Điểm chuẩn ĐH tăng đột biến: Bộ GD-ĐT cần sớm công bố đổi mới thi năm tới

Theo dõi VGT trên

Điểm chuẩn xét tuyển vào các trường ĐH dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay tăng ngoài sức tưởng tượng, khiến học sinh dự thi năm tới đang rất hoang mang lo lắng.

Điểm chuẩn ĐH tăng đột biến: Bộ GD-ĐT cần sớm công bố đổi mới thi năm tới - Hình 1

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 – ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT

Nhiều ý kiến đề nghị Bộ cần sớm công bố phương án thi cử, tuyển sinh năm nay để việc dạy và học có thời gian thích ứng.

Đề xuất trên có cơ sở khi trong tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn đã phát biểu: tinh thần là tuyển sinh ĐH năm 2022 sẽ có sự đổi mới để thích nghi với việc kỳ thi tốt nghiệp THPT phải năng động hơn và tăng cường phân cấp trước ảnh hưởng của dịch bệnh.

Không thể thi tốt nghiệp THPT cùng một thời điểm

Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý – Giáo dục TP.Hà Nội, thành viên tổ tư vấn của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và cũng là chủ tịch hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), cho rằng nếu thay đổi cách thức thi cử của một kỳ thi lớn để áp dụng ngay trong năm học này thì Bộ GD-ĐT cần phải công bố càng sớm càng tốt.

Đã có dự thảo kịch bản đổi mới thi tốt nghiệp THPT năm 2022?

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, năm tới tùy tình hình thực tế, Bộ sẽ có chỉ đạo để các trường tăng cường tự chủ như các trường liên kết với nhau tổ chức kỳ thi riêng bên cạnh kỳ thi tốt nghiệp THPT. Nhưng quan điểm chung là không tạo áp lực, thí sinh không phải dự thi hay đi lại nhiều lần, không tạo ra những thay đổi đột biến so với hiện tại mà vẫn chọn được đầu vào như mong muốn.

Theo nguồn tin của Thanh Niên , dự thảo kịch bản đổi mới thi tốt nghiệp THPT năm 2022 đã xây dựng xong và đang được trình lãnh đạo Bộ xem xét trước khi đưa ra lấy ý kiến góp ý.

Theo ông Lâm, việc đổi mới kỳ thi là đòi hỏi tất yếu của cuộc sống cũng như của chất lượng giáo dục, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay. Tuy nhiên, ông Lâm cho rằng để giao kỳ thi tốt nghiệp THPT cho các địa phương, trong đó có cả việc ra đề theo hướng chuẩn hóa, xây dựng đề dựa trên ma trận, đặc tả không thể nói là làm ngay được. Năng lực ra đề không đồng đều ở các trường, địa phương nên trước mắt Bộ phải ban hành được hướng dẫn cách thức ra đề kiểm tra, đánh giá theo hướng chuẩn hóa; các địa phương phải chuẩn bị nhân lực được đào tạo, tập huấn bài bản, cần có đủ thời gian chuẩn bị để mỗi địa phương xây dựng ngân hàng đề thi đủ lớn.

Trường hợp địa phương nào khó khăn thì Bộ có thể hỗ trợ về đề thi nhưng không nên để Bộ ra đề cho cả nước và tất cả các tỉnh, thành phải thi tốt nghiệp THPT cùng một thời điểm như hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến khác nhau ở mỗi địa phương.

Ông Lâm cho rằng muốn kỳ thi tốt nghiệp THPT không nặng nề, áp lực thì việc đánh giá học sinh trong suốt quá trình học phải đi vào thực chất hơn và có những công cụ giám sát để đảm bảo công bằng giữa từng nhà trường, từng địa phương.

Điểm chuẩn ĐH tăng đột biến: Bộ GD-ĐT cần sớm công bố đổi mới thi năm tới - Hình 2

Dòng trạng thái của một thí sinh trên trang Cộng đồng sinh viên 2K3 – FBNV

Điểm thi THPT không thật sự phù hợp để phân loại học sinh giỏi

PGS Chu Cẩm Thơ, Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục VN, cho rằng đã đến lúc không thể còn “1 kỳ thi quyết định mọi số phận”. Thay vào đó, quá trình học tập được đánh giá, quản lý để hồ sơ học tập của học sinh (HS) sẽ được lưu, dùng để tuyển sinh ở các cấp học sau. Các trường ĐH tự chủ tuyển sinh, tuyển sinh nhiều hình thức, nhiều thời điểm, tăng cơ hội lựa chọn cho người học.

