Điểm mặt 7 tỷ phú giàu nhất theo các khu vực trên thế giới
Công ty tư vấn Wealth-X vừa công bố danh sách những tỷ phú giàu có nhất ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
Thái Bình Dương: Tỷ phú Gina Rinehart
Tài sản: 9,5 tỷ USD
Quốc gia: Australia
Lĩnh vực: Khai thác khoáng sản
Nữ tỷ phú 62 tuổi Gina Rinehart là người giàu nhất nước Úc hiện nay. Hơn một nửa số tài sản Rinehart có hiện nay là nhờ những lợi ích trong lĩnh vực khai thác khoáng sản khi bà nắm quyền sở hữu công ty Hancock. Một trong những quyền quan trọng nhất là quyền thuê mỏ mà bà thừa hưởng từ người cha quá cố Lang Hancock. Bên cạnh đó, Hancock cũng có hơn 50% lợi nhuận tại mỏ Hope Downs vùng Pilbara, và ba dự án nhiệt điện tại Queensland.
Nữ tỷ phú Gina Rinehart. Ảnh: Matt King
Sự sụt giá quặng sắt đã khiến cho tài sản của Rinehart bị sụt giảm đáng kể trong những năm gần đây. Hiện tại bà đang tham gia vào cuộc chiến pháp lý với chính hai người con đẻ của mình trong việc giành quyền nắm giữ khối tài sản khổng lồ của gia đình.
Châu Phi: Tỷ phú Aliko Dangote
Tài sản: 10,4 tỷ USD
Quốc gia: Nigeria
Lĩnh vực: Đầu tư đa dạng
Năm 20 tuổi, Aliko Dangote đã mạnh dạn vay tiền người chú của mình để khởi nghiệp với việc đầu tư vào 3 sản phẩm chính là xi măng, bột mì và đường. Sau đó chàng thanh niên Dangote đã mở rộng quy mô kinh doanh, tiến hành xuất khẩu ô tô trong thời điểm mà nền kinh tế Nigeria bùng nổ mạnh mẽ.
Tỷ phú Aliko Dangote. Ảnh: Reuters
4 năm sau, vào năm 1981, Dangote đã thành lập tập đoàn mang tên Dangote Group. Đây là tập đoàn quốc tế chuyên sản xuất, phân phối và kinh doanh đường, muối, xi măng, thực phẩm, vận chuyển và đầu tư.
Đa phần tài sản của ông có được nhờ kinh doanh xi măng. Dangote được mệnh danh là “ông hoàng xi măng” của châu Phi.
Video đang HOT
Trung Đông: Tỷ phú Alwaleed bin Talal bin Abdul Aziz al Saud
Tài sản: 19,7 tỷ USD
Quốc gia: Saudi Arabia
Lĩnh vực: Đầu tư đa dạng
Hoàng tử Alwaleed bin Talal là một thành viên trong gia đình hoàng gia Saudi Arabia. Ông là con trai của hoàng thân Talal và công nương Mona Al Solh. Ông ngoại của ông là thủ tướng đầu tiên của Lebanon, còn ông nội của ông là vua Abdulaziz – người sáng lập nên Saudi Arabia.
Hoàng tử Alwaleed bin Talal. Ảnh: Reuters
Không giống nhiều tỷ phú khác ở UAE (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) nổi lên nhờ dầu mỏ hay tài sản thừa kế, Hoàng tử Alwaleed bin Talal phất lên do tài năng kinh doanh của mình. Đam mê kinh doanh từ nhỏ, vì vậy, sau khi tốt nghiệp Đại học Menlo tại California năm 1979, ông đã vay của cha mình số tiền 30.000 USD cùng với 300.000 USD tiền thế chấp căn nhà để làm vốn. Sau một thời gian đầu tư trên nhiều lĩnh vực, Alwaleed thành lập tập đoàn Kingdom Holding Company KHC – một trong những tập đoàn tài chính đầu tư đa dạng và thành công nhất thế giới.
Hoàng tử Alwaleed là một người kỳ lạ. Năm 2013, ông đã từng nộp đơn kiện tạp chí Forbes vì ước tính tài sản của ông thấp hơn con số thực tế hàng tỉ USD. Thế nhưng vào mùa hè năm ngoái, ông đã tuyên bố sẵn sàng dùng toàn bộ tài sản đang có của mình vào việc từ thiện.
