tâm chút nào đến việc bị bắn, không một chút nào cả”, Roosevelt khẳng định.
Không người nào nghi ngờ lời ông. Mặc dù giọng nói yếu đi và dường như ông thở gấp hơn, Roosevelt vẫn trừng mắt với các trợ lý đầy lo âu bất cứ khi nào họ cầu xin ông ngừng phát biểu hoặc đứng ở gần bục phát biểu để sẵn sàng đỡ nếu ông gục xuống. Chỉ sau khi bài phát biểu hoàn thành, Roosevelt mới đồng ý đến bệnh viện.
Vụ ám sát diễn ra vào 20h, khi Roosevelt lên chiếc ô tô mui trần bên ngoài khách sạn Gilpatrick. Khi ông đứng lên vẫy mũ chào đám đông, John Flammang Schrank, từng làm quản lý một quán rượu, nổ súng từ cách đó khoảng 1,5 m.
Video đang HOT
Một trợ lý của Roosevelt chóng vô hiệu hóa Schrank, ngăn anh ta bắn phát thứ hai. Đám đông giận dữ lao đến đấm đá tay súng. “Hãy giết hắn!”, vài người hét lên. Một nhân chứng kể rằng Roosevelt là người “bình tĩnh nhất trong đám đông cuồng loạn”.
“Đừng đánh anh ta. Đưa anh ta ra đây. Tôi muốn nhìn thấy cậu ta”, Roosevelt nói. Ông hỏi kẻ suýt ám sát mình: “Anh làm thế để làm gì?”. Không nhận được câu trả lời, ông nói: “Thôi bỏ đi, hãy giao anh ta cho cảnh sát”.
Mặc dù không có dấu hiệu chảy máu, cựu tổng thống luồn tay vào bên trong áo khoác và cảm thấy có một lỗ đạn cỡ đồng xu ở bên ngực phải. “Anh ta làm tôi bị thương rồi”, Roosevelt nói với một quan chức đảng.
Roosevelt thường hay đi săn và có kiến thức về giải phẫu học. Ông ho vào tay ba lần và không thấy ra máu, ông kết luận rằng viên đạn đã không xuyên qua phổi. Một bác sĩ đi cùng yêu cầu người lái xe đến thẳng bệnh viện, nhưng Roosevelt đưa ra mệnh lệnh khác: “Đưa tôi đến hội trường phát biểu”.
Tập giấy Theodore Roosevelt đã để trong túi áo khoác. Ảnh: Theodore Roosevelt Collection.
Kết quả chụp X-quang cho thấy viên đạn đã găm vào xương sườn thứ tư bên phải của Roosevelt. Nếu viên đạn chếch lên trên một chút, nó sẽ vào tim ông, nhưng đường đạn đã bị cản lại nhờ chiếc áo khoác dày, chiếc hộp đựng kính bằng thép và bài diễn văn 50 trang gập đôi trong túi áo khoác.
Roosevelt gửi một bức điện cho vợ nói rằng ông “ở trạng thái tuyệt vời” và vết thương “tầm thường, không có gì nghiêm trọng hơn những vết thương mà đàn ông thường gặp phải”. Tuy nhiên, vụ tấn công sau này làm trầm trọng thêm căn bệnh viêm khớp mãn tính của ông.
Hai ứng viên còn lại trong cuộc đua vào Nhà Trắng, William Howard Taft
của đảng Cộng hòa và Woodrow Wilson của đảng Dân chủ, đều đình chỉ chiến dịch tranh cử trong hai tuần, cho đến khi Roosevelt bình phục và nối lại các cuộc vận động. Khi được hỏi vụ ám sát hụt có ảnh hưởng đến chiến dịch tranh cử của ông hay không, Roosevelt trả lời: “Tôi khỏe như một con nai sừng tấm”.
Cuối cùng, Roosevelt bại trước Wilson nhưng xếp trên Taft với 27% phiếu bầu, trở thành ứng viên không thuộc hai chính đảng có số phiếu cao nhất trong lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ.
Các bác sĩ kết luận việc không đụng chạm vào viên đạn sẽ an toàn hơn là cố gắng gắp nó ra. Roosevelt đã mang theo viên đạn trong suốt quãng đời còn lại. Ông từng viết thư cho một người bạn về viên đạn bên trong cơ thể: “Tôi coi nó chỉ như một viên đạn nằm trong túi áo gilê”.
Sau khi mãn nhiệm, Roosevelt đi thám hiểm vùng rừng Amazon trong hai năm và suýt mất mạng vì mắc bệnh nhiệt đới. Khi Thế chiến I nổ ra, ông còn muốn dẫn một đội quân tình nguyện tới tham chiến ở Pháp, nhưng bị từ chối. Ông từng muốn tiếp tục tranh cử vào năm 1920, nhưng sức khỏe dần suy yếu và cựu tổng thống Mỹ qua đời năm 1919.
