Điện toán đám mây kết hợp Digital MKT: nền tảng phát triển mạnh mẽ và lâu dài cho doanh nghiệp
Tạo ra trải nghiệm khách hàng tốt nhất để tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng cũng như tỷ lệ mua hàng thông qua các kênh digital là mục tiêu cốt lõi khi doanh nghiệp triển khai Digital Marketing.
Có thể các khách hàng của IKEA đã quen với việc không cần phải đến cửa hiệu để trực tiếp xem đồ nội thất vì ứng dụng của IKEA mô phỏng được không gian trong nhà để họ có thể quyết định xem chiếc sofa nào sẽ hợp sẽ với màu tường nào ngay tại nhà của mình.
Digital marketing hiện đại đã thay đổi hoàn toàn cách thức và thói quen mua hàng của người dùng hôm nay. Việc tích hợp điện toán đám mây có thể nói là đã tạo ra những đổi mới mang tính bước ngoặt cho ngành marketing.
Điện toán đám mây – Môi trường lưu trữ dữ liệu khách hàng, sản phẩm, ứng dụng… không giới hạn
Thúc đẩy, cải tiến dịch vụ hoặc quảng bá sản phẩm trên các kênh digital luôn luôn là một nỗ lực đầy thách thức. Để tiếp cận với khách hàng, các marketer phải tìm hiểu về đối tượng mục tiêu của mình – họ tìm kiếm/cần/mong muốn điều gì – và tiếp sau đó tìm cách quảng bá sản phẩm tối ưu mà không làm phiền hay gây khó chịu cho bất cứ ai.
Trong quá trình này, việc tạo và quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng có thể gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt nếu công ty đang phụ thuộc vào các thiết bị lưu trữ truyền thống. Truy cập thông tin khách hàng thông qua máy vật lý, chẳng hạn như một server (máy chủ tại văn phòng) hoặc máy tính đơn lẻ thường tốn rất nhiều thời gian, chưa kể khả năng xử lý các vấn đề có thể không đảm bảo khi đường truyền gặp sự cố.
Đây là lúc điện toán đám mây phát huy lợi thế độc nhất của mình. Không lưu trữ và truy cập dữ liệu theo cách truyền thống, dịch vụ đám mây cung cấp cho các công ty digital marketing nền tảng “lưu trữ ảo” gần như vô hạn có thể chứa tới hàng tỷ file dữ liệu. Trong khi chi phí khiêm tốn hơn rất nhiều – chỉ tính tiền bằng GB chứ không cần mua máy móc.
Ví dụ kho lưu trữ đám mây Simple Storage do Bizfly Cloud cung cấp không chỉ cho phép lưu trữ mọi loại thông tin khách hàng mà còn chứa được số lượng “khổng lồ” các loại file ảnh, video dung lượng lớn, hay các API có khả năng cung cấp các phân tích web chính xác… Các nhà cung cấp dịch vụ như Bizfly Cloud có thể đáp ứng nhu cầu ở bất kể quy mô doanh nghiệp hoặc cơ sở dữ liệu khách hàng nào.
Cho phép phản hồi tức thì, theo thời gian thực
Phương pháp thử nghiệm và sai số có thể cho thấy hiệu quả trong các lĩnh vực khác, nhưng đối với digital marketing, tốc độ và độ chính xác là yêu cầu cốt yếu trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Video đang HOT
Khách hàng thường cảm tính, và việc “bắt” được cảm xúc đúng lúc đúng chỗ là rất quan trọng. Duy trì một cơ sở hạ tầng công nghệ dạng ảo hóa với hệ thống các máy chủ dự phòng đủ mạnh mẽ cho phép việc giao tiếp, nhận phản hồi và thao tác trên tất cả các kênh trực tuyến theo thời gian thực sẽ không gặp bất cứ gián đoạn nào trong mọi tình huống xấu: nghẽn mạng, lỗi đường truyền, hỏng máy…
Điện toán đám mây cung cấp một môi trường đủ an toàn và bảo mật để các marketer triển khai mọi hoạt động truyền thông từ đơn giản tới phức tạp một cách tức thì.
