Điểm sáng vùng ven dạy tiếng Anh lớp 3 Chương trình mới
Một số địa phương vùng ven, vùng khó của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đảm bảo 100% đội ngũ dạy môn tiếng Anh lớp 3 Chương trình mới.
Học sinh khối lớp 3 hứng thú với môn Anh văn.
Trong khi một số nơi đang đỏ mắt tìm nguồn tuyển giáo viên Anh văn để triển khai dạy học lớp 3 Chương trình GDPT 2018, thì tại một số địa phương vùng ven, vùng khó của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại đảm bảo 100% đội ngũ thực hiện môn học bắt buộc trong năm học này.
Chủ động đón đầu
Thông thường, các trường ở vùng nông thôn sẽ khó khăn khi tổ chức dạy học tiếng Anh lớp 3. Thế nhưng nhờ chuẩn bị từ sớm, lộ trình rõ ràng, nhiều trường làng ở ĐBSCL lại chủ động trong việc dạy học.
Huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp là một trong những địa phương khó khăn của tỉnh, việc đầu tư cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu. Thế nhưng năm học 2022 – 2023, toàn huyện có 42 giáo viên thuộc biên chế dạy ngoại ngữ được 26 trường phân công đảm bảo 100% lớp 3 được học môn này theo Chương trình GDPT 2018, trong đó 2 giáo viên ngoại ngữ được tuyển mới.
Ông Nguyễn Hữu Thuận, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Thanh Bình, cho biết, năm học đầu tiên môn Tiếng Anh bắt buộc ở khối lớp 3, phòng GD&ĐT đã chủ động tham mưu UBND từ năm học trước để đầu tư xây dựng thêm phòng học, tuyển dụng giáo viên; chỉ đạo các trường sắp xếp đội ngũ để giảng dạy môn học này.
“Để có đủ đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Tiếng Anh trong năm học này là nhờ sự chuẩn bị và định hướng của ngành nhiều năm qua. Ngành GD tỉnh đã mạnh dạn đưa môn Tiếng Anh vào chương trình tự chọn ở các khối lớp tiểu học từ những năm trước. Nhờ vậy khi thực hiện chương trình mới, ngành GD huyện cơ bản bắt nhịp và đảm bảo đội ngũ”, ông Thuận chia sẻ thêm.
So với những địa phương khác, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) là vùng ven của thành phố. Năm học này, toàn huyện có 16 trường tiểu học và 1 trường tiểu học – THCS, với 26 điểm lẻ. Nhưng khi triển khai dạy học Tiếng Anh ở lớp 3, huyện cũng có lợi thế về việc đảm bảo đội ngũ.
Video đang HOT
Theo Trưởng phòng GD&ĐT – ông Nguyễn Văn Dũng, nhờ thực hiện mô hình “Trường học điển hình đổi mới”, ngành GD huyện đưa Tin học và Anh văn vào môn học tự chọn của nhà trường. Đồng thời, cùng với việc nỗ lực xóa điểm lẻ, sắp xếp lại trường lớp… cho nên cơ bản Vĩnh Thạnh có được đội ngũ giáo viên đảm bảo hơn so với một số nơi khác.
Nhiều chính sách cho giáo viên
Để đảm bảo giáo viên đứng lớp, một số địa phương đã chủ động xây dựng cơ chế chính sách thu hút nguồn nhân lực về phục vụ địa phương, nhờ vậy đáp ứng yêu cầu về nhân sự thực hiện chương trình mới.
Tiết học Anh văn lớp 3 tại Trường Tiểu học Ngô Quyền, quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ).
Ông Trần Quốc Tuấn, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Châu Thành (tỉnh Hậu Giang), cho hay, huyện Châu Thành là một trong những địa phương còn khó khăn, nhiều học sinh hằng ngày phải vượt khó đến trường.
Nhờ sự hỗ trợ từ lãnh đạo địa phương, đặc biệt là các chính sách thu hút nguồn nhân lực của tỉnh, trong đó có giáo viên Anh văn, Tin học và Mỹ thuật, nên khi triển khai Chương trình GDPT 2018, đặc biệt là tổ chức dạy học bắt buộc đối với môn Tiếng Anh và Tin học, ngành GD huyện đảm bảo thực hiện 100% đối với học sinh khối lớp 3. Năm học này, huyện có 15 biên chế giáo viên Tiếng Anh/12 trường tiểu học.
