Điểm danh những món ngon ‘làm từ sợi’ của ẩm thực Việt
Ngoài cơm ra thì những món ăn được làm từ sợi rất phổ biến không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Việt. Cùng điểm danh qua những món được làm từ sợi để có cái nhìn thú vị hơn nền ẩm thực nước nhà.
Việt Nam không chỉ có những kỳ quan thiên nhiên kỳ vỹ, hoành tráng mà nền ẩm thực cũng rất phong phú đa dạng. Ngoài cơm ra thì những món ăn được làm từ sợi rất phổ biến không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Việt.
Phở – Món quà sáng phổ biến trong bữa sáng người Hà Nội
Phở là một món ăn quen thuộc của người Việt Nam. Phở có mặt ở khắp mọi nơi, từ những nhà hàng sang trọng hay những quán vỉa hè. Nhưng cho dù ở đâu đi chăng nữa thì phở có một phong vị riêng mà không lẫn vào đâu được.
Phở là món ăn phổ biến của người Hà Nội. Ảnh: Pinterest
Một bát phở ngon đúng điệu thì phải có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố: nguyên liệu tươi ngon và hoa tay khéo léo của người nấu. Một bát phở chuẩn phải có bánh phở, nước dùng, thịt (gà, bò…) và các loại rau thơm cùng gia vị ăn kèm (hành, mùi, dấm, chanh, tỏi, ớt, hạt tiêu…).
Một buổi sáng đầu đông ngồi xuýt xoa bên bát phở nghi ngút khói thật ấm lòng. Ảnh: Japo
Bánh phở được làm từ bột gạo, xay nhuyễn rồi tráng mỏng như bánh cuốn và cắt thành sợi nhỏ. Linh hồn của một bát phở ngon là nước dùng. Tùy mỗi loại phở là nước dùng được ninh từ những loại xương khác nhau và thời gian ninh khác nhau. Nhưng để một bát phở ngon đúng điệu thì cần phải có những nguyên liệu tươi ngon, thời gian nấu đúng chuẩn, cách nêm nếm hợp lý.
Các loại phở ngoài gà và bò tái còn có thêm sốt vang, phở gầu, phở nạm gầu và biến tấu của món phở nước là phở xào, phở trộn, phở chiên phồng, phở chiên trứng, phở chua…
Bún – món ăn dễ chế biến và “dễ ăn”
Bún là món ăn phổ biến chỉ sau phở trong ẩm thực Việt. Bún có nhiều biến tấu khác nhau, nhưng tất cả đều có một công thức chung cho một bát phở nước là sợi bún, nước dùng, thịt/tôm/cá/cua… các loại rau và gia vị ăn kèm.
Bún ốc là một đặc trưng cho ẩm thực Hà Nội. Ảnh: Savouryday
Bánh phở thường có dạng dẹt và mỏng thì bún lại có sợi hình tròn, màu trắng đục dẻo và dai hơn phở. Cũng giống với phở, linh hồn của món bún nước chính là nước dùng. Tùy vào mỗi loại bún mà công thức nước dùng cũng khác nhau.
Linh hồn của món bún ngan ngon đúng điệu là nước dùng ngọt thanh, thơm lừng. Ảnh: foody
Video đang HOT
Các loại bún thường gặp như bún chan (bún nước), bún trộn, bún chấm, bún xào… Mỗi vùng miền lại có những món bún đặc trưng. Miền Bắc có bún thang, bún đậu mắm tôm ăn kèm chả cốm, bún chả nướng, bún ốc, bún cá rô đồng… còn miền Trung có bún bò giò heo của Huế, bún sứa Nha Trang, bún mắm nêm Đà Nẵng, miền Nam lại có bún nước lèo của Sóc Trăng, bún mắm, bún cá Châu Đốc…
Bún chả là một đặc sản không nên bỏ lỡ khi đến Hà Nội. Ảnh: danang.vn
Miến – món dành cho người muốn giảm cân
Miến có hình dáng giống với bún nhưng nguyên liệu để làm nên miến là từ củ của cây dong riềng, đậu xanh và bột sắn. Do vậy sợi miến thường dẻo, dai và trong. Miến sau khi chế biến được phơi khô và đóng thành từng bó hoặc túi.
