Điện Kremlin phản ứng trước đoạn ghi âm về kế hoạch tấn công cầu Crimea của Đức
Người phát ngôn Điện Kremlin cho hay đoạn ghi âm bị rò rỉ bàn về kế hoạch tấn công cầu Crimea của quan chức quân sự Đức là bằng chứng cho thấy phương Tây và cụ thể là Đức theo đuổi một chính sách thù địch đối với Nga.
Một phần cây cầu Crimea. Ảnh: Sputnik
Theo kênh truyền hình RT, phát biểu trước các phóng viên ngày 4/3, người phát ngôn Dmitry Peskov nhấn mạnh thực tế các quan chức Đức đã thảo luận về các cuộc tấn công vào cầu Crimea, đồng thời lưu ý Moskva đã triệu tập đại sứ Đức tại Nga, Alexander Graf Lambsdorff, để phản đối nội dung được đề cập trong đoạn ghi âm.
Nội dung của đoạn ghi âm cho thấy cuộc thảo luận của các sĩ quan cấp cao Đức về khả năng Ukraine sẽ tấn công một số mục tiêu ở Crimea bằng tên lửa Taurus do Đức sản xuất.
Người phát ngôn Điện Kremlin tiếp tục nhấn mạnh kế hoạch tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga đang được thảo luận cụ thể. Ông tuyên bố Nga mong đợi được biết kết quả cuộc điều tra vụ việc do Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố trước đó.
Ông Peskov nhận định cả kịch bản quân đội Đức thảo luận vấn đề đó một cách riêng rẽ hay nó được thảo luận cùng với chính sách đối ngoại của Đức đều “rất tệ”. “Chúng một lần nữa khẳng định sự dính líu trực tiếp của phương Tây trong xung đột xoay quanh Ukraine”, ông Peskov nói.
Ngày 2/3, Bộ Quốc phòng Đức xác nhận đang tiến hành rà soát xem liệu thông tin về hội nghị trực tuyến bí mật của lực lượng không quân nước này về xung đột Nga-Ukraine có bị nghe lén hay không, sau khi đoạn ghi âm về hội nghị bất ngờ được đăng trên mạng xã hội cùng ngày.
Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng Đức, dù chưa thể xác nhận tính xác thực của đoạn ghi âm, tuy nhiên Văn phòng Phản gián quân sự Liên bang vẫn đang điều tra xem liệu thông tin liên lạc trong khu vực không quân có bị nghe lén hay không và có khả năng đoạn ghi âm đã bị thay đổi.
Video đang HOT
Phát biểu với báo giới trong chuyến thăm Italy, Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định vụ việc này là “rất nghiêm trọng”, và cần phải được điều tra kĩ càng và nhanh chóng.
Trước đó cùng ngày, người đứng đầu kênh RT của Nga, nữ nhà báo Margarita Simonyan đã đăng một đoạn ghi âm dài 38 phút lên kênh Telegram, khẳng định nội dung đoạn ghi âm cho thấy các sĩ quan Đức đang thảo luận cách thức tấn công cây cầu kết nối giữa Crimea và Nga.
Đoạn ghi âm bị rò rỉ về vụ tấn công cầu Crimea có thể khắc sâu rạn nứt trong NATO
Nhật báo Phố Wall (WSJ) cho rằng vụ rò rỉ đoạn ghi âm nêu rõ kế hoạch Quân đội Đức giúp Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa để tấn công cầu Crimea có thể khắc sâu rạn nứt giữa Berlin và các đồng minh NATO.
Sự kiện công bố Tuyên bố chung ủng hộ Ukraine trong Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius vào ngày 12/7/2023. Ảnh: AFP
Trước đó, hôm 1/3, bà Margarita Simonyan, Tổng biên tập đài truyền hình RT (Nga), đã công bố bản ghi bằng tiếng Nga về cuộc trò chuyện được cho là giữa một số sĩ quan cấp cao của Không quân Đức. Bà tuyên bố đã lấy được đoạn ghi âm từ các quan chức an ninh Nga.
Theo bản ghi âm, các quan chức Đức đang thảo luận về chi tiết hoạt động và nhắm mục tiêu của tên lửa tầm xa Taurus. Họ tranh luận về việc có nên gửi loại vũ khí này tới Ukraine hay không và bàn thảo cách phủ nhận sao cho hợp lý nếu Ukraine sử dụng vũ khí này để tấn công cầu Crimea có tầm quan trọng chiến lược.
Dẫn lời các quan chức Đức, WSJ đưa tin cuộc thảo luận này đã được xác thực. Theo nguồn tin, cuộc thảo luận diễn ra trên nền tảng trực tuyến không được mã hóa, WebEx. Trong đó, một sĩ quan được cho là đã gọi điện từ một phòng khách sạn ở Singapore.