Trump gọi người biểu tình phá tượng cựu tổng thống là 'súc vật'
Trump lên án nhóm biểu tình kéo đổ tượng hai cựu tổng thống Mỹ Lincoln và Roosevelt ở Portland, yêu cầu bỏ tù "đám súc vật" ngay lập tức.
"Hãy tống đám này vào tù, ngay lập tức. Phe cánh tả cực đoan chỉ biết lợi dụng những 'lãnh đạo' rất ngu ngốc. Như Biden chẳng hạn! Hãy đề cao luật pháp và trật tự", Tổng thống Mỹ Donald Trump đăng lên Twitter hôm 12/10.
Bên dưới dòng tweet của mình, Tổng thống Mỹ dẫn lại những video cho thấy người biểu tình ở thành phố Portland kéo đổ và phá hoại tượng của hai cựu tổng thống Mỹ Abraham Lincoln và Teddy Roosevelt vào đêm 11/10.
Nhóm biểu tình đã dùng dây xích kéo tượng cựu tổng thống Abraham Lincoln khỏi bệ, bôi sơn đỏ tượng trưng cho máu lên tay bức tượng và phun thêm dòng chữ "vùng đất bị đánh cắp".
Cách đó không xa, nhóm người quá khích cũng kéo đổ bức tượng cựu tổng thống Teddy Roosevelt cưỡi ngựa, rồi tưới sơn màu cam lên bức tượng kèm dòng chữ "vùng đất bị đánh cắp". Những kẻ bạo loạn còn xông vào phá phách, đập vỡ cửa kính của Bảo tàng Xã hội Lịch sử Oregon.
Người biểu tình đập phá Bảo tàng Xã hội Lịch sử Oregon ở thành phố Portland hôm 12/10.
"Đấy là những kẻ ngốc ủng hộ Biden. Những kẻ cực đoan Antifa. Hãy giao chúng cho FBI, ngay lúc này", Trump tuyên bố thêm.
Dù được ca ngợi là người chấm dứt chế độ nô lệ, cựu tổng thống Lincoln vẫn bị các nhà sử học bản địa chỉ trích vì chấp thuận chiến dịch quân sự nhằm dập tắt cuộc nổi dậy Sioux của thổ dân ở Minnesota vào năm 1862.
Tướng John Pope, sĩ quan chỉ huy được Lincoln cử đến để khôi phục trật tự, đã cho phép binh sĩ phá hủy các trang trại và nguồn cung cấp thực phẩm của các thổ dân, đồng thời tiến hành các vụ hành quyết không qua xét xử với các chiến binh bản địa.
Cựu tổng thống Roosevelt, một thành viên của đảng Cộng hòa, nắm quyền từ năm 1901 đến năm 1909. Được biết đến với phong thái cởi mở và táo bạo, ông đã thực hiện chính sách đối nội cải cách có tên "Square Deal", mang lại công bằng cho người thu nhập thấp và phá vỡ thế độc quyền thương mại. Về đối ngoại, ông được cho là luôn "phô diễn" sức mạnh của hải quân Mỹ khắp thế giới.
Tuy nhiên, Roosevelt cũng hứng nhiều chỉ trích vì chính sách tàn nhẫn với người Mỹ bản địa. Ông từng tuyên bố người da đỏ "liều lĩnh, hay thù hằn và độc ác" nên bị dồn tới mức gần như tuyệt chủng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump bên ngoài Nhà Trắng hôm 1/10. Ảnh: AFP.
Biểu tình chống phân biệt chủng tộc bùng phát mạnh mẽ ở Mỹ kể từ sau cái chết của người đàn ông da màu George Floyd ở Minneapolis hồi tháng 5. Nhiều kẻ quá khích đã tập trung đập phá các bức tượng lịch sự họ cho là biểu tượng của phân biệt chủng tộc.
Tổng thống Trump nhiều lần lên tiếng chỉ trích các cuộc biểu tình, gọi những người quá khích là kẻ "vô chính phủ", cáo buộc đám đông đang tìm cách phá hoại lịch sử và mạo phạm di tích. Tổng thống hồi cuối tháng 6 thông báo đã ký sắc lệnh hành pháp, kêu gọi bỏ tù những người phá hoại các di tích lịch sử, tượng đài ở Mỹ.
Giấc mộng Nobel Hòa bình của Donald Trump Không có điều gì bất thường khi một lãnh đạo thế giới thắng giải Nobel Hòa bình, nhưng chưa ai thể hiện mong muốn nhận được vinh dự này mãnh liệt như Trump. Trong hơn ba năm qua, Trump đã nhiều lần nêu triển vọng được trao tặng giải thưởng. Năm 2018, khi một phóng viên hỏi liệu ông có thấy mình xứng...