Miến là món ăn được dành cho người giảm cân bởi thành phần các loại nguyên liệu làm ra miến chứa rất ít tinh bột nhưng lại giàu năng lượng, giúp cho người có mỡ thừa không cần hấp thụ lượng lớn tinh bột mà vẫn đủ năng lượng để hoạt động, do thế những người giảm cân thường rất hay ăn miến.
Miến lươn – món ngon giàu dinh dưỡng. Ảnh: Savouryday
Có rất nhiều loại miến như miến lươn, miến ngan, miến gà, miến lòng mề, miến trộn, miến xào… Miến không chỉ xuất hiện trong bữa sáng của người Việt mà còn ở các quán hàng ăn từ sang trọng cho đến bình dân.
Nếu như quá quen thuộc với món miến nước nhàm chán, bạn có thể đổi sang thử miến trộn. Miến trộn là khúc biến tấu của miến nước. Giống với bún trộn hoặc phở trộn, một bát miến trộn cũng gồm các thành phần như sợi miến được chần qua nước sôi sau đó trộn với thịt bò chần hoặc cá chiên giòn, thêm đậu phụ rán, lạc rang, rưới thêm tí sa tế cay thơm nồng và một chút rau chần sau đó trộn chung với nhau. Rau chần thường là rau muống, rau cần hoặc có thể là rau cải.
Mỳ – một món ăn không thể thiếu trong ẩm thực người Việt
Mỳ là món ăn vô cùng phổ biến trong bữa ăn của người Việt Nam. Việt Nam tiêu thụ mỳ đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản. Mỳ là một món ăn lót dạ, thường được dùng vào bữa sáng hoặc bữa xế, hoặc ăn lót lòng cho ấm bụng trước khi ngủ đối với những ai trót bỏ qua bữa tối.
Mỳ gà. Ảnh: Phuonganhuni
Các món ăn từ mì gồm có mỳ tôm, mỳ bò, mỳ gà, mì sườn ngũ quả, mỳ vằn thắn… nhưng không thể không nhắc đến Mỳ Quảng – một món ăn làm nên thương hiệu cho Quảng Nam. Khác với các món mì khác khi ăn thì chan nước ngập mì, mì Quảng lại được ăn khô hơn, chan nước sền sệt chỉ đủ để thấm ướt mỗi sợi mì thôi. Mì Quảng là món ăn nổi tiếng của người dân xứ Quảng, mì thường được ăn kèm với tôm nõn, thịt nạc, trứng, hành khô phi thơm hoặc có thể biến tấu ăn cùng với sủi cảo…
Mỳ Quảng. Ảnh: Savouryday
Bánh đa – món ăn lạ miệng giàu dinh dưỡng
Bánh đa cũng giống với phở nhưng sợi của bánh đa to hơn và dai hơn, sợi bánh đa chính là sợi phở thái to bản và phơi khô. Các món ăn từ bánh đa của ẩm thực Việt thường có bánh đa nước và bánh đa trộn.
Bánh đa cua Hải Phòng. Ảnh: Haiphong.gov.vn
Nhắc đến bánh đa mà không nhắc món bánh đa cua của Hải Phòng là một thiếu sót lớn, một món ăn làm nên thương hiệu cho Hải Phòng. Một bát bánh đa cua ngon, thường mang những màu sắc rất hấp dẫn của gạch cua đồng, màu nâu của bánh đa, màu xanh thẫm của chả lá lốt, xanh tươi của hành lá hòa quyện với sắc đỏ của ớt và vàng rộm của hành phi.
Bát bánh đa cua nóng hổi dai dai với vị ngọt của nước dùng cua và xương, vị dai của chả cá, thơm lừng của chả lá lốt sẽ hấp dẫn các thực khách ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Hủ tiếu – món ăn làm nên thương hiệu cho người Sài Thành
Nếu như ở miền Bắc phở là món ăn thường xuyên được xuất hiện trên bàn ăn của người Hà Nội thì hủ tiếu là món ăn không thể thay thế cho bữa sáng hoặc bữa xế của người Sài Thành.
