Điểm trường lẻ ở vùng sâu, vùng xa: Thay đổi để nâng cao hiệu quả

Theo dõi VGT trên

Các điểm trường thời gian qua đã phát huy hiệu quả trong việc phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội, nhiều ý kiến cho rằng cần thay đổi để mô hình điểm trường tiếp tục phát huy hiệu quả, giảm gánh nặng trong điều kiện mới.

Điểm trường lẻ ở vùng sâu, vùng xa: Thay đổi để nâng cao hiệu quả - Hình 1

Cô trò tại một điểm trường ở Nam Trà My, Quảng Nam.

Có thể thay thế bằng trường nội trú

Vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi còn hơn 26.000 điểm trường lẻ đang hoạt động, tập trung chủ yếu ở vùng Trung du miền núi phía Bắc với 13.838 điểm trường; vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung 4.944 điểm trường; Tây Nguyên 3.852 điểm trường; Đồng bằng sông Cửu Long 2.200 điểm trường… Tỉnh Hà Giang có 2.114 điểm trường; tỉnh Sơn La 2.309 điểm trường; các tỉnh Nghệ An, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Gia Lai còn từ 1.040 – 1.477 điểm trường, thuộc nhóm các tỉnh có nhiều điểm trường lẻ đang hoạt động nhất toàn quốc.

Số lượng điểm trường lẻ còn rất lớn, đồng nghĩa với số lượng giáo viên cần có để duy trì (nếu chỉ tính tối thiểu 1 giáo viên/điểm trường). Cùng với đó là chi lương cho thầy cô, trong khi hiệu quả dạy và học không cao. Những năm trước, giao thông vùng DTTS và miền núi rất khó khăn, chủ yếu là đường đất, các gia đình chưa có xe động cơ để đưa đón con hàng ngày. Lúc đó, mở các điểm trường lẻ không chỉ để phổ cập cho học sinh tới tuổi đến trường, mà còn xóa mù chữ cho người lớn.

Tuy nhiên, những năm qua, riêng về giao thông, tỷ lệ đường bê tông, nhựa hoặc rải sỏi đá từ thôn đến trung tâm xã đã phổ biến. Khoảng cách từ nhà đến trường tiểu học và THCS gần nhất của đồng bào DTTS lần lượt là 2,2km và 3,7km, giảm lần lượt so với năm 2015 là 2,5 km và 3,6 km. Đây là những điều kiện thuận lợi để phụ huynh đơn giản hóa việc đưa đón con hàng ngày từ nhà đến trường và ngược lại. Bên cạnh đó, khi sáp nhập các điểm trường lẻ về trường chính, học sinh có môi trường, điều kiện học tập như nhau và tốt hơn hẳn so với điểm lẻ.

Và như thế, có thể nói, ở nhiều vùng miền, điểm trường lẻ đã hoàn thành sứ mệnh của mình khi đời sống phát triển. Số còn lại ở những thôn bản đặc biệt khó khăn sẽ vẫn cần thiết duy trì điểm trường lẻ. Có như vậy, các địa phương mới có điều kiện tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học, giải quyết bài toán thừa thiếu giáo viên phục vụ mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện công bằng trong học tập cho mọi trẻ em.

Giải pháp nào cho sự thay đổi?

Hiện nay, cả nước đã có 316 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh; cấp huyện có 256 trường được thành lập ở 49 tỉnh, thành phố. Trường phổ thông dân tộc bán trú mới được thành lập ở 28 tỉnh, với 1.097 trường. Được biết, với chủ trương đổi mới phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, xóa mù chữ cho người dân vùng đồng bào DTTS, sẽ là cơ sở pháp lý và sự bảo đảm về đầu tư của Nhà nước để thúc đẩy mô hình trường chuyên biệt cho học sinh vùng DTTS và miền núi trong 10 năm tới.