Năm học 2022 – 2023, ngành GD huyện Vĩnh Thạnh (Cần Thơ) được địa phương phê duyệt ngân sách gần 20 tỷ đồng để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ cho chương trình lớp 3 mới. Đội ngũ giáo viên, toàn huyện có 31 biên chế tham gia giảng dạy môn Tiếng Anh, cơ bản đáp ứng dạy học bắt buộc cũng như nhu cầu của học sinh.
Ngoài xây dựng các chính sách thu hút nguồn lực cho ngành, việc giữ chân giáo viên gắn bó với địa phương cũng đòi hỏi sự linh hoạt, khéo léo của lãnh đạo các trường. Trường Tiểu học Thạnh An (huyện Vĩnh Thạnh) có một điểm chính và 3 điểm lẻ, với tổng số 446 học sinh, trong đó khối lớp 3 có 92 em. Hiện, trường có 2 giáo viên giảng dạy môn Anh văn. Mặc dù phải di chuyển qua lại giữa các điểm lẻ, tuy nhiên đường giao thông thuận tiện, mặt khác khoảng cách giữa các điểm tương đối gần nên việc triển khai giảng dạy môn học này không quá khó khăn.
Thầy Vũ Quang Trung, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạnh An, chia sẻ: “Để khích lệ tinh thần cũng như tạo động lực cho đội ngũ giáo viên gắn bó với nghề, nhà trường chủ động xây dựng thời khóa biểu ưu tiên cho các giáo viên bộ môn, thực hiện giảm tiết, đưa vào tiêu chí xét thi đua, trích thêm kinh phí vào thu nhập tăng thêm. Ban giám hiệu cũng thường xuyên thăm hỏi, nhờ vậy giáo viên yên tâm gắn bó với nghề”.
Vững tâm thế triển khai Chương trình mới
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và dài hơi, ngành Giáo dục Hưng Yên đang nỗ lực triển khai Chương trình GDPT 2018 cho năm học 2022 - 2023.
Học sinh Hưng Yên bước vào năm học 2022 - 2023.
Chuẩn bị kỹ lưỡng cho năm học mới
Đã hơn một tháng kể từ khi năm học 2022 - 2023 bắt đầu. Đây là năm học đầu tiên Chương trình GDPT 2018 được triển khai với lớp 10, cùng với lớp 3 và lớp 7.
Tại Trường THPT Khoái Châu, thầy Lưu Minh Nam - Hiệu trưởng Trường THPT Khoái châu, cho biết để triển khai chương trình sách giáo khoa mới cho khối lớp 10 thuận lợi, hiệu quả, nhà trường đã chuẩn bị kế hoạch tương đối dài hơi và kỹ lưỡng.
Từ năm học 2021 - 2022, nhà trường đã tiến hành xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên dựa trên công văn chỉ đạo của các cấp, ngành. Nhà trường cũng cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT và Phòng GD&ĐT huyện.
Cuối năm học vừa qua, nhà trường đã phối hợp với các cơ quan chức năng xã và huyện Khoái Châu tuyên truyền, phổ biến tới phụ huynh, học sinh THCS về chương trình GDPT mới đối với lớp 10. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền về các tổ hợp môn, các môn lựa chọn lẫn bắt buộc trong chương trình mới để phụ huynh, học sinh nắm bắt thông tin trước khi lựa chọn tổ hợp phù hợp.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng chuẩn bị tương đối đảm bảo trang thiết bị, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu dạy học cho chương trình mới. Thầy cô nhà trường cũng là những giáo viên nhiều kinh nghiệm, tham gia đầy đủ các khóa tập huấn và có sẵn tinh thần tự học và học hỏi áp dụng kiến thức mới để đổi mới phương pháp dạy học tích cực theo hướng "lấy học sinh làm trung tâm".
