Dịch do virus Corona: Người dân chuyển dịch xu hướng mua sắm trực tuyến
Dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra có diễn biến phức tạp, người dân đang chuyển dịch mua sắm từ các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại… sang mua sắm trực tuyến.
Người dân đang chuyển dịch mua sắm từ các cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại… sang mua sắm trực tuyến từ khi có dịch do virus Corona gây ra.
Theo bà Nguyễn Vân Chi – Giám đốc truyền thông GoViet, thống kê nhanh từ GoViet trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, từ ngày 17/1 đến ngày 2/2 (tức từ 23 tháng Chạp đến hết mùng 9 Tết), đã có tổng cộng gần 900.000 đơn hàng ẩm thực được đặt qua nền tảng GoFood, mang lại cho các đối tác nhà hàng doanh thu hàng chục tỷ đồng, tăng 120% so với Tết năm ngoái; trong đó, có đơn hàng đạt giá trị cao nhất là gần 3 triệu đồng.
“Điều này minh chứng cho việc ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến đã hỗ trợ đáp ứng nhu cầu ẩm thực của người dùng tăng cao. Đồng thời, giải quyết được bài toán giao nhận của các nhà hàng trong mùa cao điểm lễ, tết, cũng như giúp người tiêu dùng không phải di chuyển, tiết kiệm thời gian và mang lại sự tiện lợi”, bà Nguyễn Vân Chi cho biết thêm.
Ở góc độ người tiêu dùng, chị Mai Thảo, cư ngụ tại quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, trong tình hình cơ quan quản lý nhà nước đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp phòng chống dịch nCoV thì người dân cũng phải chủ động cập nhật thông tin và nâng cao nhận thức tiêu dùng. Vì vậy, hiện nay gia đình rất hạn chế đến những chỗ đông người, nên ưu tiên sử dụng phương thức mua sắm trực tuyến, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.
Đồng quan điểm, anh Thanh Tâm, cư ngụ tại quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh cho hay, dù kênh kinh doanh trực tuyến có một số ngành hàng hạn chế và phải chờ được giao hàng, nhưng người dân mua sắm “thông minh” sẽ khai thác hiệu quả kênh này.
Đáng chú ý hơn, trong những năm gần đây, hầu hết thương hiệu bán lẻ đều có kênh mua sắm trực tuyến, mua sắm qua kênh truyền hình, nhận đơn hàng qua điện thoại… người tiêu dùng có thể tận dụng những kênh mua sắm này cho nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình.
Khảo sát thực tế trên thị trường mua sắm trực tuyến cho thấy, tất cả kênh mua sắm này đều dành vị trí ưu tiên hàng đầu để giới thiệu những sản phẩm thuộc ngành hàng dược phẩm, vệ sinh cá nhân, chăm sóc nhà cửa, thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu…
Tại bachhoaxanh.com, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua những sản phẩm chăm sóc cá nhân như sữa tắm bảo vệ khỏi vi khuẩn, khăn giấy, nước tẩy… với giá ưu đãi lên đến 40%. Hay người tiêu dùng cũng có thể mua trái cây, bánh, kẹo, đồ uống, sữa, thịt, hải sản đông lạnh, dầu ăn, nước chấm, gia vị, sản phẩm ăn liền…
Riêng HTVCo.op đã kết nối hàng ngàn thương hiệu Việt chất lượng, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của người Việt. Ngoài những chương trình ưu đãi, giảm giá hàng hóa, để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chủ động phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona, HTVCo.op sẽ được tặng ngay một phần quà chăm sóc nhà cửa khi khách hàng mua sắm với hóa đơn 800.000 đồng trở lên.
Ghi nhận ý kiến một số nhà bán lẻ tại Tp. Hồ Chí Minh cũng cho biết, trong khoảng 2 tuần vừa qua, doanh số kênh bán hàng trực tuyến có dấu hiệu tăng trưởng mạnh, trong khi đó kênh bán hàng hiện đại, chợ truyền thống có phần chững lại.
Mặt khác, diễn biến tại các điểm kinh doanh cũng cho thấy, người tiêu dùng thành phố chuyển hướng sang mua sắm trực tuyến, cửa hàng tiện lợi gần nhà hơn là những nơi đông đúc như trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị lớn…
Còn theo một số chuyên gia kinh tế thị trường, trong bối cảnh cạnh tranh của thị trường mua sắm trực tuyến, các đơn vị kinh doanh kênh mua sắm này đều “chạy đua” trong cuộc chiến giao hàng nhanh.
Cùng với sự nở rộ của những thương hiệu giao hàng nhanh, người tiêu dùng ngày càng mua sắm trực tuyến dễ dàng và sử dụng kênh mua sắm này phổ biến hơn. Tuy nhiên, người dân cần thận trọng trong việc mua sắm, tiêu dùng sản phẩm, nhằm tránh hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng./.
