Điện Biên linh hoạt các biện pháp dạy học mùa dịch
Cũng như học sinh nhiều tỉnh, thành phố cả nước, sau kỳ nghỉ dài dịp Tết Nguyên đán và nghỉ học phòng, chống dịch Covid-19, hôm qua, 22-2, hơn 200 nghìn học sinh các cấp tại các cơ sở giáo dục trong tỉnh Điện Biên bắt đầu đi học trở lại.
Thực hiện nghiêm quy định phòng dịch, 100% học sinh Trường PTDT bán trú – THCS Phì Nhừ đều đeo khẩu trang trong giờ học.
Để bảo đảm an toàn cho học sinh khi đến trường, đồng thời thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch theo từng địa bàn vùng, miền, ban giám hiệu các trường học ở Điện Biên đã linh hoạt áp dụng các biện pháp phòng dịch sao cho hiệu quả, phù hợp.
Tách khối giờ tan trường
Thành phố Điện Biên Phủ là địa bàn có số nhiều trường học và đông học sinh nhất trong số 10 huyện, thị xã trong toàn tỉnh Điện Biên. Theo đúng lịch học trở lại do UBND tỉnh Điện Biên ấn định, sáng 22-2, hơn 20 nghìn học sinh của 53 trường trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ đã đến trường. Để bảo đảm các biện pháp phòng dịch hiệu quả, hầu hết ban giám hiệu các trường thuộc địa bàn thành phố Điện Biên Phủ đều điều chỉnh thời gian dạy – học; thời gian tan trường và thời gian thực hiện các hoạt động khác.
Tại Trường tiểu học Hà Nội – Điện Biên Phủ, thời gian bắt đầu buổi học sáng được lùi lại đến 7 giờ 30 phút thay cho trước là 7 giờ 15 phút; giờ tan học thì được điều chỉnh theo từng khối lớp. Theo đó, các khối 1, 2 sẽ tan học vào lúc 10 giờ 20 phút; khối 3, 4 tan học lúc 10 giờ 30 phút và khối 5 tan học sau khối 3 và khối 4 là 10 phút.
Buổi chiều, học sinh Trường tiểu học Hà Nội – Điện Biên Phủ sẽ vào học lúc 14 giờ 15 phút chứ không phải là 14 giờ như khi chưa có dịch. Giờ tan học cũng chia làm ba đợt khác nhau theo các khối 1, 2; khối 3, 4 và khối 5, bắt đầu từ 16 giờ 20 phút cho đến 16 giờ 40 phút, lần lượt học sinh các khối sẽ ra về với quy định mỗi đợt cách nhau 10 phút.
Video đang HOT
Cô Nguyễn Thị Hồng Hoàn, Hiệu trưởng Trường tiểu học Hà Nội – Điện Biên Phủ cho biết, điều chỉnh thời gian học và thời gian tan học chệch giờ các trường, giờ đi làm của cán bộ công nhân viên và giờ chênh cho các khối trong trường nhằm hạn chế học sinh đồng loạt ra cùng thời điểm, hạn chế để học sinh không tiếp xúc đông người.
Với Trường tiểu học Him Lam (thành phố Điện Biên Phủ) các biện pháp phòng, chống dịch được thực hiện khá linh hoạt, đan xen. Cô giáo Đinh Thị Thanh Nhàn, Hiệu trưởng Trường tiểu học Him Lam, cho biết, trong suốt thời gian học tại trường, nhà trường sẽ không tổ chức các hoạt động ngoài trời; thay vào đó, giờ ra chơi chỉ trong phạm vi từng lớp. Trước khi vào cổng trường, toàn bộ học sinh được đo thân nhiệt, giãn cách và sát khuẩn tay.
Đối với cấp học mầm non theo chỉ đạo từ UBND tỉnh Điện Biên và Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên, 100% trường mầm non thành phố không tổ chức nấu ăn bán trú nên ban giám hiệu các trường đã chủ động thông tin giờ đón, trả trẻ đến phụ huynh để phụ huynh chủ động đưa đón con em mình.
Việc các trường mầm non không tổ chức nấu ăn cũng phần nào ảnh hưởng tới sĩ số học sinh bậc này. Như trao đổi của cô Lê Thị Hồng, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Điện Biên Phủ thì ngày đầu học trở lại (22-2), bậc tiểu học, THCS đều bảo đảm 100% học sinh song bậc mầm non tỷ lệ này thấp hơn, khiến sĩ số chung toàn thành phố chỉ đạt hơn 80% học sinh đến trường.
Miền núi điều chỉnh lệch giờ ăn bán trú
Tại các trường có học sinh ở bán trú thì công tác phòng, chống dịch trong học tập, sinh hoạt cho học sinh đòi hỏi khó khăn hơn. Bởi ngoài tuân thủ các quy định giãn cách trên lớp, học tập, với các trường có học sinh bán trú trên địa bàn toàn tỉnh Điện Biên còn phải bảo đảm giãn cách cho học sinh tại bếp ăn tập thể và các sinh hoạt ngoài giờ trên lớp.