Công nghệ triển khai nhanh chóng và an toàn
Digital Marketing là một tập hợp rất nhiều các dịch vụ và kỹ thuật marketing khác nhau – email marketing, quảng cáo trực tuyến, phân tích website, PR marketing trực tuyến. Tất cả những dịch vụ/kỹ thuật này đều nhằm xác định nhu cầu của khách hàng và tất nhiên tìm ra những cách tốt nhất để đáp ứng các nhu cầu đó. Quá trình này thực sự không hề dễ dàng, đòi hỏi sự siêng năng và trên hết là sự kiên nhẫn.
Và yếu tố thực sự định hình lại bối cảnh digital marketing chính là khả năng triển khai. Trong vòng vài phút, doanh nghiệp có thể ngay lập tức truy cập vào một loạt các công cụ marketing tiên tiến, mạnh mẽ để đẩy nhanh hiệu quả công việc. Từ đó cho phép doanh nghiệp đầu tư nhiều thời gian và nguồn lực hơn vào việc làm hài lòng khách hàng. Hơn nữa, dịch vụ đám mây cũng cung cấp các phân tích, cập nhật thường xuyên, những lo lắng về nền tảng hoạt động không đạt mức tối ưu hoàn toàn được loại bỏ.
Điện toán đám mây cũng hỗ trợ digital marketing tận dụng những lợi thế từ AI và Machine Learning, đặc biệt là về mặt quản lý dữ liệu. Hơn nữa, điện toán đám mây cũng đảm bảo an toàn hơn rất nhiều trong các nguy cơ bị hack và mất dữ liệu, so với các phương pháp lưu trữ dữ liệu truyền thống.
Bizfly Cloud – Nhà cung cấp đa dịch vụ đám mây với chi phí tối ưu nhất – được vận hành bởi VCCorp – Công ty tiên phong trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ tại Việt Nam.
Không chỉ sở hữu bộ giải pháp đám mây đa dạng với gần 20 sản phẩm: Cloud Server, CDN, Load Balancer…, Bizfly Cloud còn nằm trong hệ sinh thái công nghệ Bizfly gồm hàng chục giải pháp marketing, automation tiện ích như: chatbot miễn phí trọn đời, bot bán hàng tự động, email marketing… Doanh nghiệp có thể dễ dàng tích hợp thêm công cụ cho bất cứ nhu cầu phát sinh nào chỉ sau vài cú click, giúp việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, toàn diện hơn bao giờ hết.
Bizfly Cloud hiện là đối tác uy tín của nhiều đơn vị lớn như VTV, Vingroup, Đất Xanh Miền Bắc, Thu Cúc, Ahamove, VNtrip…
An ninh mạng - yếu tố then chốt trong chuyển đổi số
Việc thiết lập môi trường an toàn, an ninh mạng được các chuyên gia đánh giá là điều kiện cơ bản để thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia.
Tại Việt Nam, năm 2020 được coi là năm chuyển đổi số quốc gia, trong đó thúc đẩy các tổ chức, doanh nghiệp triển khai hạ tầng, nền tảng, sản phẩm, dịch vụ áp dụng các công nghệ tiên tiến như dữ liệu lớn, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật... Do đó, sự kiện Ngày An toàn thông tin Việt Nam, diễn ra ngày 2/12 tại Hà Nội, tập trung bàn về vấn đề an toàn, an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số.
"Cường quốc an ninh mạng cũng như cường quốc quân sự. Công nghiệp an ninh mạng cũng như công nghiệp quốc phòng. Việt Nam thịnh vượng trên không gian mạng thì cũng phải biết bảo vệ mình trên không gian mạng. Sứ mệnh của an toàn, an ninh mạng Việt Nam là bảo vệ sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng", Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh tại sự kiện.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng.
Theo Bộ trưởng, Việt Nam hiện làm chủ 90% hệ sinh thái các sản phẩm an toàn an ninh mạng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước. Dự kiến đến đầu năm 2021, Việt Nam sẽ làm chủ 100% các dịch vụ này.
"Chuyển đổi số là công cuộc toàn dân và toàn diện. Ứng dụng số sẽ là phổ cập. Bởi vậy, đảm bảo an toàn, an ninh mạng cũng phải được phổ cập", người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông nói.