Video đang HOT
Theo bnews
Hàng quán vắng teo theo virus Corona
Dịch viêm phổi cấp do virus Corona đang lan rộng ở nhiều nước khiến người dân Sài Gòn lo lắng. Nhiều người hạn chế đến những nơi đông người để ăn uống, mua sắm..., một số chuyển qua mua hàng online.
Nhân viên cửa hàng mỹ phẩm đeo khẩu trang tiếp khách
Khảo sát một số quán ăn, tiệm trà sữa, trung tâm thương mại tại TPHCM, nhiều nơi chỉ lác đác vài khách mua mang đi chứ ít ngồi trò chuyện tại quán. Chị Hương, quản lý chuỗi cửa hàng trà sữa khá có tiếng ở Q.1, cho biết: "Cả tuần nay quán rất vắng. Vào cửa hàng ăn uống thường phải cởi khẩu trang để thưởng thức nên ai cũng ngại. Có ngày chúng tôi chỉ tiếp được chục khách, trong đó đa phần mua mang đi".
Tại các trung tâm thương mại như Vincom, Vạn Hạnh Mall, Aeon..., khách đến mua sắm cũng thưa thớt. Tất cả đều trang bị khẩu trang kín mít, từ khách đến nhân viên. Ngay cả ngành hàng mỹ phẩm, nhân viên muốn bán hàng phải "khoe" gương mặt đẹp của mình cho khách thấy nay cũng hóa ninja. Nhân viên shop mỹ phẩm từ thiên nhiên thở dài: "Bình thường nhân viên phải trang điểm xinh đẹp để khách nhìn ngắm và quyết định mua hàng, nay khẩu trang kín mít nên không biết tư vấn thế nào để khách tin tưởng. Ngoài một số khách hàng thân thiết, đã dùng qua sản phẩm, sau tết đến nay em chưa có thêm vị khách mới nào".
Trong khi đó, không ít quán ăn trong khu dân cư, quán ăn vỉa hè... cũng ế ẩm. Anh Đức (ngụ Q.Bình Tân) ngao ngán: "Mới nghỉ Tết xong nên hàng quán chưa mở nhiều, những quán mở sớm thường đông khách mấy ngày này. Thế nhưng sáng nay vừa chở con đi tìm quán ăn ngon thì hoảng hồn khi thấy ông chủ và nhân viên để tơ hơ, không khẩu trang, bao tay gì khi bán thức ăn khiến tôi rất sợ. Trong quán cũng chỉ loe ngoe vài khách, nhiều người ghé vào thấy chủ quán cười tươi liền quay đầu xe chạy thẳng".
Mua qua online, điện thoại
Chiều tối 2/2, người dân Sài Gòn đã tranh thủ mua vàng sớm, tránh chen chúc trong ngày vía Thần tài mồng 10 tháng Giêng. Tại hệ thống PNJ, gần nửa đêm, khách còn tấp nập mua sắm. "Đúng ngày mùng 10 khách rất đông, lo sợ chen chúc trong tình hình dịch corora này nên tôi mua vàng sớm để lấy may. Không ngờ đến đây cũng thấy nhiều khách tâm lý như mình nên chờ đợi cũng khá lâu, tuy nhiên không có cảnh xếp hàng, chen lấn", chị Thu (38 tuổi, ngụ Q.6) nói. Khách đến mua vàng đều được tặng khẩu trang y tế.
Các hệ thống SJC, tiệm vàng Mi Hồng (Q.Bình Thạnh), phố vàng bạc Q.5... nhộn nhịp đón khách mua sắm. Bà Tùng (62 tuổi) cho biết, đã đặt vàng từ trước Tết nên đúng ngày chỉ ra lấy. "Tôi thường mua vàng sớm vì đúng ngày Thần tài, giá thường bị đẩy lên cao. Còn giờ mua sắm là do sợ đám đông, sợ nhiễm cúm. Nay tôi đặt online, đến giao dịch chưa đầy 5 phút là xong", bà nói. Ở các chợ truyền thống, cá lóc, tôm cua, đồ cúng thần tài cũng tấp nập từ khá sớm.
Chị Na (tiểu thương chợ Hòa Bình, Q.5) nói: "Từ lúc có dịch, chợ vắng lắm dù đã hết tết gần cả tuần. Nay sát ngày Thần tài, chợ có nhộn nhịp hơn nhưng vẫn thua xa so với năm 2019, cả tiểu thương lẫn khách hàng. Tôi có nhiều khách quen, họ cần mua gì chỉ điện thoại, tôi giao tận nơi tính thêm phí. Buôn bán mùa dịch thì mình phải linh động".
Theo tiền phong
Sài Gòn chống Corona: Siêu thị, hiệu thuốc cháy hàng, khách muốn mua phải chờ sang tuần sau Đầu giờ sáng nay, tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức tuyên bố dịch virus Corona là tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Tại Việt Nam hiện cũng ghi nhận 3 trường hợp nhiễm phải dịch bệnh nguy hiểm này. Chỉ trong 1 thời gian ngắn ngủi, dịch virus corona đã gây ảnh hưởng trên diện rộng tới cuộc...