‘Điểm 10 hoặc không là gì cả’!
Chiều qua, một cậu học sinh lớp 11 nhắn tin cho tôi: “Thầy ơi, chiều nay ba con lại la con vì con thi toán chỉ được có 9 điểm. Ba nói 9 điểm là làm xấu hổ cho ba con”.
Biết chia sẻ gì với cậu ấy nhỉ? Đó là một học sinh khá giỏi mà tôi tình cờ quen trong một lần tới thư viện. Nhìn cách cậu đọc sách, rồi cẩn thận ghi chép lại nội dung đã đọc trong suốt hai giờ liền, tôi cảm nhận được cậu thật sự có phong cách học tập nghiêm túc.
Cậu bé kể cậu được sinh ra trong một gia đình khá thành đạt về mặt học vấn. Đa số cô dì, chú bác… đều là thạc sĩ, tiến sĩ, nhiều người trong số đó nắm giữ vị trí quan trọng trong các công ty nước ngoài. Cũng bởi vậy mà chủ đề chính trong các buổi họp mặt gia đình luôn là trao đổi về việc học tập của đám trẻ.
“Con anh, chị học hành ra sao? Kết quả thế nào?”. Rồi “Hồi xưa chú đạt giải thưởng này, cô đạt phần thưởng nọ… mấy đứa phải nhìn vào mà noi gương, làm sao giữ được truyền thống gia đình”. Cậu tâm sự rất hiếm khi được nghe người lớn trong nhà kể ngày xưa đi học nghịch như thế nào, yêu thích môn thể thao gì, kỷ niệm đáng nhớ của tuổi học trò là gì.
Điều khiến cậu cảm thấy áp lực nhất có lẽ là khi bố mẹ, người thân đem kết quả học tập của con em mình ra so sánh. Đứa nào điểm số có vẻ thua chị kém em thì kiểu gì về nhà cũng bị ba mẹ chì chiết: “Thấy chưa, chỉ ăn với học không thôi mà cũng không nên hồn. Qua coi con bác Ba, chú Tư, cô Năm học hành thế nào rồi về lo mà học. Không có bóng banh, nhạc nhẽo gì hết…”.
Với bố mẹ cậu, điểm 9 không là gì cả, chỉ điểm 10 mới được chấp nhận. Ba mẹ thường nói với cậu: “Chọn lọc trong xã hội, trong công việc chỉ quan tâm đến người giỏi nhất, người ở vị trí số 1. Không là số 1 thì không còn là gì hết”.
Thế nên suốt 11 năm đi học, mỗi lần cậu bị điểm dưới 10 là cả một sự căng thẳng dày vò vì những lời chì chiết của bố mẹ kéo dài đến vài ngày. 11 năm đi học, cậu không biết thế nào là chơi thể thao với bạn, chưa từng trốn học một buổi… Cậu chỉ lao vào học, học và học như một rô bốt để giữ được vị trí số 1 như ba mẹ mong muốn.
Còn nhớ, trong lần tôi và cậu ngồi uống cà phê với nhau chừng 15 phút bên quán kề thư viện thành phố, cậu hỏi tôi một câu: “Thầy ơi, hồi thầy đi học thầy học thế nào, có bị điểm thấp bao giờ không? Chứ như ba mẹ con chắc cả đời đi học ba mẹ không có bao giờ bị điểm thấp đâu thầy nhỉ?”.
Video đang HOT
Biết trả lời cậu ra sao đây khi quãng đời đi học đầy vui vẻ, hạnh phúc của tôi có rất nhiều ngày trốn học, có cả những lần không thuộc bài, những lần “ăn” điểm 1. Lúc ấy tôi chỉ biết cười và nói với cậu: “Hãy hài lòng với kết quả con đạt được khi con đã làm hết sức. Việc học là việc của con chứ không phải của ba mẹ con. Một điểm 9 đôi khi cũng như một chút muối được cho vào nồi chè để làm dậy hơn vị ngọt của nồi chè”.
Hôm nay, đọc đi đọc lại tin nhắn của cậu bạn nhỏ mà tôi thấy tội cho yêu cầu “điểm 10 hoặc không là gì cả” mà ba mẹ cậu đặt ra với con mình. Có vẻ như quãng đời đi học của cậu sẽ mãi mãi là những chuỗi ngày căng thẳng, căng thẳng đến cùng cực.
Phụ huynh ơi, có thấu hiểu cho nỗi lòng con em mình không?
FB PHẠM PHÚC THỊNH
Theo plo.vn
Nam sinh Khơ Me khát khao giúp buôn làng thoát cảnh nghèo đói
Trương Thanh Hào là người dân tộc Khơ Me. Hào có tính cách sôi nổi và mơ ước về sự phát triển của buôn làng. Với Hào con đường dẫn đến thành công và thay đổi cuộc đời chính là học vấn.