Đại diện Viettel cho rằng việc không chuẩn bị tốt về an toàn thông tin dẫn đến tình trạng e dè, không dám đưa thông tin lên mạng. Do vậy, an toàn thông tin phải là yếu tố then chốt, đi cùng với chuyển đổi số, "nhúng vào chuyển đổi số".
Bảo mật cho 5G
Một trong những trụ cột quan trọng của chuyển đổi số là phát triển hạ tầng số quốc gia, như hạ tầng viễn thông băng rộng 5G, cáp quang và hạ tầng điện toán đám mây.
Mạng 5G cung cấp kết nối độ trễ thấp để điều khiển từ xa các phương tiện không người lái trên mặt đất và trên không, nền tảng robot, chăm sóc sức khỏe và cơ sở hạ tầng quan trọng, như điện, nước, khí đốt, giao thông...
"Do đó, bất kỳ sự cố hệ thống mang 5G nào xảy ra đều có thể gây tác hại nghiêm trọng", ông David Soldani, chuyên gia về an ninh mạng của Huawei, khuyến cáo.
5G là công nghệ không thể thiếu trong chuyển đổi số. Tuy nhiên, với độ trễ thấp, 5G có thể tạo điều kiện cho hacker tấn công nhanh vào các thiết bị IoT thông qua bo mạch đơn giản hay USB cắm trực tiếp vào hệ thống để cài đặt.
Theo ông Soldani, bảo mật 5G đòi hỏi sự hợp tác về tiêu chuẩn, thiết bị và việc triển khai. Để giảm thiểu rủi ro an ninh mạng, các nhà cung cấp phải ưu tiên an ninh mạng một cách đầy đủ, có trách nhiệm đánh giá rủi ro và thực hiện các biện pháp thích hợp để đảm bảo tuân thủ bảo mật.
5 nền tảng đám mây đáp ứng tiêu chuẩn
Nhằm đẩy nhanh việc phát triển các nền tảng đám mây, từ tháng 4, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành bộ tiêu chí, chỉ tiêu kỹ thuật để đánh giá các giải pháp đám mây.
Các doanh nghiệp nhận chứng nhận nền tảng điện toán đám mây.
Tại sự kiện Ngày An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông trao chứng nhận cho 5 nền tảng đám mây "Make in Vietnam" đầu tiên đáp ứng các yêu cầu an toàn thông tin phục vụ chính phủ điện tử và chính quyền điện tử, gồm Viettel, VNG, CMC, VNPT và VCCorp. Ông Vũ Minh Trí, Giám đốc VNG Cloud chia sẻ: "Khi các doanh nghiệp chuyển đổi số, phần lớn gặp vấn đề trong việc lựa chọn dịch vụ đám mây đáp ứng đầy đủ nhu cầu về công nghệ hiện đại và tuân thủ an toàn thông tin mạng cũng như Luật An ninh mạng của Việt Nam. Việc được trao chứng nhận là một trong những yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp giải quyết những nhu cầu cấp thiết trên".
Trong khi đó, ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch Hiệp hội An toàn thông tin VNISA, nhấn mạnh tầm quan trọng của các sản phẩm Make in Vietnam. "Năng lực bảo đảm an toàn thông tin của đất nước phải được dựa trên nền tảng quan trọng là các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp trong hệ sinh thái an toàn thông tin, do các doanh nghiệp Việt Nam làm chủ", ông Hưng nói.
Ngày An toàn thông tin Việt Nam, sự kiện thường niên của VNISA, năm nay được tổ chức theo mô hình trực tiếp kết hợp trực tuyến, với hơn 1.500 khách tham dự.
Triển khai nhanh nền tảng doanh nghiệp số với mô hình giải pháp cơ bản Kỉ nguyên của các hệ thống vật lý cồng kềnh đang suy thoái, thay vào đó thế giới đang dịch chuyển dần sang các dịch vụ trên đám mây, để cải thiện tối đa quy trình làm việc, tiết kiệm chi phí và đảm bảo đáp ứng tăng trưởng liên tục. Tuy nhiên, để đạt được những lợi ích như vậy cần biết...