Điện Kremlin chỉ rõ vấn đề ’sinh tử’ đối với Nga
Điện Kremlin cảnh báo việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương ( NATO) mở rộng quy mô kết nạp thêm các quốc gia thành viên từng thuộc Liên Xô trước đây là vấn đề “sinh tử” đối với Nga.
Trụ sở Liên minh NATO ở Brussels, Bỉ. Ảnh: Reuters
Theo đài RT (Nga), ngày 26/12, phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đã nhắc lại lập trường của Moskva về việc NATO mở rộng quy mô về phía đông. Ông Peskov cho rằng việc các quốc gia thuộc Liên Xô trước đây gia nhập liên minh quân sự này hoàn toàn là điều không thể chấp nhận được đối với Nga.
“Việc NATO mở rộng số lượng thành viên cho phép các quốc gia như Ukraine, hay những nước từng thuộc Liên Xô tham gia thực sự là một vấn đề sống còn đối với chúng tôi”, ông Peskov nhấn mạnh.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Peskov bày tỏ hy vọng rằng vụ thử tên lửa siêu vượt âm gần đây của Nga sẽ góp phần giúp ích cho những đề xuất của Moskva về một cơ cấu an ninh mới, toàn diện hơn ở châu Âu “có sức thuyết phục” hơn đối với phương Tây.
Vào đầu tháng này, Tổng thống Vladimir Putin cũng đã đề xuất một thỏa thuận đảm bảo an ninh toàn diện giữa Nga và phương Tây. Đề xuất này đã được soạn thảo thành 2 bản dự thảo, một bản được gửi cho Mỹ và một bản cho toàn khối NATO. Theo đó, Nga đề xuất ký một thỏa thuận để ngăn NATO mở rộng về phía đông.
Nga khẳng định thỏa thuận trên phải được đưa ra dưới dạng văn bản, có tính ràng buộc pháp lý. Ông Peskov nói: “Trong hơn hai thập kỷ qua, chúng tôi đã liên tục bị lừa dối, và kết quả của sự lừa dối này là chúng tôi đã rơi vào tình huống an ninh của chúng tôi đang bị đe dọa”.
Video đang HOT
Nếu đề xuất đảm bảo an ninh bị phương Tây phớt lờ, Nga sẽ đáp trả bằng những phản ứng “quân sự và kỹ thuật” đối với sự mở rộng của NATO. Hôm 24/12, Nga đã tiến hành thành công vụ thử tên lửa siêu vượt âm Zircon mới trên biển. Ông Peskov khẳng định vụ phóng tên lửa này được coi là một thông điệp gửi phương Tây, bày tỏ hy vọng rằng vụ phóng sẽ giúp những lời kêu gọi của Nga về một thỏa thuận an ninh toàn diện trở nên “thuyết phục hơn”.
“Hy vọng rằng theo cách này, các công hàm ngoại giao sẽ trở nên thuyết phục hơn”, ông Peskov nói.
Về phần mình, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng khối này đang duy trì một “chính sách mở cửa”, có nghĩa là Ukraine và các quốc gia khác đều được tự do gia nhập khối nếu họ đáp ứng các tiêu chí nhất định.
Bất chấp những căng thẳng xung quanh Ukraine, Nga và NATO đều bày tỏ mong muốn sẵn sàng tiếp tục đối thoại. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết hai bên đang làm việc để thiết lập một cuộc gặp giữa Hội đồng Nga và NATO. Hãng thông tấn Deutsche Presse-Agentur của Đức hôm 26/12 cũng đưa tin rằng ông Stoltenberg muốn cuộc gặp diễn ra vào ngày 12/1/2022.
Mỹ cảnh báo áp lệnh trừng phạt "chưa từng có" với Nga
Phó Tổng thống Mỹ cảnh báo Washington và các đồng minh đã chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan tới vấn đề Ukraine.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (Ảnh: AFP).