Video đang HOT

Thế nhưng, việc xóa điểm trường lẻ sẽ làm tăng số lượng học sinh bán trú ở trường chính. Trong khi không phải trường nào cũng được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước nếu không đáp ứng đủ yêu cầu về số lượng học sinh bán trú. Và khi nhà trường vẫn phải thực hiện quy trình quản lý và chăm sóc học sinh như các trường bán trú, khối lượng công việc của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên sẽ nặng nề hơn. Bởi thế, khi phát triển mô hình này sẽ cần những giải pháp chính sách phù hợp.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói: “Là người phát triển mô hình trường nội trú từ những ngày đầu, đến nay tôi thấy mô hình này vẫn được tiếp tục phát triển ở các vùng DTTS và miền núi. Tôi cho rằng giải pháp với những điểm trường nhỏ quá mình nên xóa đi để gộp lại về điểm trường chính, trường nội trú để tránh lãng phí là rất chính xác. Tôi đã đi nhiều nơi, có nhiều điểm trường chỉ có vài ba em học sinh lớp hai, lớp ba – việc đưa các em về ở trường bán trú dân nuôi sẽ tốt hơn nhiều”.

“Do vậy, nếu những trường điểm nhỏ thì dồn về trường bán trú dân nuôi – đấy là một phương thức. Phương thức thứ 2 là, đường sá tốt rồi thì vận động xã hội hóa tặng cho học sinh xe đạp để các em có thể đến trường học nếu nhà gần. Như vậy từng bước một chúng ta sẽ xóa các điểm trường vì để duy trì sẽ rất tốn kém. Phương thức thứ 3, ở nước ngoài tôi chứng kiến trong một lớp có cả học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 và giáo viên có phương pháp dạy một lớp có nhiều trình độ khác nhau. Muốn vậy chúng ta phải tập huấn giáo viên để họ biết cách dạy nhiều trình độ trong một lớp. Cứ như vậy, từng bước một chúng ta sẽ xóa được các điểm trường nhỏ”.

Cùng với đó, theo PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, đối với trường nội trú là phải giáo dục toàn diện. Nhưng hiện nay Bộ thiết kế việc dạy ở trường nội trú giống như là phổ thông là không đúng, mà nên đẩy mạnh dạy kỹ năng sống, dạy nghề hướng nghiệp, các chương trình văn hóa, văn nghệ…

Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cần quan tâm hơn đến chế độ chính sách đối với các cán bộ, giáo viên dạy ở các trường phổ thông dân tộc nội trú. “Tôi đã nghe một số hiệu trưởng trường dân tộc nội trú phản ánh vấn đề rằng hiện nay dù có một số chế độ phụ cấp nhưng chưa đủ, cần có sự động viên cao hơn nữa cho các thầy cô dạy ở các trường nội trú”- PGS Trần Xuân Nhĩ cho biết.

Người "kết nối" đặc biệt

Nhờ những nỗ lực kết nối của thầy Lê Huy Phương, các điểm trường lẻ của Trường PTDTBT Tiểu học Trà Tập (Nam Trà My, Quảng Nam) đã được xây dựng kiên cố. Bữa ăn bán trú của các em có thịt, có ti vi để xem

Người kết nối đặc biệt - Hình 1


Thầy Lê Huy Phương - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập tặng quà khuyến khích học sinh đến trường

Cả thanh xuân làm giáo viên cắm bản

Sinh ra và lớn lên ở một huyện miền núi còn nhiều khó khăn, nghề giáo gắn bó với thầy Lê Huy Phương như cơ duyên định sẵn. Thầy Phương kể, thời điểm năm 1988, khi vừa tốt nghiệp THPT, các xã vùng sâu, vùng xa của huyện Trà My cũ thiếu giáo viên trầm trọng. Để giải bài toán này, ngành giáo dục ưu tiên cho học sinh vừa tốt nghiệp THPT tham gia các lớp học cấp tốc để trở về quê đứng lớp giảng dạy. Thầy Phương cũng nằm trong số đó.

