Dịch COVID, trường Marie Curie sẽ tổ chức lễ khai giảng như thế nào?
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên lễ khai giảng năm học 2020-2021 của trường Marie Curie cũng có nhiều khác biệt so với các năm học trước.
Ngày 5/9, trẻ mầm non, học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông sẽ dự lễ khai giảng năm học 2020-2021. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quy định thời gian tổ chức không quá 45 phút.
Chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Xuân Khang – Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội) cho biết, trường Marie Curie tựu trường vào ngày 3/9, chỉ 2 ngày trước lễ khai giảng năm học mới 2020-2021.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên lễ khai giảng năm học của trường Marie Curie cũng có nhiều khác biệt so với các năm học trước.
Thầy Khang cho biết, lễ khai giảng ngày 5/9 sẽ có khoảng 400 học sinh khối 6 đại diện cho toàn thể học sinh toàn trường dự lễ khai giảng trực tiếp tại sân trường. “Với số lượng học sinh như vậy thì nhà trường sẽ đảm bảo giãn cách an toàn phòng chống dịch bệnh”, thầy Khang nói.
ảnh minh họa: trường Marie Curie, Hà Nội
Theo đó, nội dung lễ khai giảng theo đúng tinh thần ngắn gọn, chủ yếu phần lễ, gồm chào cờ, hát Quốc ca, đọc thư Chủ tịch nước, bài phát biểu gửi gắm thông điệp năm học của Hiệu trưởng, Hiệu trưởng đánh trống khai giảng.
Và cuối cùng là có bài hát cổ động cho năm học đặc biệt này và đây là bài hát duy nhất do cán bộ giáo viên, học sinh trường Marie Curie dàn dựng đó là bài “Việt Nam ơi, đánh bại COVID”.
Tại sân trường là như vậy, còn ở lớp học của các khối (7,8,9,10,11,12) thì giáo viên chủ nhiệm và học sinh lớp thực hiện dự lễ khai giảng trực tuyến tại lớp chứ không xuống sân trường.
Theo đó, mỗi lớp học có màn hình ở trên bảng sẽ chiếu hình ảnh, âm thanh tương tự như ở dưới sân trường để học sinh dù không dự lễ khai giảng trực tiếp nhưng cũng ngồi nghe y nguyên như ở dưới sân trường.
Ngày khai giảng diễn ra ngày 5/9 thì toàn bộ học sinh tiểu học ở nhà, không phải đến trường, các em sẽ được giáo viên chủ nhiệm tổ chức theo lớp, phối hợp với gia đình để các con dự lễ khai giảng tại nhà, bằng hình thức livestream.
“Lễ khai giảng năm nay của trường Marie Curie (Hà Nội) có 3 không gian: dưới sân trường, trong lớp học và tại gia đình.
Dù không gian khác nhau nhưng 1500 học sinh của trường đồng thời khai giảng từ 8h-8h30″, thầy Khang cho biết.
Video đang HOT
Thầy Khang cũng cho hay năm nay nhà trường lấy chủ đề là “Năm học phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng” nhằm nâng cao ý thức của giáo viên, học sinh, phụ huynh, đặc biệt trong bối cảnh COVID diễn biến phức tạp.
Mọi năm phụ huynh và cựu học sinh đến trường rất đông trong lễ khai giảng. Năm nay, trường khuyến cáo không tập trung mà có thể theo dõi qua livestream trên Fanpage và Youtube của trường.
“Nhà trường đã chuẩn bị chu đáo về nội dung, hình ảnh, đường truyền. Các lớp học và không gian chung được vệ sinh khử khuẩn đều đặn, đồng thời được trang trí để tạo ấn tượng tốt đẹp, giữ trọn vẹn cảm xúc ngày đầu năm học mới cho học sinh”, thầy Khang chia sẻ.
Lên kịch bản tổ chức lễ khai giảng online
Theo khung kế hoạch năm học 2020-2021 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành, 23 triệu học sinh trên cả nước sẽ chính thức tựu trường từ 1.9 và khai giảng năm học mới vào 5.9.
Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều địa phương đã lên kế hoạch lùi ngày khai giảng, để bảo vệ sức khỏe của học sinh.
Học sinh Trường Marie Curie (Hà Nội) được đo nhiệt độ, kiểm tra sức khỏe khi trở lại trường vào hồi tháng 5.2020. Ảnh: Tô Thế
Trường học chủ động lùi ngày tựu trường
Ông Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) cho biết, do dịch bệnh COVID-19 còn diễn biến phức tạp, chưa thực sự an toàn cho học sinh và giáo viên nên trong buổi họp cán bộ chủ chốt, lãnh đạo của trường đã quyết định lùi ngày tựu trường đến 3.9.
Tương tự, Trường Tiểu học, THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng thông báo lùi lịch tựu trường từ ngày 17.8 sang ngày 3.9 để đảm bảo an toàn trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp.
Nhà giáo Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch hội đồng trường - cho biết, thời gian qua nhà trường gặp nhiều khó khăn khi học sinh nghỉ học 3 tháng để phòng dịch. Giờ phải đối mặt thêm thách thức mới - khó tựu trường trước 1.9. Tuy nhiên, vì sự an toàn của học sinh, trường quyết định lùi lịch tựu trường đến khi dịch bệnh được kiểm soát tốt.
