Điểm chuẩn cao: Lạm phát điểm thi?
So với mức điểm chuẩn năm 2020, nhìn chung điểm chuẩn năm 2021 tăng như dự đoán, sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố phổ điểm thi năm 2021 có mức cao ở nhiều môn
Việc tăng điểm chuẩn được dự đoán dựa trên tình hình nhiều trường đã điều chỉnh chỉ tiêu xét tuyển sang các phương thức khác (khi kỳ thi tốt nghiệp không ổn định về thời gian) và số thí sinh đăng ký xét tuyển (ĐKXT) tăng nhiều (tăng 150.000 so với năm 2020).
Điểm chuẩn tăng ở ngành đông thí sinh đăng ký
Tuy nhiên, cũng cần phân tích chi tiết cho thấy điểm chuẩn chỉ tăng ở một số ngành và ở một số trường. Những “vùng đỏ” có rất đông thí sinh ĐKXT đã cho thấy điều đó khi thống kê số liệu nguyện vọng (NV) ĐKXT sau khi kết thúc thời hạn đăng ký dự thi. Đó là các nhóm ngành an ninh, quốc phòng (số NV1 ĐKXT/chỉ tiêu lên đến 567%), báo chí (311%), du lịch – khách sạn – nhà hàng (210%)…
Thí sinh dự thi đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 tại TP HCM .Ảnh: TẤN THẠNH
Ở quy mô trường, khá nhiều trường thu hút được thí sinh ĐKXT rất đông, gấp nhiều lần so với chỉ tiêu xét tuyển, như: Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM, Trường ĐH Công nghệ TP HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Tài chính Marketing, Trường ĐH Sài Gòn, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, Trường ĐH Sư phạm TP HCM, Trường ĐH Văn Lang, Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, Trường ĐH Mở TP HCM, Trường ĐH Kinh tế TP HCM…
Ở một số trường ĐH công lập khác – như các trường thành viên ĐHQG TP HCM, Trường ĐH Ngân hàng TP HCM, Trường ĐH Luật TP HCM, Trường ĐH Nông Lâm TP HCM, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường ĐH Y Dược TP HCM… – tuy số lượng NV ĐKXT không nhiều bằng nhưng do thu hút số thí sinh có điểm thi cao nên cũng có nhiều ngành tăng mạnh điểm chuẩn. Mức điểm chuẩn tăng trung bình chỉ khoảng 0,5-2, cá biệt có ngành tăng 4-5 điểm, còn tăng đến 8-9 điểm cũng có nhưng rất ít ở một số ngành của các trường ĐH phía Bắc.
Điểm cao vẫn rớt do chọn nguyện vọng
Đến thời điểm này, điểm chuẩn cao nhất được ghi nhận là ngành sư phạm ngữ văn của Trường ĐH Hồng Đức (30,5 điểm), ngành Hàn Quốc học khối C Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội (30 điểm), ngành xây dựng lực lượng (khối C, nữ) của Học viện Chính trị Công an Nhân dân (30,34 điểm).
Tất nhiên, trong thực tế, không thí sinh nào có tổng điểm thi 3 môn trên 30 điểm. Điểm chuẩn trúng tuyển được các trường ĐH công bố là điểm dành cho thí sinh ở khu vực 3 – khu vực không có ưu tiên. Như vậy, với mức điểm chuẩn này, bắt buộc thí sinh trúng tuyển phải được hưởng điều kiện ưu tiên để có điểm xét tuyển (điểm thi điểm ưu tiên) đạt mức điểm chuẩn. Điểm chuẩn trên 30 cũng có ở những năm trước chứ không phải mới có ở năm 2021. Điều này xảy ra với những ngành ít chỉ tiêu nhưng lại có nhiều thí sinh, đặc biệt là các thí sinh có điểm thi cao, ĐKXT…
Trên nguyên tắc, khi xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT, nếu thí sinh không trúng tuyển NV ở trên sẽ được tiếp tục xét ở các NV dưới; thí sinh vẫn có thể được xét trúng tuyển vào ngành có NV thấp hơn nếu đủ điểm chuẩn của ngành có NV thấp hơn. Tuy nhiên, nếu sắp xếp NV không hợp lý, các thí sinh điểm cao vẫn có nguy cơ không trúng tuyển bất kỳ NV nào. Điều này đã xảy ra từ nhiều năm nay chứ không chỉ ở năm 2021 và không hẳn là may rủi, vì thí sinh được điều chỉnh NV tối đa 3 lần sau khi biết điểm thi tốt nghiệp.