Hoàn thành khóa học, thầy Phương được phân công về dạy học ở xã Trà Vân. Giao thông đi lại ở Trà Vân nói riêng và các xã miền núi Nam Trà My hồi đó còn nhiều khó khăn, nhất là đường đến các điểm trường lẻ. Gần như chỉ có thể đi bộ. Phòng học được làm từ tranh tre nứa, rất tạm bợ. Mùa đông thì gió lùa, mưa dột ướt cả sách vở học sinh.

Trước mỗi buổi học, giáo viên đều phải đi tìm HS. Thầy Phương không thể nhớ hết được những chuyến đi vào rẫy tìm phụ huynh để vận động họ cho con em đi học. "Để thuyết phục được phụ huynh, không phải mình đến nhà, đến rẫy một lần là thành công đâu. Cũng phải "3 cùng" với họ, rồi tranh thủ phân tích thiệt hơn. Một khi phụ huynh đã tin tưởng thì sẽ hỗ trợ nhà trường rất tích cực" - thầy Phương chia sẻ.

Người kết nối đặc biệt - Hình 2


Thầy Lê Huy Phương trong một lần vượt núi đến điểm trường lẻ ở Trà Tập

Giáo viên "cắm bản" ngày đó rất khổ, nhất là vào mùa mưa lũ. Đợt lũ lớn năm 2000, thầy Phương bị kẹt lại nhiều ngày, lương thực dự trữ, dù chỉ là mì tôm và cá khô cũng cạn dần. Cơn lũ quét qua cũng làm đường sá sạt lở, hư hỏng. Muốn về thăm nhà chỉ có cách thuê xe ôm hoặc... cuốc bộ. Một chuyến xe ôm đi chặng đường 100km từ trường về nhà tốn khoảng 250 ngàn đồng trong khi lương chỉ được 307 ngàn đồng/tháng.

Không còn cách nào khác, thầy Phương quyết định đi bộ. Hành trang trở lại trường, thầy Phương còn phải cõng thêm cả lương thực tiếp tế cho đồng nghiệp. Mất gần 3 ngày cho một chuyến cuốc bộ từ nhà quay trở lại trường, với ba lô nặng trĩu trên vai.

"Vất vả thì mình có thể chịu được, nhưng buồn nhất là khi đêm xuống. Đến đèn dầu cũng phải thắp thật tiết kiệm, không có một hình thức giải trí nào, kể cả thú vui đọc sách cũng phải dè sẻn. Giáo viên cắm bản ở miền núi thời đó ai cũng vất vả như thế. Đến bây giờ, dù điều kiện trường lớp đã được cải thiện nhiều, thì giáo viên ở các điểm lẻ vẫn thiệt thòi hơn so với điểm trường chính.

Nhưng thương học trò, quý tình cảm của bà con đồng bào dành cho mình khi ốm đau mà ở lại. Ngày đó, chỉ cần nghe tin thầy cô giáo nào ốm, già làng sẽ cắt cử thanh niên khiêng thầy cô đi viện ngay, dù đường sá rất khó khăn. Có con cá, mớ rau gì ngon cũng để dành tặng thầy cô" - thầy Phương kể .

Xin cơm, xây trường cho học trò

Ở Trà Vân ngót 15 năm, thầy Lê Huy Phương vừa giảng dạy vừa tiếp tục học lên đại học, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ. Năm 2015 thầy được chuyển về làm Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Trà Tập. Chuyển sang xã khác nhưng cái khó vẫn như nhau. Trà Tập ngoài trường chính còn có 9 điểm trường lẻ ở các thôn bản. Điểm xa nhất phải mất hơn 4 giờ đi bộ.

"Cứ mỗi lần đến các điểm trường lẻ là mình lại dấy lên khát khao làm sao cải thiện được điều kiện ăn ở, học tập của HS. Cũng không có gì cao sang, chỉ là mong các em được học trong những phòng học kiên cố, không phải trống trước hụt sau, bàn ghế đạt chuẩn, có được đôi dép, tấm áo lành lặn, đủ ấm vào mùa đông và bữa cơm có đầy đủ thịt, cá, rau. Rồi chỗ ở cho GV cũng phải đủ an toàn. GV ở đây phần lớn là từ đồng bằng lên công tác. Muốn cho họ gắn bó lâu dài thì điều kiện sinh hoạt cũng phải tươm tất mới mong giữ chân rồi mới tính đến chuyện cống hiến chứ" - thầy Lê Huy Phương tâm tư.