Châu Mỹ La tinh và vùng Caribe: Tỷ phú Carlos Slim Helú
Tài sản: 30,7 tỷ USD
Quốc gia: Mexico
Linh vực: Viễn thông
Người đàn ông giàu nhất Mexico nắm trong tay hơn 200 công ty lớn nhỏ của đất nước này. Là con trai của doanh nhân nổi tiếng Lebanese, Carlos Slim đã được thừa kế chuỗi công ty bán lẻ cùng nhiều bất động sản giá trị sau khi cha ông qua đời.
Tỷ phú Mexica Carlos Slim. Ảnh: Reuters
Dù nổi tiếng là Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch của đế chế Grupo Carso và Chủ tịch của hãng viễn thông khổng lồ Telmex, Carlos Slim kiếm tiền từ nhiều ngành kinh doanh khác nhau. Trong suốt những thập niên 60, 70 và 80, Carlos Slim đầu tư khắp các lĩnh vực và hiện thống trị nền kinh tế Mexico.
Tỷ phú 76 tuổi đã thực hiện kế hoạch phân chia bớt khối tài sản khổng lồ của mình cho các thành viên trong gia đình. Nếu không có kế hoạch này, có lẽ tài sản hiện tại của ông còn lớn hơn rất nhiều.
Châu Á: Tỷ phú Wang Jianlin
Tài sản: 34 tỷ USD
Quốc gia: Trung Quốc
Lĩnh vực: Bất động sản
Wang Jianlin từng phục vụ trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc trước khi dấn thân vào thương trường khốc liệt. Hiện vị tỷ phú 61 tuổi này đã thành công với vị trí giàu số 1 Trung Quốc nhờ hoạt động kinh doanh của 2 công ty chủ chốt là hãng bất động sản Wanda Commercial Properties và chuỗi rạp phim lớn nhất Trung Quốc Wanda Cinema Line.
Wang Jianlin, chủ tịch Dalian Wanda Group. Ảnh: Reuters
Doanh nhân này đang có tham vọng thống trị ngành công nghiệp điện ảnh với việc ký hợp đồng mua cổ phần kiểm soát trường quay nổi tiếng của Mỹ Legendary Entertainment với giá 3,5 tỷ USD. Legendary Entertainment là một công ty nổi tiếng ở Hollywood với các bộ phim “bom tấn” như “Jurassic Word”, “Inception” và “Straight Outta Compton”.
Châu Âu: Tỷ phú Amancio Ortega
Tài sản: 71,3 tỷ USD
Quốc gia: Tây Ban Nha
Lĩnh vực: Bán lẻ
Khác với phần lớn các tỷ phú châu Âu khác giàu có nhờ tài sản của gia đình, Amancio Ortega có một tuổi thơ rất khốn khó. Tình cảnh quá thiếu thốn khiến ông không còn cảm thấy hứng thú với học hành nữa, nên bỏ học ở tuổi 13 và sau đó đến làm việc tại một cửa hàng bán quần áo ở La Coruna, thành phố quê hương của ông.
Amancio Ortega và con gái. Ảnh: AP
Chính tại nơi này, ông tìm thấy niềm yêu thích của mình đối với các sản phẩm may mặc, và không ngừng học hỏi, sáng tạo ra các mẫu quần áo của riêng mình. Cửa hàng mang tên Zara đầu tiên mở cửa vào năm 1975, khi Amancio Ortega đã gần 40 tuổi. 10 năm sau, khi có tham vọng sáng lập ra thêm nhiều thương hiệu khác, ông thành lập tập đoàn Inditex.
Mặc dù sở hữu khối tài sản kếch xù nhưng tỷ phú 80 tuổi này lại có một lối sống vô cùng giản dị. Ông thường xuyên ăn cơm cùng nhân viên của mình tại nhà ăn công ty. Và mặc dù là người giàu có nhất giới thời trang nhưng hình ảnh của ông luôn gắn liền với những chiếc áo phông trắng đơn giản.