"Sang năm học 2022 - 2023, nhà trường tiếp tục chỉ đạo 2 tổ chuyên môn xây dựng chuyên đề tập trung vào việc tổ chức dạy học hiệu quả, đổi mới về công tác kiểm tra đánh giá, đặc biệt là công tác kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn; đồng thời đẩy mạnh các phong trào thi đua đổi mới sáng tạo dạy và học nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình GDPT 2018", thầy Bảy chia sẻ.
Nằm trên địa bàn huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên là Trường THCS Tân Châu. Đây là năm thứ hai nhà trường triển khai chương trình GDPT 2018 cho lớp 6 và lần đầu tiên triển khai tới lớp 7.
Năm học này, Trường THCS Tân Châu có 150 học sinh lớp 6 và hơn 100 học sinh lớp 7. Theo thầy giáo Lê Văn Bảy, Hiệu trưởng nhà trường, đây là năm thứ 2 thực hiện Chương trình GDPT mới 2018 cho học sinh THCS nên cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường đã có kinh nghiệm và chuẩn bị tâm thế lẫn tập huấn nội dung mới rất kĩ càng.
Sau hơn một tháng bước vào năm học 2022 - 2023, thầy Bảy cho biết quá trình giảng dạy và triển khai sách giáo khoa mới tương đối ổn định, thuận lợi, theo đúng kế hoạch và lộ trình đưa ra. Học sinh lớp 7, vốn đã quen với việc triển khai chương trình mới từ năm học trước, nên rất hào hứng, tích cực và chủ động học tập, phát biểu ý kiến xây dựng bài. Học sinh lớp 6 đang dần bắt nhịp nhưng cũng hào hứng với kế hoạch học tập ở ngôi trường mới.
Học sinh Hưng Yên sẵn sàng bước vào năm học mới. Ảnh minh họa.
Đảm bảo chất lượng của đội ngũ giáo viên
Còn tại Trường THPT Đức Hợp, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, năm học 2022 - 2023, nhà trường chào đón 352 học sinh lớp 10. Để chuẩn bị triển khai chương trình sách giáo khoa mới, từ trước thềm năm học mới, nhà trường đã tổ chức nhiều hội thảo trao đổi, chia sẻ về kế hoạch giảng dạy lớp 10.
Đơn cử, nhà trường tổ chức Hội thảo "Nghiên cứu và áp dụng Chương trình GDPT 2018 vào thực tiễn năm học 2022 - 2023" với sự góp mặt của chuyên gia giáo dục Nguyễn Hữu Long, Giám đốc Dự án Đào tạo và Hỗ trợ Giáo viên - Táo Giáo dục.
Giáo viên nhà trường đã được tìm hiểu và vận dụng quan điểm dạy học phát huy năng lực học sinh, kỹ thuật, phương pháp dạy học tích cực, các hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá... để đạt được mục tiêu của Chương trình GDPT tổng thể. Ban giám hiệu nhà trường cũng tổ chức xây dựng kế hoạch môn học và kế hoạch bài dạy đối với giáo viên dạy lớp 10 năm học 2022 - 2023.
Thực hiện kế hoạch năm học 2022 - 2023, Phòng GD&ĐT Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; đồng thời, tổ chức tập huấn, hội thảo chuyên đề đảm bảo chất lượng cho đội ngũ giáo viên.
Năm học 2021 - 2022, ngành Giáo dục Hưng Yên đã chủ động ứng phó với dịch Covid-19, đồng thời tổ chức dạy học linh hoạt trực tuyến và trực tiếp, hoàn thành năm học đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng.
Năm học 2022 - 2023, ngành Giáo dục tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 3, lớp 7, lớp 10 và chuẩn bị các điều kiện thực hiện Chương trình GDPT mới đối với lớp 4, lớp 8 và lớp 11. Nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện và hạnh phúc.
Thầy cô lặn lội đón trò đến trường Những ngày mưa, đường sá xa xôi lại không có phương tiện đến lớp nên nhiều học sinh vắng học. Thầy A Dung vào nhà tuyên truyền, vận động và đưa học sinh ra lớp. Không muốn các em bỏ dở việc học, giáo viên đến từng làng, có khi lên tận nương rẫy vận động, chở học sinh ra lớp. Học sinh......