Trương Thanh Hào hiện đang là sinh viên năm ba ngành Quản trị kinh doanh, trường Cao đằng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ.
Chàng trai này từng nhận được bằng khen của Ban chấp hành Hội sinh viên TP Cần Thơ năm học, danh hiệu Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác TP Cần Thơ năm 2018.
Đến với Đại hội toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ 10 Trương Thanh Hào mong muốn Hội sẽ có nhiều hoạt động quan tâm sâu sát đến đời sống sinh viên. Từ đó có thể giúp các bạn sinh viên hoàn thành tốt việc học tập cũng như tinh thần đoàn kết trong tập thể được nâng cao.
Trải qua những ngày làm việc của Đại hội, Thanh Hào thấy được tinh thần hăng hái, nhiệt huyết tuổi trẻ đồng thời Hào cũng có cơ hội gặp gỡ, giao lưu những bạn sinh viên ưu tú đến từ nhiều đơn vị khác nhau.
Trương Thanh Hào sinh năm 1997, đến từ Kiên Giang luôn nở nụ cười tươi và thân thiện với tất cả mọi người. Từ khi bắt đầu ý thức được cuộc sống xung quanh Thanh Hào phần nào thấu hiểu những nỗi cực khổ, vất vả của ba mẹ.
Hào tâm sự: "Ba mẹ em lên Sài Gòn làm công nhân để kiếm tiền nuôi tụi em học hành. Bởi thế em luôn cố gắng thật nhiều để đạt được những kết quả tốt cho ba mẹ vui.
Hồi trước em có đi làm thêm đỡ đần ba mẹ, giờ em muốn giành được nhiều hơn các thành tích, rèn luyện và nâng cao kỹ năng mềm phục vụ cho công việc sau này nữa".
Chàng trai dân tộc Khơ Me ham học hỏi, bởi theo Hào chỉ có con đường học vấn mới có thể thoát khỏi cảnh nghèo khổ và có một tương lai tươi sáng hơn.
Hào chia sẻ: "Vì hoàn cảnh còn khó khăn nên nhiều bạn ở quê em không có điều kiện được học lên cao, đó là một thiệt thòi đối với các bạn. Em mong rằng những kiến thức cũng như kỹ năng mình học hỏi, tích lũy được sẽ có thể góp một phần nhỏ vào sự phát triển của quê hương".
Thanh Hào vốn là một chàng trai năng nổ, hoạt bát, rất được lòng thầy cô và bạn bè. Hào tham gia các hoạt động Đoàn từ những năm cấp 3. Lên đại học anh hăng hái, sôi nổi trong các hoạt động ở trường.
Trong thời gian ấy Hào đã tích lũy cho bản thân được những kinh nghiệm như tham gia tổ chức các sự kiện, các công việc liên quan đến tổ chức, lãnh đạo tập thể.
Bên cạnh đó Thanh Hào cũng hết mình trong công tác thiện nguyện, mang những điều tươi đẹp đến với những mảnh đời bất hạnh. Qua mỗi chuyến đi như vậy, Thanh Hào cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa và bản thân trưởng thành, yêu thêm con đường mà mình theo đuổi.
Khi được hỏi rằng sau này Thanh Hào sẽ theo công việc liên quan đến ngành học hay sẽ làm một cán bộ Đoàn thì anh bộc bạch: "Mọi thứ cũng tùy vào duyên nữa, nhưng em vẫn mong được làm trong Đoàn, Hội để thể hiện được chính mình góp chút sức trẻ cho sự phát triển chung".
Trương Hào có nhiều thành tích
Hiện nay Thanh Hào là Phó Chánh văn phòng Đoàn, Phó Chủ tịch Hội sinh viên trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ.
Nhắc đến những nguyện vọng của bản thân, Thanh Hào chia sẻ: "Em mong muốn sẽ làm được một điều gì đó giúp cho buôn làng của mình thoát khỏi cảnh nghèo đói, thế hệ tương lai được theo đuổi con đường học vấn. Cũng như có thể giúp các bạn trẻ dân tộc Khơ Me hiểu được tầm quan trọng của những hoạt động cộng đồng và xây dựng tập thể vững mạnh".
Tuệ Nhi
Ảnh: NVCC
Theo Dân trí
10 nước có tỷ lệ học vấn cao nhất thế giới Theo xếp hạng của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Canada có tỷ lệ học vấn cao nhất thế giới, với 56,27% dân số ở độ tuổi 25 đến 64 tốt nghiệp giáo dục bậc cao. Bảng xếp hạng của OECD dựa trên tiêu chí đánh giá tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 25 đến 64 (gọi...