"Chúng tôi đang làm việc với các đồng minh và chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để đưa ra các lệnh trừng phạt mà họ chưa từng thấy trước đây", Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris nói trong cuộc phỏng vấn với CBS hôm 26/12.
Trả lời câu hỏi về khả năng nổ ra một cuộc chiến tranh nóng ở châu Âu trong những tuần tới, bà Harris cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đang có "các cuộc đối thoại trực tiếp" với Nga.
"Chúng tôi đang có những cuộc đối thoại trực tiếp với Nga. Tổng thống Biden gần đây đã gặp (Tổng thống Nga) Putin, và chúng tôi đã tuyên bố rất rõ ràng rằng Nga không nên xâm phạm chủ quyền của Ukraine, rằng chúng tôi ủng hộ sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine", bà Harris nói thêm.
Khi được hỏi liệu Mỹ có trừng phạt "trực tiếp" Tổng thống Putin không, bà Harris cho biết: "Tôi sẽ không nói về các biện pháp trừng phạt cụ thể, nhưng chúng tôi đã nói rõ điều đó với ông ấy và chúng tôi đã trao đổi trực tiếp. Chúng tôi cũng đang làm việc rất chặt chẽ với các đồng minh của mình. Một lần nữa, chúng ta hãy sử dụng vấn đề này như một ví dụ cho thấy tầm quan trọng của sức mạnh từ các mối quan hệ đó".
Theo người phỏng vấn, trước đây Mỹ và các đồng minh từng áp lệnh trừng phạt với Nga, nhưng vẫn không ngăn cản được Nga hành động. Đáp lại, Phó Tổng thống Mỹ cho biết: "Tôi nhắc lại rằng các biện pháp trừng phạt mà chúng tôi đang nói đến là những biện pháp trừng phạt mà chúng tôi chưa từng đưa ra trước đây".
Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Nga điều quân ồ ạt đến khu vực biên giới với Ukraine để chuẩn bị cho hành động quân sự nhằm vào nước này. Đáp lại, Nga tuyên bố họ có thể tự do di chuyển lực lượng đến bất cứ đâu trong lãnh thổ của mình và yêu cầu NATO đảm bảo an ninh.
Ngày 17/12, Nga đã công bố các đề xuất về đảm bảo an ninh chung với Mỹ và NATO. Một văn bản có tên gọi "Hiệp ước giữa Mỹ và Liên bang Nga về đảm bảo an ninh", kêu gọi các cam kết ràng buộc về mặt pháp lý giữa 2 quốc gia về việc không triển khai lực lượng và binh lính, khí tài quân sự ở những khu vực mà họ có thể được coi là mối đe dọa đối với nước khác.
Văn bản trên kêu gọi Mỹ không tiếp tục mở rộng NATO về hướng đông và dừng việc hợp tác quân sự với các nước hậu Liên Xô (trừ các nước đã là thành viên của liên minh).
Đề xuất thứ 2 về đảm bảo an ninh giữa Nga và NATO cũng có những hạng mục tương tự, kêu gọi NATO dừng mở rộng và ngăn kết nạp Ukraine vào khối.
"Chúng tôi muốn mọi người ở Nga và Ukraine cũng như người dân ở châu Âu và Mỹ hiểu rõ quan điểm của chúng tôi, những gì chúng tôi muốn đạt được với các cuộc đàm phán này. Tôi không thấy điều đó có gì sai trái", Tổng thống Putin nói.
Trong cuộc phỏng vấn ngày 26/10, Tổng thống Putin cảnh báo Mỹ và đồng minh đã dồn Nga vào một vị trí mà họ không còn đường lùi.
Điện Kremlin nêu rõ vấn đề "sống còn" của Nga Việc các nước Liên Xô cũ gia nhập NATO là vấn đề "sống còn" và là điều không thể chấp nhận được đối với Nga, Điện Kremlin cho biết. Việc NATO mở rộng về phía đông bị coi là mối đe dọa với Nga (Ảnh minh họa: TRT). "Việc NATO mở rộng đến Ukraine và các nước khác thuộc Liên Xô cũ thực...