Tuy có nguồn gốc từ Trung Hoa nhưng sự giao thoa văn hóa qua hàng nghìn năm và sự biến tấu ẩm thực đã hình thành nên một món hủ tiếu đậm đà phong vị Nam Bộ mà mỗi lúc đi xa, món ăn này khiến người ta lưu luyến mãi không thôi.
Một bát hủ tiếu thường gồm bánh hủ tiếu, nước dùng, giá đỗ, hẹ, thịt, bò viên, tương ớt… Có nhiều loại hủ tiếu như hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu gõ, hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Trung Hoa, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu Sa Đéc.
Hủ tiếu Nam Vang. Ảnh: Flickr
Hủ tiếu gõ là một nét văn hóa độc đáo của người Nam Bộ, dùng để chỉ một loại hủ tiếu bình dân của người bán hủ tiếu dạo. Hủ tiếu không được bán cố định ở một địa điểm và được người bán vận chuyển trên xe đạp hoặc xe máy như những gánh hàng rong vậy. Người bán sẽ dùng một dụng cụ để gõ và phát ra tiếng đặc trưng, dễ nhận biết nên món ăn này được gọi với tên là hủ tiếu gõ.
Hủ tiếu Nam Vang – nét độc đáo trong văn hóa ẩm thực Sài Thành. Ảnh: Mediacdn
Ẩm thực góp phần làm nên sự đa dạng của văn hóa vùng miền. Nếu có điều kiện bạn đừng bỏ lỡ cơ hội ngao du khắp mọi miền đất nước để thưởng thức những món ngon được làm từ sợi để có những trải nghiệm thú vị cho bản thân.
Theo Thể Thao Việt Nam
Lẩu hơi Món lẩu thơm ngon, không ám mùi rất đáng thử cho buổi tụ tập cuối năm
Tất cả các nguyên liệu như thịt, cá, rau củ đều cho vào nồi hấp với nguyên liệu tươi ngon, ít béo, không ám mùi sẽ là món ăn đáng để thử trong những bữa liên hoan gia đình, bạn bè cuối năm nay.
Món lẩu hơi đã có mặt ở Việt Nam từ cuối năm 2016, tuy nhiên cho đến bây giờ thì nó vẫn là cái tên khá xa lạ với nhiều người. Vậy lẩu hơi là gì, cách thức ăn như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Dù được gọi là lẩu nhưng món này lại không có nước dùng, đồ ăn được làm bằng hệ thống hơi nước công suất lớn chứ không nhúng vào nước như thông thường. Vì được hấp nên món ăn có ưu điểm là ít béo, không bị ám mùi như lẩu nước hay lẩu nướng. Bên cạnh đó, do là món hấp nên không có tẩm ướp gì nhiều, tất cả phụ thuộc vào độ tươi ngon của nguyên liệu, khi ăn cảm nhận rõ được độ ngọt của thực phẩm, giữ được chất dinh dưỡng và thân thiện với sức khỏe con người.
Rất nhiều người băn khoăn rằng nếu được hấp thì thực phẩm bao giờ mới chín để ăn. Đừng lo, món lẩu hấp này được thiết kế riêng biệt, bếp có công suất lớn nên chỉ cần vài phút là món ăn có thể chín ngay. Ngay cả gà hấp - Một trong những đồ ăn mất thời gian nhất cũng chỉ cần đến 8 phút là chín mà thôi thì tính ra cũng không phải quá lâu.
Món lẩu hơi này thường được kết hợp với nồi cháo ở ngăn dưới. Món cháo này được ninh từ nước cốt của các loại thực phẩm ở trên nên rất ngọt và chất lượng, ai ăn cũng phải trầm trồ. Có thể nhiều người còn lạ lẫm với món lẩu hơn này nhưng nếu muốn đổi món hãy thử một phiên bản lẩu lạ sau những chầu lẩu nhúng, lẩu nướng bất tận trong tháng cuối năm bạn nhé!