Người kết nối đặc biệt - Hình 3

Nhờ sự tận tình của thầy hiệu trưởng, nhiều năm qua học trò ở Trà Tập không chỉ ăn nhiều bữa cơm có thịt mà còn được học trong những điểm trường khang trang

Ban đầu thầy Phương kết nối với các mạnh thường quân thông qua các cuộc gặp gỡ hoặc qua mạng xã hội facebook để xin hỗ trợ bữa ăn cơm có thịt cho học trò ở các điểm trường lẻ. Bạn bè qua mạng xã hội của thầy có ở khắp nơi, nhiều nhất là TP.Hồ Chí Minh. Từ đó, thầy chia sẻ khó khăn của học trò và mong ước của mình để tìm nguồn hỗ trợ. Xin áo quần, sách vở, xin bữa ăn cho HS cũng chỉ mới là những giải pháp "phủi nóng". Thầy Phương nghĩ đến kế hoạch dài hơi hơn: xóa phòng học tranh tre nứa lá, kiên cố hóa các điểm trường lẻ.

Người kết nối đặc biệt - Hình 4


Điểm trường Tắk Rối được xây dựng lại lần thứ 2 sau cơn bão năm 2020 từ nguồn hỗ trợ của các nhà hảo tâm và CLB Bạn thương nhau

Từ nhiều nguồn hỗ trợ của các cá nhân và một số CLB thiện nguyện như CLB Kết nối yêu thương Nam Trà My, CLB Bạn thương, chỉ trong vòng 3 năm, lần lượt 9 điểm trường lẻ tạm bợ ở Trà Tập được thay bằng gỗ. Thậm chí, như điểm trường Tắk Pổ, Tắk Rối đã được xây dựng kiên cố hóa với quy mô đầu tư lên đến hàng tỉ đồng.

Đây cũng là 2 điểm trường "cổ tích", tạo nhiều cảm hứng cho thầy cô giáo đang giảng dạy ở vùng khó. Năm 2019, điểm trường Tắc Rối do thầy Phương kết nối với CLB Bạn thương nhau ở Đà Nẵng do anh Nguyễn Bình Nam làm chủ nhiệm được xây dựng kiên cố bằng bê tông. Nhưng chưa đầy một năm sau, cơn lũ dữ năm 2020 đã quét qua trường, cả 2 phòng học chỉ còn là đống đổ nát.

Thêm một lần nữa, Tắk Rối lại nhận được sự quan tâm đầu tư xây dựng lại cũng từ CLB này. Thầy Phương cho biết: "Cùng với trường Tắk Rối đã xây xong, điểm trường Tắk Pổ và khu bán trú ở điểm trường chính Trà Tập cũng đang được các mạnh thường quân hỗ trợ xây dựng, sẽ đưa vào sử dụng trong năm học 2021-2022 sắp tới".

Người kết nối đặc biệt - Hình 5


Học sinh Trường PTDTBT Tiểu học Trà Tập chăm sóc vườn rau sau buổi học

Ngoài kêu gọi nguồn lực bên ngoài để cải thiện bữa ăn cho HS, thầy Lê Huy Phương còn phát động phong trào trồng rau và chăn nuôi ngay tại vườn trường. Vườn rau không chỉ là nơi giáo viên và học sinh canh tác để cải thiện bữa ăn mà còn để giúp các em rèn luyện kỹ năng, trải nghiệm.