Thường thì một ngành tuyển sinh xét tuyển theo nhiều tổ hợp môn thi. Từ nhiều năm nay, để đơn giản trong kỹ thuật, nhiều trường định mức điểm chuẩn trúng tuyển bằng nhau cho tất cả các tổ hợp xét tuyển. Hệ quả là thí sinh sẽ chọn tổ hợp mình có điểm cao nhất để ĐKXT. Năm 2021, khi phổ điểm thi môn tiếng Anh vượt trội hơn các môn khác thì những thí sinh có điểm thi môn tiếng Anh cao sẽ có lợi thế hơn khi xét tuyển. Đây là một thực tế mà thí sinh phải chấp nhận, vì “luật chơi” đã được công bố trước.
Video đang HOT
Số thí sinh có điểm cao nhưng vẫn trượt tất cả các NV thì năm nào cũng có nhưng không phải là quá nhiều. Vấn đề nằm ở chỗ chiến lược chọn và sắp xếp thứ tự các NV ĐKXT, vừa theo mong muốn của thí sinh nhưng cũng phải theo mức độ điểm thi và tham khảo điểm chuẩn của các ngành liên quan ở những năm trước. Hy vọng các thí sinh này cũng đã được xét trúng tuyển bằng các phương thức khác vào ngành, vào trường mình mong muốn, để không có tình trạng thí sinh điểm cao vẫn không trúng tuyển vào trường nào.
Tổ hợp có môn tiếng Anh điểm chuẩn tăng mạnh
Điểm chuẩn các tổ hợp môn thi có môn tiếng Anh tăng mạnh vì tiếng Anh là môn có điểm trung bình tăng mạnh nhất trong 9 môn thi năm 2021 (1,3 điểm), trong khi các môn khác tăng ít, thậm chí nhiều môn giảm. Chỉ riêng số điểm 10 ở môn tiếng Anh năm 2021 đã tăng gần 20 lần năm 2020 (4345 so với 225).
Thêm 3 trường ĐH ở TP HCM công bố thông tin tuyển sinh 2021
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường ĐH Sư phạm TP HCM, Trường ĐH Sài Gòn đã công bố thông tin tuyển sinh 2021.
Ảnh minh họa
Trong thông tin tuyển sinh 2021, Trường ĐH Sài Gòn cho biết năm nay trường tuyển 4.730 chỉ tiêu vào các ngành theo 2 phương thức xét tuyển. Cụ thể:
Phương thức 1: Xét tuyển từ kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐHQG TP HCM tổ chức (không quá 15% tổng chỉ tiêu theo ngành). Tuyển sinh các ngành đào tạo giáo viên và thanh nhạc không áp dụng phương thức này.
Phương thức 2: Xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 chiếm 85% tỉ lệ chỉ tiêu theo ngành.
- Với các ngành thanh nhạc, sư phạm âm nhạc, sư phạm kỹ thuật, giáo dục mầm non, trường ĐH Sài Gòn xét tuyển một phần kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT kết hợp với kết quả thi các môn năng khiếu do trường tổ chức.
- Riêng tuyển sinh vào ngành sư phạm mỹ thuật, ngoài việc sử dụng kỳ thi năng khiếu nên trên, trường còn sử dụng kết quả thi môn hình họa (hoặc hình họa mỹ thuật) và môn trang trí (hoặc trang trí màu, bố cục trang trí màu, bố cục, bố cục màu, vẽ màu) từ kết quả thi năng khiếu của các trường ĐH như Trường ĐH Mỹ thuật TP HCM, Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam, trường ĐH kiến trúc Hà Nội, Trường ĐH Mỹ thuật công nghiệp, Trường ĐH Sư phạm nghệ thuật Trung ương.
Đối với các ngành đào tạo giáo viên, không tuyển thí sinh bị dị hình, dị tật, nói ngọng, nói lắp
Chỉ tiêu tuyển sinh:
Trường ĐH Sư phạm TP HCM năm nay tuyển 3.770 chỉ tiêu vào các ngành theo 3 phương thức xét tuyển.
Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD- ĐT và theo các tiêu chí của Trường (thí sinh có thể xem chi tiết tại đây ): tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành
Phương thức 2: Xét tuyển (áp dụng cho tất cả các ngành trừ ngành Giáo dục Thể chất và Giáo dục Mầm non). Cụ thể:
- Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: chiếm tối thiểu 40% chỉ tiêu đối với các ngành Sư phạm Toán học, Sư phạm Tin học, Công nghệ thông tin, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Văn học, Việt Nam học, Sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Sư phạm tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn Ngữ Nga, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc và chiếm tối thiểu 60% đối với các ngành còn lại.
- Xét tuyển bằng kết quả học tập THPT: chiếm tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành.
Phương thức 3: Kết hợp xét tuyển và thi tuyển
Cụ thể:
Đối với ngành Giáo dục Mầm non và Giáo dục Thể chất
- Xét tuyển bằng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và điểm thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm TP HCM tổ chức: chiếm tối thiểu 60% chỉ tiêu của từng ngành.
- Xét tuyển bằng kết quả học tập THPT và điểm thi năng khiếu do Trường ĐH Sư phạm TP HCM tổ chức: chiếm tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành.
Đối với các ngành Sư phạm Toán học, Sư phạm Tin học, Công nghệ thông tin, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Ngữ văn, Văn học, Việt Nam học, Sư phạm Tiếng Anh, Ngôn ngữ Anh, Sư phạm tiếng Trung Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Pháp, Ngôn Ngữ Nga, Ngôn ngữ Nhật và Ngôn ngữ Hàn Quốc: xét tuyển dựa vào kết quả học tập THPT kết hợp với kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt do Trường ĐH Sư phạm TP HCM tổ chức: chiếm tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành.
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm naytuyển 1.280 chỉ tiêu theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021.
Trong đề án tuyển sinh công bố mới đây, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tuyển 1.280 chỉ tiêu, được phân bố 50% cho thí sinh TP HCM, còn lại là thí sinh các tỉnh thành khác.
Ngành Y khoa có chỉ tiêu lớn nhất với 700 sinh viên, Răng hàm mặt 80, Dược học 86, Điều dưỡng 164.
Chỉ tiêu các ngành của đại học này như sau:
Mã ngành có ký tự "TP" áp dụng cho thí sinh có hộ khẩu tại TP HCM, mã "TQ" dành cho thí sinh hộ khẩu ngoài thành phố. Ngành Y khoa có 40 chỉ tiêu đào tạo theo nhu cầu đặt hàng của các đại phương.
Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp môn B00 (Toán, Hoá, Sinh). Điều kiện đăng ký xét tuyển chung cho tất cả ngành là xếp loại hạnh kiểm từ khá trở lên trong năm học lớp 12. Riêng ngành Y khoa, Dược học, Răng hàm mặt, thí sinh phải có điểm trung bình cộng 5 học kỳ THPT từ 7 trở lên.
Với ngành Khúc xạ nhãn khoa, điểm tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh đạt từ 7 trở lên bởi ngành này phải học các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh do giảng viên nước ngoài giảng dạy.
Ngoài ra, trường còn dùng tiêu chí phụ để xét các thí sinh có tổng điểm xét tuyển bằng nhau theo thứ tự: điểm thi Ngoại ngữ kỳ thi THPT; điểm trung bình chung lớp 12; điểm tốt nghiệp THPT môn Văn.
Học phí các ngành Y khoa, Dược học, Răng hàm mặt là 32 triệu đồng mỗi năm; ngành còn lại 28 triệu đồng.
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, năm nay, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển ĐH từ ngày 27-4 đến 11-5.
Điểm chuẩn ĐH tăng đột biến: Bộ GD-ĐT cần sớm công bố đổi mới thi năm tới Điểm chuẩn xét tuyển vào các trường ĐH dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay tăng ngoài sức tưởng tượng, khiến học sinh dự thi năm tới đang rất hoang mang lo lắng. Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021 - ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT Nhiều ý kiến đề nghị Bộ cần sớm công bố phương án thi...