PGS Chu Cẩm Thơ cũng đề nghị cần có sự đánh giá quá trình học tập, kết quả học tập… của sinh viên trúng tuyển bằng các hình thức khác nhau, ở bậc ĐH để đánh giá tác động và chất lượng của các hình thức thi.

Video đang HOT

GS-TS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng cho rằng điểm thi THPT ngày càng tỏ ra không thật sự phù hợp để phân loại HS giỏi, xuất sắc nhằm mục tiêu xét tuyển ĐH, nhất là với các ngành và trường “hot”. Để tăng chất lượng đầu vào, năm nay nhiều trường cũng đã tăng tỷ lệ xét tuyển thẳng với HS giỏi trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, HS có điểm thi ACT, SAT và các chứng chỉ quốc tế khác.

GS Đức nêu quan điểm: Từ thực tế của các phương thức tuyển sinh ĐH và kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT như hiện nay, gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về việc đổi mới tuyển sinh ĐH, một lần nữa lại vô cùng cấp thiết. Việc thành lập các trung tâm khảo thí đủ năng lực và kinh nghiệm để tổ chức các kỳ thi tuyển sinh vào ĐH là kinh nghiệm nhiều nước đã thực hiện, và VN cũng đang triển khai (như ở 2 ĐH quốc gia và một số trường ĐH khác).

Tuy nhiên, cần có sự kiểm soát chất lượng và cầm trịch của Bộ để có sự tương đương chuyển đổi phù hợp giữa các bài thi của các trung tâm khảo thí khác nhau, không chỉ phục vụ tuyển sinh mà còn để xử lý học vụ khi người học chuyển trường, chuyển ngành một cách khách quan, công bằng.

Điểm chuẩn ĐH tăng đột biến: Bộ GD-ĐT cần sớm công bố đổi mới thi năm tới - Hình 3

Thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Năm 2022, sẽ có thay đổi về kỳ thi này? – Đ.L

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT nói gì?

Tại Hội nghị tổng kết và triển khai nhiệm vụ năm học mới của bậc ĐH, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng năm 2022 sẽ là bước đi đầu, khả năng sẽ là năm có bước giao thời, chuẩn bị cho đổi mới toàn diện hơn vào năm sau sẽ được lấy ý kiến và hoàn thiện hơn trong thời gian tới.

Người đứng đầu ngành GD-ĐT chỉ ra có một việc có thể làm ngay, đó là: 2 ĐH quốc gia và các ĐH vùng, nơi nào chưa có thì cần bắt tay vào xây dựng hệ thống các trung tâm khảo thí. Đặc biệt, các ĐH vùng sẽ đóng vai trò là hạt nhân cho việc kiểm tra, đánh giá, tuyển sinh trong thời gian sắp tới. Bộ trưởng Sơn đề nghị các ĐH vùng cần tập trung các dự án, nguồn đầu tư thường xuyên và cả trung hạn, ưu tiên cao cho xây dựng các hệ thống khảo thí kiểm tra đánh giá để tạo tiền đề cơ sở vật chất cho chủ trương đổi mới thi trong thời gian tới.

Thực tế, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2 năm qua đã diễn ra rất căng thẳng, vất vả do vừa phải thực hiện ở quy mô kỳ thi quốc gia, vừa phòng chống dịch bệnh. TP.HCM là địa phương đã có ít nhất 3 lần đề nghị Bộ giao cho địa phương tự tổ chức thi và công nhận tốt nghiệp THPT, từ năm 2016 đến nay.

Kết thúc đợt 1 kỳ thi năm 2021, trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên về đề xuất này của TP.HCM, ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Trưởng ban Chỉ đạo cấp quốc gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, cho rằng: “Bộ cũng đồng ý với đề xuất phải hướng tới việc phân cấp kỳ thi về cho địa phương, nhưng việc phân cấp phải có lộ trình khi có đủ các điều kiện quan trọng. Trước hết, phải đảm bảo công bằng trong cách ra đề thi. Phải đảm bảo đề thi của tất cả các địa phương đều có một chuẩn chung, mức độ đánh giá công bằng, có cùng chuẩn đầu ra phù hợp để công nhận tốt nghiệp THPT. Thực tế các năm qua, Bộ đang làm theo hướng phân cấp kỳ thi về cho các địa phương. Hiện chủ yếu Bộ chỉ ban hành quy chế, ra đề thi và như vậy nên tổ chức thi cùng một thời điểm”.