Cùng điểm qua một số địa chỉ lẩu hơi ở Hà Nội nhé!
1. iSteam
iSteam nằm ở phố Nguyễn Thị Định, đây là nơi tập trung nhiều nhà hàng Hàn Quốc. Dù khai trương chưa quá lâu nhưng đã thu hút rất nhiều bạn trẻ. Menu khá đa dạng với rau củ, hải sản đến cả những đặc sản như heo rừng, gà ác. Ngoài ra, quán còn chịu khó biến tấu ngay từ những nguyên liệu cơ bản, chẳng hạn như bò, ngoài menu bò đơn thuần còn có bò cuộn nấm, bò cuộn măng tây...
Ở iSteam có 2 loại lẩu chủ yếu là dimsum và hải sản. Dimsum thì không phải quán hay nhà hàng lẩu hơi nào cũng phục vụ đâu nhé, còn hải sản ở đây thì rất da dạng, tươi ngon, chất lượng. Các loại tôm, bề bề, cua, ghẹ... đều chỉ vớt từ bể lên khi có khách gọi nên tươi, khi ăn sẽ cảm nhận ngay được cái ngọt và chắc thịt, ngọt. Ngoài ra, nhà hàng này cũng rất để ý đồ chấm khi có đến 3, 4 loại nước chấm khác nhau để tôn lên hương vị của rau, thịt, hải sản...
Nồi hấp ở đây gồm 1 ngăn cháo ở dưới và 1 khay hấp. Tuy nhiên khay hấp có đường kính khá to, khoảng 35 cm nên hấp được lượng đồ ăn lớn trong cùng 1 lúc. Bởi chỉ có một khay hấp nên quán khuyến cáo bạn nên hấp riêng từng món để dễ căn thời gian. Nhưng nếu muốn, bạn có thể hấp chung mỗi thứ một chút, có điều cách làm này cần để ý kỹ thời gian để tránh đồ bị quá chín hay chưa chín đã gắp.
2. Lẩu Sauna
Đây được xem là một trong những nhà hàng tiên phong trong phong trào lẩu hơi ở Hà Nội. Vì ở phố cổ nên không gian quán có phần hơi chật chội nhưng chất lượng lại nhận được nhiều lời khen gợi của khách. Thực đơn của quán vô cùng đa dạng từ chim, gà, bò, tôm, ngao...Tuy nhiên lại không được chọn món mà làm sẵn các combo kết hợp gà, bò, cá, hải sản với giá dao động từ 200.000 - 350.000 đồng/người, tuỳ lựa chọn.
Điểm đặc biệt của quán lẩu này là nồi hấp có nhiều tầng, thường được hấp tầng trên là rau củ, ở dưới là thịt gà, cuối cùng là cháo hoặc canh nên dễ hấp riêng từng món ở mỗi khay mà vẫn không tốn nhiều thời gian đợi các món lâu chín như gà hay hải sản.
Một vài điểm cộng nữa của quán này là bát đũa mỗi người đều được đóng trong túi đựng thực phẩm, quán không hút thuốc. Ngoài ra, quán cũng cho thực khách lựa chọn món phụ là hoặc cháo, hoặc cách loại canh nấm, canh khoai, canh măng, tùy theo set đồ bạn chọn. Như thế, khách sẽ có sự lựa chọn đa dạng hơn về món cuối. Hiện tại quán này từ một cơ sở ban đầu đã tăng lên 3 cơ sở ở khắp Hà Nội.
Theo Amthuc365
Phở sẽ là di sản văn hóa phi vật thể? Theo các chuyên gia, trên cơ sở kiểm kê phở kỹ lưỡng có thể nghĩ đến việc ghi danh đưa món ăn này thành di sản văn hóa phi vật thể. Giới thiệu cách thái bánh phở tại khu ẩm thực Hà Nội ở Bảo tàng Hà Nội. (Ảnh: Trinh Nguyễn) Hà Nội lên kế hoạch kiểm kê phở Sở VH-TT TP.Hà Nội...