Người kết nối đặc biệt - Hình 6

Người dân tham gia làm đường đến điểm trường Lang Lương và Răng Chuỗi của trường PTDTBT Tiểu học Trà Tập

Chia sẻ về những việc làm dành cho học trò của mình, thầy Phương cho biết: "Mỗi món quà mạnh thường quân dành tặng cho học sinh Trà Tập mình đều phân chia hợp lý nhất, minh bạch nhất. Điều quan trọng là cái tâm của mình đặt vào đó để làm sao cho học trò được hưởng lợi thì mọi người sẽ tin tưởng và ủng hộ. Để các em được học trong ngôi trường ấm cúng, ăn bữa ăn đủ đầy thì mình có đi xin cũng không có gì phải ngại".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hiện trường vụ con gái 16 tuổi bỏ nhà đi trốn theo bạn trai bị bố mẹ bắt tại trận gây xôn xao MXHHiện trường vụ con gái 16 tuổi bỏ nhà đi trốn theo bạn trai bị bố mẹ bắt tại trận gây xôn xao MXH
14:31:01 20/12/2024
Đại gia truyền thông tuyên bố gây sốc: Sẽ cưới vợ mới nếu 18 ngày không hàn gắn được với bà xã diễn viênĐại gia truyền thông tuyên bố gây sốc: Sẽ cưới vợ mới nếu 18 ngày không hàn gắn được với bà xã diễn viên
13:49:07 20/12/2024
Toàn cảnh lễ đính hôn của tiểu thư Quận 3 và "Chủ tịch" 9X: Visual dâu rể sáng bừng, sính lễ ngộp thởToàn cảnh lễ đính hôn của tiểu thư Quận 3 và "Chủ tịch" 9X: Visual dâu rể sáng bừng, sính lễ ngộp thở
15:28:37 20/12/2024
Bức ảnh gây sốc của Lý Dịch Phong sau khi bị "đuổi" khỏi showbiz vì 1 đoạn clip 7 giâyBức ảnh gây sốc của Lý Dịch Phong sau khi bị "đuổi" khỏi showbiz vì 1 đoạn clip 7 giây
13:58:12 20/12/2024
Midu tung ảnh đính chính 1 tin đồn, để lộ thông tin đặc biệt liên quan chồng thiếu giaMidu tung ảnh đính chính 1 tin đồn, để lộ thông tin đặc biệt liên quan chồng thiếu gia
14:44:49 20/12/2024
Câu trả lời cực khéo của Lưu Diệc Phi khiến netizen tâm đắc: Đọc nhiều sách quả thật có ích lợiCâu trả lời cực khéo của Lưu Diệc Phi khiến netizen tâm đắc: Đọc nhiều sách quả thật có ích lợi
13:52:15 20/12/2024
Bạn gái hơn 6 tuổi của Huỳnh Anh ngầm xác nhận chuyện đã chia tay?Bạn gái hơn 6 tuổi của Huỳnh Anh ngầm xác nhận chuyện đã chia tay?
15:02:36 20/12/2024
Mỹ nhân 9X giàu nhất showbiz đột ngột ở ẩn vì mang thai con của thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ?Mỹ nhân 9X giàu nhất showbiz đột ngột ở ẩn vì mang thai con của thiếu gia tập đoàn nghìn tỷ?
15:06:51 20/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Xuân Son và những kỳ vọng lớn trước trận đấu với Myanmar

Nguyễn Xuân Son và những kỳ vọng lớn trước trận đấu với Myanmar

Sao thể thao

18:59:02 20/12/2024
Vào 20h ngày 21/12, đội tuyển Việt Nam sẽ tiếp đón Myanmar trên sân vận động Việt Trì (Phú Thọ) ở lượt đấu cuối bảng B ASEAN Cup 2024 (AFF Cup).
"Nữ hoàng thị phi Vbiz" flex tin nhắn với tình mới, quyết che giấu thông tin quan trọng

"Nữ hoàng thị phi Vbiz" flex tin nhắn với tình mới, quyết che giấu thông tin quan trọng

Sao việt

18:49:45 20/12/2024
Từ trước tới nay, Quế Vân được đông đảo khán giả biết tới vì hàng loạt lùm xùm về đời tư. Tuy nhiên mới đây, nữ diễn viên sinh năm 1982 công khai có bạn trai mới trên trang cá nhân.
Rộ thông tin Lưu Khải Uy đã chính thức chia tay bạn gái, Dương Mịch lại bị réo tên