Mới đây nhất, khi dư luận hoang mang về điểm chuẩn vào ĐH năm nay quá cao, ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng cho biết Bộ này đang xây dựng lộ trình để kỳ thi tốt nghiệp THPT đi vào thực chất hơn, các trường ĐH tự chủ hơn trong tuyển sinh. Chủ trương này từng bước được đưa vào thực tế bằng việc một số trường đã xây dựng phương án xét tuyển khác nhau với các kỳ thi riêng như đánh giá năng lực, đánh giá tư duy.

Xác lập lại vị thế người thầy: Bắt đầu từ đâu, làm thế nào ?

Trao đổi với Thanh Niên, nhiều nhà giáo cho biết hơn ai hết họ mong mỏi vị thế nhà giáo được xác lập trở lại xứng đáng với công sức - tâm huyết của các thầy cô, với cả ý nghĩa mà nghề giáo mang đến cho xã hội.

Xác lập lại vị thế người thầy: Bắt đầu từ đâu, làm thế nào ? - Hình 1

Giáo viên mong mỏi vị thế nhà giáo được xác lập trở lại xứng đáng với công sức - tâm huyết của mình - NGỌC DƯƠNG

Theo các nhà giáo, họ mong mỏi vị thế của người thầy được xác lập như nó vốn có. Nhưng việc xác lập lại làm sao để không chỉ là lời nói suông và bắt đầu từ đâu, làm thế nào... là những câu hỏi không chỉ dành cho người đứng đầu ngành GD-ĐT mà còn nằm ở chính các nhà giáo.

Ngày thứ 2 làm việc tại Bộ GD-ĐT với tư cách Bộ trưởng, ông Nguyễn Kim Sơn đã có bức thư gửi các nhà giáo trên toàn quốc. Trong thư, tân Bộ trưởng đề cập "vị thế của nhà giáo", với sự thấu hiểu "chúng ta mong mỏi vị thế của nhà giáo chúng ta cần phải được củng cố, sự tôn nghiêm của nghề cần phải được giữ gìn".

Trao đổi với Thanh Niên, nhiều nhà giáo cho biết hơn ai hết họ mong mỏi vị thế nhà giáo được xác lập trở lại xứng đáng với công sức - tâm huyết của các thầy cô, với cả ý nghĩa mà nghề giáo mang đến cho xã hội.

Phải từ đời sống giáo viên

"Vị thế người thầy", từ ngày tôi theo nghề sư phạm, tôi luôn nghĩ đến điều tương tự. Con người ta sống và làm việc muốn hiệu quả, muốn phát triển thì phải có tình yêu với nghề và niềm tự hào, niềm kiêu hãnh làm nghề.

Suốt gần 30 năm dạy học, rất nhiều khi tôi có được niềm tự hào và kiêu hãnh ấy. Bởi vì sự trân trọng, yêu quý của học sinh, của cha mẹ học sinh như một thứ men dễ làm say lòng người, làm thăng hoa tình yêu nghề nghiệp nơi tôi.

Tuy vậy, cũng rất nhiều khi niềm kiêu hãnh và tự hào bị tổn thương, có những khi là trầm trọng. Nguyên nhân từ nhiều phía. Từ sự đãi ngộ không tương xứng mà càng ngày càng rõ, khoảng cách với các nghề khác ngày một xa là một nỗi day dứt của rất nhiều nhà giáo giỏi và tâm huyết.

Từ những bất công với nghề giáo mà ta thấy hằng ngày. Từ những giáo điều, sáo rỗng. Từ sự tha hóa của những người làm thầy. Từ sự chao đảo của ngành trong những năm qua...

Xác lập lại vị thế người thầy: Bắt đầu từ đâu, làm thế nào ? - Hình 2

ẢNH: NVCC

Vị thế người thầy mà được nâng cao thì sẽ là bước đột phá lớn. Nhưng bắt đầu từ đâu? Sẽ làm thế nào? Làm sao để đó không chỉ là lời nói suông? Đây là bài toán khó. Theo tôi, có lẽ phải từ đời sống giáo viên, từ sự đãi ngộ tương xứng, công bằng. Mặt khác, phải nâng tầm tri thức và hiểu biết cho những người đứng trên bục giảng. Chắc phải có nhiều hơn nữa sự tôn vinh và tri ân những người thầy giỏi. Phải làm sao để người thầy được tự hào khi làm tốt và phải xấu hổ khi làm tồi. Nếu có sự quyết tâm từ người đứng đầu thì chắc bài toán khó trên sẽ được giải dần dần.