Quan chức Đức thường sử dụng WebEx - ứng dụng nhắn tin và gọi hội nghị trực tuyến - để thảo luận về các vấn đề nhạy cảm. Một nguồn tin của WSJ cho biết vụ rò rỉ này sẽ là "lời cảnh tỉnh" đối với Berlin.
Ngoài việc sử dụng tên lửa Taurus, quan chức Đức được cho là còn đề cập đến sự hiện diện của binh sĩ nước ngoài ở Ukraine để giúp Kiev vận hành vũ khí do phương Tây cung cấp.
Trước đó, các quan chức Nga từng nói rằng sự hiện diện của quân nhân phương Tây ở Ukraine "không phải là điều bí mật".
WSJ mô tả đoạn ghi âm này là "một chiến thắng về mặt thông tin của Điện Kremlin". Nguồn tin nhận định vụ việc có thể khắc sâu căng thẳng trong mối quan hệ giữa Đức và các đồng minh NATO. Tờ báo cho biết thêm điều đó cũng khiến việc chuyển giao tên lửa Taurus cho Ukraine trong tương lai ít có khả năng xảy ra.
Dẫn một số nguồn tin, tờ Nhật báo Đức Frankfurter Allgemeine Zeitung đưa tin hôm 3/3 rằng Thủ tướng Đức Olaf Scholz vẫn phản đối việc gửi tên lửa Taurus tới Kiev, cảnh báo điều này có thể khiến xung đột leo thang hơn nữa.
Đoạn ghi âm bị rò rỉ đã gây xôn xao ở Nga trong bối cảnh Moskva liên tục lên án việc phương Tây chuyển giao vũ khí cho Ukraine, cho rằng chúng chỉ kéo dài cuộc xung đột và khiến các quốc gia NATO trở thành bên trực tiếp tham gia chiến sự.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova yêu cầu Berlin giải thích về đoạn ghi âm bị rò rỉ.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nói: "Đức một lần nữa trở thành kẻ thù không đội trời chung của chúng ta".
Về phần mình, Bộ Quốc phòng Đức xác nhận cuộc trò chuyện thực sự đã bị can thiệp. Tờ Bild am Sonntag của Đức tiết lộ chính phủ nước này hy vọng sẽ tìm ra nguyên nhân vụ rò rỉ đoạn ghi âm trong vài ngày tới và sau đó quyết định các biện pháp thích hợp. Thủ tướng Scholz dự định thảo luận các biện pháp tiềm năng với Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius.
Máy bay chiến đấu Rafal của Không quân Đức. Ảnh: AFP
Liên quan đến sự việc, hãng thông tấn Tass dẫn lời ông Alexander Rahr, nhà phân tích chính trị người Đức, cho rằng Anh và Pháp có thể đứng sau vụ rò rỉ đoạn ghi âm trên.
"Tất nhiên, đó có thể là một chiến thắng hoặc thành công của các cơ quan đặc biệt của Nga, những người đã lắng nghe cuộc trò chuyện này, không thể loại trừ, nhưng có một phiên bản khác mà tôi đã nghe ở Đức", ông Rahr lập luận.
Theo ông Rahr,, vụ rò rỉ này có thể do Anh và Pháp sắp đặt để trả đũa Thủ tướng Đức vì quan điểm của ông về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Để chứng minh đoạn ghi âm là xác thực, ông Rahr cũng chỉ ra thực tế rằng cuộc thảo luận bị nghe lén tập trung vào những rủi ro mà Đức sẽ phải đối mặt trong một cuộc xung đột quân sự trực tiếp với Nga, trong khi khả năng tấn công cầu Crimea sẽ mất ít thời gian hơn.
Trước đó, Thủ tướng Đức đã tuyên bố rõ ràng rằng Berlin sẽ không can thiệp hoặc xung đột trực tiếp với Nga. Berlin cũng sẽ không chuyển tên lửa Taurus hoặc bất kỳ loại tên lửa nào có thể tấn công vào lãnh thổ Nga.
Ông Rahr cũng nhận định nội dung cuộc gọi bị rò rỉ cho thấy sự đấu tranh nội bộ ở châu Âu về lập trường của Đức trong cuộc xung đột ở Ukraine. Theo nhà phân tích này, những tuyên bố gần đây của Thủ tướng Scholz đã chấm dứt khả năng quân đội Đức có thể tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine.
Phản ứng của Nga và Đức trước thông tin rò rỉ về vụ tấn công cầu Crimea Trong khi Nga tìm kiếm lời giải thích, Bộ Quốc phòng Đức quyết định mở cuộc điều tra vụ rò rỉ thông tin về vụ tấn công cầu Crimea với lo ngại rằng Nga có thể đã theo dõi các tướng lĩnh Không quân (Luftwaffe). Khói bốc lên ngùn ngụt từ hiện trường vụ nổ trên cây cầu nối với bán đảo Crimea...