Bắc Mỹ: Tỷ phú Bill Gates
Tài sản: 77,1 tỷ USD
Quốc gia: Mỹ
Lĩnh vực: Công nghệ
20 tuổi, Bill Gates cùng với người bạn thuở hàn vi Paul Allen đã sáng lập nên Microsoft. Đến năm ông 31 tuổi, tập đoàn công nghệ của Bill Gates đã trở thành một đế chế hùng mạnh, đem lại cho ông rất nhiều tiền.
Tỷ phú Bill Gates. Ảnh: AP
Bill Gates từng là giám đốc điều hành của gã khổng lồ Microsoft cho đến năm 2000 và là Chủ tịch kiêm cổ đông lớn nhất của tập đoàn này tới năm 2014. Hiện nay, ở tuổi 60, Bill Gates không còn tích cực tham gia vào công việc của Microsoft. Thay vào đó, ông cùng với vợ là Melinda thường xuyên dành thời gian cho các chuyến từ thiện tại nhiều nơi khó khăn trên thế giới.
Theo NTD
MB hướng tới mô hình tập đoàn tài chính đa năng, cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói
Việc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) thành lập mới Công ty Tài chính tiêu dùng phù hợp với chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của MB, hướng tới mục tiêu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính đa năng, cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho Khách hàng...
Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Quân đội Lưu Trung Thái đã nói đến mục tiêu xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, khi ông tham dự lễ ký kết bàn giao sáp nhập Công ty Tài chính cổ phần Sông Đà (SDFC) vào MB ngày 18-3-2016.
Lễ ký kết bàn giao sáp nhập SDFC vào MB ngày 18-3-2016
Trước đó, quyết định sáp nhập SDFC vào MB đã nhận được sự đồng thuận cao của các cổ đông MB tại Đại hội đồng cổ đông bất thường tổ chức vào tháng 10-2015 và chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước tại Quyết định số 145 QĐ-NHNN ngày 4-2-2016.
Theo đó, kể từ ngày 18-3-2016, MB sẽ chính thức tiếp nhận chuyển giao và kế thừa nguyên trạng mọi tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp, các khoản nợ, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của SDFC theo tình trạng thực tế tại ngày sáp nhập. MB sẽ tiếp nhận và thực thi quyền sở hữu đối với thương hiệu, hình ảnh, mã chứng khoán và các tài sản trí tuệ khác của SDFC; kế thừa tất cả các quyền và nghĩa vụ của SDFC theo các hợp đồng, giao dịch hợp pháp còn hiệu lực được ký giữa SDFC và bên thứ ba trước ngày ký kết và sẽ bị ràng buộc bởi các hợp đồng đó...
Phát biểu tại lễ ký kết bàn giao, ông Lưu Trung Thái cho biết: "Việc MB tham gia tái cơ cấu SDFC thể hiện trách nhiệm và quyết tâm của MB trong việc thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế đất nước".
Theo ông Lưu Trung Thái, cùng với việc sáp nhập SDFC, MB đã được Ngân hàng Nhà nước cấp phép thành lập Công ty con hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng (MFinance)với mức vốn điều lệ là 500 tỷ đồng.
"Việc thành lập mới Công ty Tài chính tiêu dùng phù hợp với chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của MB, hướng tới mục tiêu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính đa năng, cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho khách hàng, góp phần tăng trưởng doanh thu, thu nhập, từ đó tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông, đối tác, khách hàng trong tương lai" - ông Lưu Trung Thái nói.
Sau lễ ký kết bàn giao, MB xúc tiến triển khai công tác chuẩn bị để đưa Công ty TNHH Một thành viên Tài chính MB đi vào hoạt động trong quý III năm 2016. Theo chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước tại giấy phép số 27/GP-NHNN, MB cũng đang tích cực tìm kiếm đối tác chiến lược nhằm tạo điều kiện gia tăng sự hỗ trợ tài chính, kinh nghiệm, công nghệ.... của các tổ chức có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng tiêu dùng.
Theo_An ninh thủ đô
Mô hình cho ngân hàng Việt Cùng với sự phát triển của đất nước, xu hướng thành lập các tập đoàn tài chính- ngân hàng là tất yếu để hưởng lợi từ kinh tế quy mô và khai thác tốt hơn lợi thế kinh tế chi phí. Mô hình ngân hàng mẹ-công ty con như của OCBC được cho là phù hợp với các ngân hàng Việt Bài viết...