Để khắc phục khó khăn do dịch bệnh gây ra và duy trì việc dạy học, Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ bắt đầu việc học trực tuyến từ tuần sau để kết nối nhà trường với học sinh sau thời gian dài nghỉ hè. Trong trường hợp đến đầu tháng 9 dịch bệnh vẫn tiếp tục, nhà trường sẽ áp dụng phương pháp dạy trực tuyến thay cho tập trung trên lớp.
Đối với các trường công lập, theo quy định của Bộ GDĐT, các trường sẽ không được tổ chức dạy học trước 1.9 và lịch khai giải cả nước diễn ra vào 5.9. Còn nửa tháng nữa sẽ bắt đầu năm học mới, trong khi Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương và nhiều địa phương vẫn có ca nhiễm mới trong cộng đồng. Tâm lý của nhiều phụ huynh hiện cũng chưa muốn con trở lại trường và kiến nghị ngành giáo dục nên tùy vào tình hình dịch bệnh, thông báo sớm việc lùi ngày tựu trường cho học sinh.
Ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam - cho biết, trước đó địa phương dự kiến thời gian tựu trường vào ngày 1.9, khai giảng vào ngày 5.9. Nội dung này cũng đã được thông báo chính thức tới cha mẹ học sinh. Tuy nhiên hiện nay, trước diễn biến mới của dịch bệnh, ông Quốc cho biết, nếu dịch bệnh được kiểm soát tốt, lịch khai giảng năm học mới sẽ diễn ra như dự kiến. Còn không, quan điểm của địa phương là sẽ đặt sức khỏe, an toàn của học sinh lên trên hết.
Tại Hà Nội và TPHCM, 2 địa phương có đông học sinh nhất cả nước, để đảm bảo an toàn cho học sinh, ngành giáo dục đã chỉ đạo các trường học chuẩn bị trước phương án cho năm học mới trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Trong đó, các trường học tiếp tục thực hiện khử khuẩn, đảm bảo môi trường an toàn cho học sinh khi các em quay trở lại trường.
Sẽ có kịch bản khai giảng online
Trao đổi với Lao Động về các kịch bản ngành giáo dục chuẩn bị cho năm học mới, PGS-TS Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GDĐT) cho biết, trước bối cảnh cảnh mới như hiện nay, Bộ GDĐT đã chuẩn bị sẵn sàng các phương án chỉ đạo cho mọi trường hợp. Trước hết là phải đảm bảo sự an toàn về sức khỏe cho các thầy cô giáo và học sinh.
Các trường học sẽ triển khai các biện pháp bảo đảm vệ sinh trường lớp, luôn ở tâm thế sẵn sàng đón học sinh đến trường trong điều kiện cho phép. Đồng thời thực hiện các văn bản mà trước đây Bộ đã có hướng dẫn về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong trường học.
"Trước năm học mới, chúng tôi sẽ chủ động nhắc lại các văn bản đó để địa phương lưu ý. Cụ thể như học sinh chưa thể đến trường thì công tác vệ sinh được thực hiện như thế nào? Chuẩn bị kỹ năng cho giáo viên và các hướng dẫn cho học sinh phòng tránh dịch hiệu quả. Đồng thời nhà trường cũng sẵn sàng về các biện pháp như trang bị nước rửa tay sát khuẩn cho học sinh"- PGS Nguyễn Xuân Thành cho biết.
Đối với các địa phương đang trong thời gian giãn cách xã hội và không thể tổ chức lễ khai giảng năm học mới như dự kiến vì dịch bệnh, theo đại diện Bộ GDĐT, các nhà trường có thể tổ chức khai giảng trực tuyến để học sinh theo dõi và hòa chung không khí tựu trường trên cả nước, để các con không có cảm giác đứng ngoài cuộc, vẫn được tham gia hoạt động chung. Và những thông điệp của hiệu trưởng gửi đến học sinh vẫn có thể tiếp nhận một cách tốt nhất.
"Tùy mỗi hoàn cảnh, địa phương có thể linh động và sẽ có nhiều cách tổ chức lễ khai giảng, miễn sao vẫn giữ được ý nghĩa, truyền được không khí ngày khai giảng đến học sinh, thể hiện thông điệp "tạm dừng đến trường nhưng không ngừng việc học. Nhưng vẫn hy vọng rằng từ giờ đến ngày tựu trường, dịch bệnh sẽ được khống chế để học sinh có thể đến trường. Trường hợp bất khả kháng thì Bộ GDĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể để các trường thực hiện" - đại diện Bộ GDĐT nhấn mạnh.
Ngoài ra, Bộ GDĐT cũng sẽ yêu cầu các trường học đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát huy hiệu quả của dạy học trực tuyến để ứng phó với dịch bệnh. Hiện Bộ GDĐT đã công bố dự thảo quy chế dạy học trực tuyến và sẽ ban hành trước thời điểm năm học mới bắt đầu, để dạy học online trở thành phương thức dạy học chính thức trong nhà trường.