Rộ thông tin Lưu Khải Uy đã chính thức chia tay bạn gái, Dương Mịch lại bị réo tên

Sao châu á

18:41:39 20/12/2024
Một năm trở lại đây, Lưu Khải Uy và Lý Hiểu Phong không còn xuất hiện cạnh nhau, dấy lên tin đồn cả hai đã chia tay.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản giữ nguyên lãi suất

Ngân hàng trung ương Nhật Bản giữ nguyên lãi suất

Thế giới

18:07:06 20/12/2024
Vài giờ trước quyết định của BOJ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất chuẩn trong cuộc họp thứ ba liên tiếp, nhưng cho biết có thể sẽ có ít đợt cắt giảm chi phí đi vay hơn vào năm tới trong bối cảnh rủi ro lạm phát gia tă...
Chia tay, cô gái đòi bạn trai trả lại 1 tỷ đồng

Chia tay, cô gái đòi bạn trai trả lại 1 tỷ đồng

Netizen

17:39:17 20/12/2024
Theo South China Morning Post, người đàn ông họ Li và người phụ nữ họ Xu gặp nhau vào năm 2018 rồi nhanh chóng tiến tới hẹn hò.
Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Gia tăng số ca đột quỵ trong mùa đông lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

Sức khỏe

17:29:41 20/12/2024
Cả hai trường hợp đều là những người bệnh còn khá trẻ, không có bệnh lý nền. Tai biến xảy ra sau khi tiếp xúc với lạnh đột ngột, để lại hậu quả nặng nề và đe dọa tính mạng. Những trường hợp này có thể tránh được nếu biết cách phòng ngừa...
"Siêu chiến đội" IG lập thành tích khủng nhưng khiến nhiều người "nhớ T1"

"Siêu chiến đội" IG lập thành tích khủng nhưng khiến nhiều người "nhớ T1"

Mọt game

17:04:23 20/12/2024
Demacia Cup 2024 là một giải đấu khá đặc biệt của LPL khi nó diễn ra ngay sau một kỳ chuyển nhượng vô cùng ồn ào và nhiều drama .
4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi

4 phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất 2024: Một siêu phẩm đi vào lịch sử, cặp chính quá đỗi đẹp đôi

Phim châu á

16:31:27 20/12/2024
Đây là những bộ phim chính kịch Hoa ngữ xuất sắc nhất trong năm 2024. Các tác phẩm này quy tụ dàn diễn viên thực lực chất lượng, sở hữu kịch bản có chiều sâu và đáng suy ngẫm.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối không cầu kỳ nhưng ngon miệng, bắt mắt

Hôm nay nấu gì: Cơm tối không cầu kỳ nhưng ngon miệng, bắt mắt

Ẩm thực

16:28:17 20/12/2024
Cơm tối không cầu kỳ nhưng ngon miệng, bắt mắt. Đều là các món ăn quen thuộc nhưng chế biến ngon miệng khiến ai thưởng thức cũng thích.
Superman tung trailer đầu tiên: Siêu Nhân gục ngã ngay trong màn chào sân DCU

Superman tung trailer đầu tiên: Siêu Nhân gục ngã ngay trong màn chào sân DCU

Phim âu mỹ

15:26:36 20/12/2024
Sau nhiều tuần liên tục được nhá hàng bởi chủ tịch DC Studios kiêm đạo diễn James Gunn, cuối cùng thì trailer chính thức của Superman, thuộc vũ trụ DCU, cũng đã chính thức ra mắt.
Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 44: Bị bố con Kiều "bơm vá", Hùng sắp phản Kiên

Tuổi trẻ giá bao nhiêu - Tập 44: Bị bố con Kiều "bơm vá", Hùng sắp phản Kiên

Phim việt

15:23:46 20/12/2024
Thấy Kiên và Quân bàn bạc với nhau kế hoạch và có vẻ cho mình ra rìa, Hùng rất bực tức. Hùng mang tâm sự về nhà nói chuyện trong bữa ăn với gia đình Kiều.