Điện từ loài lươn làm biến đổi gien của ấu trùng cá nhỏ
Trang Interesting Engineering cho biết một nhóm nghiên cứu tại Đại học Nagoya (Nhật Bản) phát hiện lươn điện có thể phóng ra lượng điện đủ để làm biến đổi gien của ấu trùng cá nhỏ.
Lươn điện có thể phóng ra lượng điện đủ để làm biến đổi gien của ấu trùng cá nhỏ
Lươn điện – tên khoa học là Electrophorus electricus – trên thực tế không phải lươn mà thuộc họ cá dao. Chúng sản sinh lượng điện khổng lồ để làm choáng váng con mồi và ngăn cản thú săn mồi.
Loài này là đối tượng nghiên cứu tại Đại học Nagoya. Một nhóm nhà khoa học phát hiện lươn có thể phóng ra lượng điện đạt tới 860 vôn – đủ để làm biến đổi gien của ấu trùng cá nhỏ.
Nghiên cứu do hai Giáo sư Eiichi Hondo và Atsuo Iida dẫn đầu, nhằm mục đích phát triển kỹ thuật chuyển gien bằng điện di: sử dụng điện trường tạo ra các lỗ tạm thời trên màng tế bào, cho phép DNA hoặc protein xâm nhập tế bào đích.
Trong nghiên cứu, họ ngâm ấu trùng cá ngựa vào nước chứa DNA được đánh dấu bằng chất phát quang, sau đó một con lươn điện phóng điện qua máng. Kết quả DNA được đánh dấu xuất hiện ở 5% số ấu trùng – cho thấy lươn có tiềm năng hoạt động như thiết bị điện di.
Nhóm nhà khoa học kết luận dù lươn chủ yếu phóng điện để cảm nhận, săn mồi và tự vệ, nhưng chúng có thể vô tình làm biến đổi gien của sinh vật xung quanh. Giáo sư Iida tin rằng hiện tượng này xảy ra ngoài tự nhiên chứ không chỉ trong môi trường thí nghiệm.
Video đang HOT
Chuyển gien là kỹ thuật khó trong liệu pháp gien, được ứng dụng rộng rãi trong tạo giống cây trồng hoặc vật nuôi kháng bệnh cũng như trong điều trị bệnh (đặc biệt là ung thư).
Loài vật trong suốt như thủy tinh, được ví như báu vật 'vàng trắng'
Tên gọi lươn thủy tinh bắt nguồn từ cơ thể có màu trong suốt. Hiện, lươn thủy tinh đang có nguy cơ bị khai thác quá mức do nhu cầu gia tăng từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản, nơi chúng được coi là đặc sản 'thần dược' giúp tăng cường sinh lý.
Lươn thủy tinh có tên khoa học là Anguilla anguilla. Tên thường gọi là cá chình châu Âu hay lươn Châu Âu.
Về nguồn gốc của loài lươn thủy tinh đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi.
Mốt số chuyên gia cho rằng loài lươn này đã xuất hiện khoảng 60 triệu năm trước, gần đảo Borneo (đảo lớn thứ ba thế giới, thuộc chủ quyền ba nước: Brunei, Indonesia và Malaysia...
Loài lươn này đã thích nghi khi các lục địa trôi dạt, làm thay đổi dòng hải lưu và khoảng cách giữa các khu vực loài này sinh sống và đẻ trứng ngày càng tăng.
Tuy nhiên, các nhà khoa học phương Tây cho rằng loài lươn châu Âu này được sinh ra ở đâu đó trên biển Bắc Đại Tây Dương, gần CuBa. Sau đó, các con non đã bị đưa từ đây đến các vùng biển khác.
Đến năm 2009, các nhà khoa học đã xác định khu vực sinh sản của loài lươn châu Âu nằm ở phía Tây đảo Mariana, cách bờ biển Nhật Bản từ 2.000-3.000km.
Lươn thủy tinh là một loài di cư và có vòng đời khá phức tạp. Đến nay, chúng ta vẫn chưa biết nhiều về cách sinh sản của loài lươn này.
Chúng được sinh ra trên biển rồi di cư vào các vùng nước lợ và nước ngọt ở đất liền như cửa sông, sông, suối, ao, hồ,... để sinh sống và phát triển.
Lươn thủy tinh có thể sống ở vùng nước ngọt từ 5-15 năm, sau đó bơi trở lại biển sinh sản và chết. Lươn thủy tinh chỉ sinh sản một lần trong suốt cuộc đời của nó.
Tại châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản, lươn thủy tinh coi là món ăn đặc sản và giúp tăng cường sinh lý. Chính vì vậy, loài này được săn lùng, có giá đắt đỏ, được ví như "vàng trắng".
Lươn thủy tinh được coi là món ăn đặc sản và giúp tăng cường sinh lý. Lươn thủy tinh bán ở Trung Quốc với giá 5.500 USD/kg (hơn 130 triệu đồng). Còn tại Pháp, một kg lươn thủy tinh có giá 250 Euro. Đây được cho là loài lươn đắt nhất thế giới.
Hiện lươn thủy tinh nằm trong danh sách những loài "cực kỳ nguy cấp" cần bảo vệ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Số lượng lươn thủy tinh những năm gần đây sụt giảm nghiêm trọng, tới 99% trong 30 năm qua.
Nhật Bản nhân giống thành công loài lươn có nguy cơ tuyệt chủng Đại học Kindai (Nhật Bản) đã trở thành cơ sở giáo dục đầu tiên nhân giống thành công loài lươn Nhật trong bối cảnh số lượng lươn trong tự nhiên suy giảm nghiêm trọng. Loài lươn Nhật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. (Nguồn: Kyodo) Đại học Kindai thuộc tỉnh Osaka, miền Tây Nhật Bản, cho biết, đã thành công trong việc...