Phạm Văn Hoan (Hiệu trưởng Trường PTCS Xã Đàn, Hà Nội)

Làm tốt vai trò dạy chữ, dạy người

Xác lập lại vị thế người thầy: Bắt đầu từ đâu, làm thế nào ? - Hình 3

ẢNH: NVCC

Khi nhà giáo làm tốt vai trò của người dạy chữ, dạy người, nhà giáo đã củng cố vị thế và xứng đáng với vị thế của mình. Nếu dạy xong một bài, làm xong một việc, người giáo viên cảm thấy hạnh phúc vì đã tận tâm, tận lực tìm tòi những giải pháp tốt nhất để lợi ích của học trò luôn được đặt lên trên hết thì người giáo viên đó chắc chắn không chỉ có tầm ảnh hưởng lớn lao, có vị trí quan trọng trong trái tim của mỗi học trò mà còn nhận được sự tin yêu, tôn trọng của cha mẹ học sinh. Cộng đồng những nhà giáo như vậy sẽ xây dựng được vị thế xứng đáng của nghề giáo trong xã hội.

Cũng có những ý kiến cho rằng nhiều nhà giáo đã làm rất tốt công việc của họ, nhưng vị thế mà họ được nhận chưa xứng đáng, do xã hội ngày nay bớt sự tôn trọng dành cho người thầy. Để nhìn nhận một vấn đề cần phải có sự bao quát. Không thể chỉ nhìn vào một vài hiện tượng để nói là xã hội không tôn trọng. Nếu thầy cô tâm huyết, hết lòng vì học trò, chịu khó trau dồi chuyên môn, sớm muộn gì cũng được phụ huynh, học sinh nhận ra và dành cho họ sự quý trọng.

Nguyễn Thị Thu Anh (Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Tất Thành - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội)

Nghĩ về học sinh để bồi đắp tình yêu nghề

Tôi đồng ý với Bộ trưởng, khi chúng ta nghĩ về học trò, thì chúng ta như được bù đắp những cảm giác mất mát, nếu có. Nếu nhận thức sâu sắc ý nghĩa về "nghề thầy", thì mỗi nhà giáo chúng ta sẽ tự biết cần phải làm gì để bồi đắp tình yêu nghề.

Xác lập lại vị thế người thầy: Bắt đầu từ đâu, làm thế nào ? - Hình 4

ẢNH: NVCC

Nếu một người thầy tồi, rất có thể họ sẽ làm hỏng nhiều thế hệ. Vì vậy giáo viên hãy giúp các em sống "đam mê" và có trách nhiệm; giúp các em có niềm tin vào bản thân mình. Phải là các em, bằng chính bản thân mình, làm cho cuộc sống của mình, của bao người khác tốt đẹp hơn.

Sự bền vững của xã hội cần được chăm bón từ những tâm hồn thơ ngây. Để một mai, các em lớn lên đủ sức thực hiện những khát vọng. Để các em có thể mở rộng trái tim, chào đón mọi người.

Một xã hội, với những con người như thế, chắc chắn sẽ tươi đẹp và đáng sống. Vậy nên, giáo viên hãy đem đến những điều đúng, những điều tốt đẹp, tiếp cho học sinh sức mạnh để tin vào lẽ đúng sai, có lý tưởng, có dũng khí, để vươn lên những tầm cao.

PGS Chu Cẩm Thơ (Phó trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam)

Hãy học hỏi và trau dồi để xứng đáng với học sinh

Xưa, khi người thầy là "đỉnh cao trí tuệ", là tinh hoa tri thức của xã hội, họ được trọng vọng. Nay, mọi sự đã khác. Người thầy nếu không chịu học hỏi thêm về chuyên môn kiến thức, không rèn luyện tu dưỡng nhân cách, không chăm chút trong cách đối nhân xử thế thì đừng trách vì sao xã hội không còn trân trọng như xưa!

Xác lập lại vị thế người thầy: Bắt đầu từ đâu, làm thế nào ? - Hình 5

ẢNH: NVCC

Đối tượng học sinh của chúng ta đã khác. Phụ huynh của chúng ta càng khác. Nên đừng nghĩ được gắn cái mác giáo viên mà mặc định họ phải tôn trọng. Đừng nghĩ mình là thầy cô mà áp đặt trò. Đừng nghĩ cái cách ngày hôm qua đúng là ngày mai cũng đúng. Tôi từng viết rất chân thành rằng "học trò là người thầy đặc biệt của tôi". Bởi vì tôi luôn học từ trò, luôn rút ra bài học kinh nghiệm cho mình từ trò. Muốn được học sinh và phụ huynh tôn trọng, hãy tôn trọng họ! Muốn được họ tôn trọng, hãy học hỏi và trau dồi để mình xứng đáng.