Song sẵn kinh nghiệm từ lần chống dịch năm 2020 và có hướng dẫn cụ thể từ Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên, ban giám hiệu các trường có học sinh bán trú đều khá yên tâm khi đồng thời triển khai dạy học, chăm sóc bữa ăn cho học sinh.
Là huyện biên giới, miền núi có khá đông trường (hơn 40 trường) tổ chức nấu ăn cho học sinh, thế nhưng khi được hỏi thì ban giám hiệu các trường bán trú ở huyện Nậm Pồ đều cho biết, không khó khăn lắm. Bởi 100% trường bán trú đều bố trí giờ ăn của học sinh chia thành nhiều ca, đảm bảo giãn cách 2m giữa học sinh và bảo đảm học sinh hạn chế tiếp xúc đông người.
Thầy Nguyễn Văn Tiếp, Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo Nậm Pồ, cho biết, 100% số trường có học sinh bán trú trong toàn huyện đều tổ chức nấu ăn cho học sinh từ chiều 21-2, tuân thủ theo đúng quy định giãn cách. Giờ ăn theo ca do các trường chủ động và thông báo cụ thể đến từng khối, lớp để học sinh, giáo viên dễ thực hiện. Để bảo đảm khoảng cách an toàn, một số trường có đông học sinh bán trú, như: Nà Hỳ, Vàng Đán, Nà Khoa… đã bố trí cho học sinh ăn tại nhà ăn và ngay tại lớp học.
Chung cách làm như huyện Nậm Pồ, trao đổi với lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện: Điện Biên Đông, Tủa Chùa, Mường Nhé… được biết, thực hiện giãn cách cho học sinh bán trú đều được các trường huyện vùng cao thực hiện nghiêm cho dù các địa phương này chưa ghi nhận trường hợp nào dương tính với Covid-19.
Đánh giá ý thức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 ở cơ sở, ông Nguyễn Văn Kiên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên, cho biết, quan điểm chỉ đạo chung thì Sở đã có văn bản hướng dẫn chi tiết cách thức thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo từng trạng thái cụ thể, thí dụ: khi học sinh tạm nghỉ phòng dịch thì ban giám hiệu các trường vẫn phải tổ chức cập nhật thông tin, tình hình sức khỏe học sinh; tổ chức phun khử khuẩn toàn bộ khuân viên các trường học. Trong trường hợp học sinh đi học trở lại thì phân thành các nhóm biện pháp để không chỉ giáo viên mà học sinh cũng dễ thực hiện…
Qua xem xét báo cáo từ các phòng và kiểm tra thực tế một vài điểm trường, Sở nhận thấy, các cơ sở giáo dục đều thực hiện nghiêm các biện pháp; đặc biệt với các trường có học sinh bán trú đã tổ chức nấu ăn, bảo đảm đúng khoảng cách cho học sinh khi trên lớp và trong giờ ăn tập thể. Khi thực hiện nấu ăn cho học sinh, các đơn vị trường học phối hợp cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy định phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm an toàn thực phẩm theo hướng dẫn tại văn bản số 964/ATTP-NĐTT ngày 23-4-2020 của Cục An toàn thực phẩm về hướng dẫn bảo đảm an toàn thực phẩm trong phòng, chống dịch Covid-19 đối với bếp ăn cơ sở giáo dục.
Phòng chống rét cho học sinh vùng biên giới cực Tây
Thời gian qua, các đợt không khí lạnh tăng cường đã gây rét đậm, rét hại trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đặc biệt là ở các địa bàn vùng cao biên giới Mường Nhé.
Trước tình hình đó, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Nhé đã chỉ đạo các trường học triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét để đảm bảo sức khỏe cũng như việc học tập của các em học sinh.
Giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé) hướng dẫn học sinh giữ ấm trong những ngày giá rét.
Trường Tiểu học - THCS Sín Thầu (huyện Mường Nhé) đảm bảo học sinh mặc đủ ấm khi đến lớp.
Cô và trò Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé) đốt lửa sưởi ấm.
Chuẩn bị bữa ăn đủ dinh dưỡng và hợp vệ sinh là một trong những biện pháp đảm bảo sức đề kháng cho học sinh bán trú trong những ngày giá rét.
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Leng Su Sìn (huyện Mường Nhé) chuẩn bị bữa cơm chiều cho học sinh ở bán trú.
Những hình ảnh ấm áp của học sinh vùng cao Nậm Pồ ngày rét buốt Trong những ngày giá rét các trường bán trú ở Nậm Pồ phải bảo đủ thức ăn và thực phẩm sạch, chể độ ăn hợp lý với cơm, thức ăn và thức uống nóng cho học sinh. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên đã có văn bản chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các địa phương tăng cường...