Phạm Thị Thái Lê (Giáo viên Trường THCS Marie Curie, Hà Nội)

Tiên trách kỷ, hậu trách nhân

Xác lập lại vị thế người thầy: Bắt đầu từ đâu, làm thế nào ? - Hình 6

ẢNH: NVCC

Thời gian gần đây có một số câu chuyện không vui của ngành giáo dục, là một trong những nguyên nhân khiến vị thế người thầy chưa thực sự tương xứng với những nỗ lực của các thầy cô giáo. Là những người trong nghề, chúng tôi luôn nhắc nhau mỗi khi xảy ra sự việc không vui: "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân".

Chúng tôi tự nhận thức ý nghĩa của chữ "thầy" bao hàm cả nhân cách, tri thức trong đó. Người thầy thực sự cần tấm lòng bao dung, tâm huyết, yêu nghề và công tâm... luôn tự giác nâng cao nghiệp vụ, mở mang vốn tri thức và bắt kịp xu thế đổi mới của giáo dục.

Là những nhà giáo dạy học ở cấp THCS, cấp học mà học sinh ở độ tuổi có sự thay đổi tâm sinh lý, chúng tôi vẫn tự nhận thức được rằng người thầy lại càng phải yêu thương và bao dung với trò. Phải luôn đóng vai người truyền lửa tích cực cho học trò, phải nhận thấy ở mỗi học sinh một thế mạnh để biết chia sẻ và không tạo áp lực cho các em.

Đồng thời nhiều khi người thầy còn phải là người thuyết phục phụ huynh chọn con đường phù hợp với con mình, để các con thấy việc học là vừa sức, và như thế các con mới thấy hạnh phúc.

Nguyễn Thị Diệu Hà - (Trường THCS Ngọc Lâm, Q.Long Biên, Hà Nội)

https://thanhnien.vn/giao-duc/diem-chuan-dh-tang-dot-bien-bo-gd-dt-can-som-cong-bo-doi-moi-thi-nam-toi-1452047.html
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Mẹ cứu con và kẹt lại trong căn nhà bị cháy khiến 3 người chết ở TPHCMMẹ cứu con và kẹt lại trong căn nhà bị cháy khiến 3 người chết ở TPHCM
7 giờ trước
Bắt gặp nữ diễn viên từng thi Hoa hậu đi bán chân gà ở chợ đêm, còn nói 1 câu khiến ai cũng xót xaBắt gặp nữ diễn viên từng thi Hoa hậu đi bán chân gà ở chợ đêm, còn nói 1 câu khiến ai cũng xót xa
3 giờ trước
Bảo mẫu liên tục tát 'bôm bốp' vào đầu, mặt bé gái khoảng 1 tuổiBảo mẫu liên tục tát 'bôm bốp' vào đầu, mặt bé gái khoảng 1 tuổi
5 giờ trước
Xác minh ô tô biển xanh vượt đèn đỏ ở Bình DươngXác minh ô tô biển xanh vượt đèn đỏ ở Bình Dương
5 giờ trước
Cindy Lư lừa Đạt G chuyện mang thai, bạn trai nói ngay 1 câu khiến nhà gái và netizen "câm nín"Cindy Lư lừa Đạt G chuyện mang thai, bạn trai nói ngay 1 câu khiến nhà gái và netizen "câm nín"
6 giờ trước
Nữ NSƯT bán nhà 7,5 tỷ đồng ở trung tâm TP.HCM, đóng cửa sân khấu kịch Quận 1, U50 lẻ bóngNữ NSƯT bán nhà 7,5 tỷ đồng ở trung tâm TP.HCM, đóng cửa sân khấu kịch Quận 1, U50 lẻ bóng
4 giờ trước
Kim Soo Hyun phản hồi cáo buộc ép Sulli đóng cảnh nóng, chỉ 1 câu mà bị chế giễu khắp MXHKim Soo Hyun phản hồi cáo buộc ép Sulli đóng cảnh nóng, chỉ 1 câu mà bị chế giễu khắp MXH
5 giờ trước
Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?Im Si Wan cắt đứt quan hệ với Kim Soo Hyun?
4 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ngô Thanh Vân dạo này: Im lặng trước nghi vấn bầu bí nhưng lại làm điều này vì bụng đã lớn vượt mặt?

Ngô Thanh Vân dạo này: Im lặng trước nghi vấn bầu bí nhưng lại làm điều này vì bụng đã lớn vượt mặt?

Sao việt

3 giờ trước
Ngô Thanh Vân vẫn thường xuyên đăng story nhưng chỉ là các bài quảng cáo về nhà hàng và một số hình ảnh cận mặt chứ không chụp vóc dáng.
"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt

"Nước mắt cá sấu" của HIEUTHUHAI lọt top trending sau chưa đầy 24 giờ ra mắt

Nhạc việt

3 giờ trước
Ra mắt vào tối 1/4, tính đến chiều 2/4, MV Nước mắt cá sấu của HIEUTHUHAI đã lọt top 2 trending YouTube danh mục âm nhạc, xếp sau MV Bắc Bling của Hòa Minzy.
Sự thật về sao nam đóng phim hot Địa Đạo: Giàu nhất showbiz Việt, hát không cát xê, là chủ 2 khu du lịch sinh thái

Sự thật về sao nam đóng phim hot Địa Đạo: Giàu nhất showbiz Việt, hát không cát xê, là chủ 2 khu du lịch sinh thái

Hậu trường phim

3 giờ trước
Ngoài đời thực, NSƯT Cao Minh được biết đến như ông hoàng nhạc đỏ của miền Nam. Ông có cuộc sống tha thái, dư dả và vướng nhiều lời đồn rằng đang sở hữu khối tài sản khổng lồ.
4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!

4 phim 18+ gây tranh cãi nhất lịch sử: Đọc nội dung thôi đã rùng mình!

Phim âu mỹ

3 giờ trước
Đây là 4 trong số các bộ phim 18+ gây ra nhiều tranh cãi nhất lịch sử điện ảnh, với nội dung khiến người xem sốc nặng.
Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh

Đã khởi tố 22 bị can liên quan đến Công ty cây xanh Công Minh

Pháp luật

4 giờ trước
Theo báo cáo, trong 6 vụ việc được Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Quảng Bình theo dõi, chỉ đạo, có 4 vụ đã giải quyết xong; 2 vụ đang giải quyết.
Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con

Nam thanh niên bị hất tung lên không trung sau cú đâm vào ô tô con

Tin nổi bật

4 giờ trước
Điều khiển mô tô không có biển kiểm soát đâm vào ô tô đang di chuyển trên tỉnh lộ ở Thanh Hóa, một nam thanh niên bị hất tung lên không trung.
Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?

Khi Chim Nhạn Trở Về kết thúc gây tiếc nuối: Hạnh phúc dở dang cho Hàn Nhạn và Vân Tịch?

Phim châu á

4 giờ trước
Phó Vân Tịch và Trang Hàn Nhạn sống hạnh phúc bên nhau. Tuy vậy, độc tính trong người của Phó Vân Tịch lại không thể hóa giải hoàn toàn.
Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar

Người đàn ông mất 170 người thân trong trận động đất ở Myanmar

Thế giới

4 giờ trước
Một giáo sĩ Hồi giáo ở Myanmar, hiện làm việc tại Thái Lan, đã phải chịu nỗi đau mất 170 người thân trong trận động đất kinh hoàng ở Myanmar hôm 28/3.
Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'

Trấn Thành trở lại, Jessica Thanh Tú 'lộ diện' tại 'Em xinh say hi'

Tv show

5 giờ trước
Giám đốc Âm nhạc của Anh trai say hi JustaTee nay bất ngờ xuất hiện với nghệ danh mới Jessica Thanh Tú ở phiên bản nữ.
1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử

1 hành động của "hoa hậu Kpop" khiến Rosé (BLACKPINK) đơ người khó xử

Nhạc quốc tế

5 giờ trước
Tới ủng hộ người chị thân thiết biểu diễn tại Inkigayo, Rosé và Jisoo vừa trò chuyện, hỏi han nhau, vừa lên ý tưởng quay video challenge cho earthquake.
400 ngàn người ùa vào xem ảnh nghi Jennie (BLACKPINK) - V (BTS) hôn nhau đắm đuối

400 ngàn người ùa vào xem ảnh nghi Jennie (BLACKPINK) - V (BTS) hôn nhau đắm đuối

Sao châu á

5 giờ trước
Được biết, hình ảnh nghi Jennie - V khóa môi đã trở nên viral khắp mạng xã hội, thu hút về tới gần 400 ngàn lượt người xem chỉ sau thời gian ngắn.