Bộ GDĐT dự kiến 3 hình thức dạy học trực tuyến từ năm học 2020-2021
Bộ GDĐT vừa giới thiệu dự thảo Thông tư Ban hành quy định quản lý tổ chức dạy học trực tuyến đối với các cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên để lấy ý kiến dư luận.
Dự thảo Thông tư nêu rõ dạy học trực tuyến là hoạt động dạy học thông qua phần mềm ứng dụng trên môi trường Internet, đảm bảo giáo viên và học sinh tương tác đồng thời hoặc không đồng thời trong quá trình dạy học.
Dự thảo Thông tư đưa ra 3 hình thức tổ chức dạy học trực tuyến.
Thứ nhất, dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp. Theo đó, giáo viên có thể cung cấp tài liệu, học liệu, giao nhiệm vụ và giám sát, hướng dẫn học sinh tự học, chuẩn bị cho các hoạt động dạy học trực tiếp.
Thứ hai, dạy học trực tuyến thay thế một phần quá trình dạy học trực tiếp. Theo đó, giáo viên giao cho học sinh một số nội dung tự học ở nhà để tăng thời gian luyện tập, thực hành, trải nghiệm làm việc nhóm, thảo luận khi học sinh ở trường.
Thứ ba, dạy học trực tuyến thay thế hoàn toàn quá trình dạy học trực tiếp. Theo đó, các hoạt động của tiến trình dạy học được tổ chức thực hiện hoàn toàn thông qua môi trường Internet. Hình thức này chỉ áp dụng khi học sinh không thể đến trường.
Thủ trưởng cơ sở giáo dục phổ thông có trách nhiệm xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của cơ sở; xây dựng, lựa chọn và thẩm định học liệu.
Học liệu dạy học trực tuyến được xây dựng theo chương trình giáo dục phổ thông, đảm bảo tính khoa học, sư phạm, văn hóa, phong tục tập quán, phù hợp với đối tượng học sinh theo từng cấp học. Học liệu phải được hiệu trưởng phê duyệt trước khi đưa vào sử dụng.
Việc đánh giá thường xuyên kết quả học tập của học sinh sẽ được thực hiện trong quá trình dạy học trực tiếp hoặc trực tuyến. Tuy nhiên, việc đánh giá định kỳ kết quả học tập của học sinh vẫn buộc phải thực hiện bằng hình thức trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định. Việc xét và công nhận kết quả học tập trực tuyến của học sinh được thực hiện như hình thức học tập trực tiếp. Bích Hà
Chủ động phương án tuyển sinh trong mùa dịch COVID-19
Trước những lo lắng của các thí sinh trên địa bàn Quảng Nam, Đà Nẵng, nhiều trường đại học tại Đà Nẵng cho biết đã chủ động triển khai các kế hoạch tuyển sinh trong tình hình mới.
Ông Lê Thành Bắc - Phó Giám đốc Đại học Đà Nẵng thông tin, đầu năm 2020 Đại học Đà Nẵng đã xây dựng và trình Bộ GDĐT Đề án tuyển sinh tuyển sinh theo 4 hình án.
Cụ thể, Đại học Đà Nẵng đã đưa các 4 phương án là tuyển thẳng theo quy định của Bộ GDĐT; tuyển sinh theo học kết quả học bạ 3 năm học THPT; tuyển sinh theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh theo kết quả thi đánh giá năng lực (phối hợp với ĐH Quốc gia TPHCM).
Phương án là thế nhưng thực tế còn một bộ phận thí sinh đang đợi thi tốt nghiệp THPT đợt 2 và Đại học Quốc gia TP. HCM vừa qua quyết định tạm hoãn tổ chức thi đánh giá năng lực với Đại học Đà Nẵng. Chính vì vậy Đại học Đà Nẵng đã tổ chức họp hội đồng tuyển sinh để có sự điều chỉnh.
"Đại học Đà Nẵng dành một phần chỉ tiêu thích hợp để dành cho các thí sinh thi tốt nghiệp THPT đợt 2. Ngoài ra cũng đồng ý cho các trường thành viên điều chuyển chỉ tiêu xét theo đánh giá năng lực sang các phương án tuyển sinh còn lại.
Riêng việc tổ chức thi các môn năng khiếu, các trường đại học thành viên sẽ được tổ chức thi online. Sau khi trúng tuyển, các thí sinh này sẽ tổ chức phỏng vấn và kiểm tra một số kiến thức cơ bản khi nhập học" - ông Lê Thành Bắc thông tin.
Trong khi đó, nhiều trường đại học tư thục tại Đà Nẵng đã có các kế hoạch xét tuyển riêng để đảm bảo quyền lợi của các thí sinh. Ông Võ Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng Thường trực Đại học Duy Tân thông tin, trong tình hình dịch diễn ra, Đại học Duy Tân đã xây dựng phương án xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ và xét tuyển thẳng theo quy chế.
"Hiện tại Quảng Nam và Đà Nẵng vẫn có nhiều học sinh phải thi tốt nghiệp THPT đợt 2, thế nên nhà trường phải dự trữ khoảng 20% chỉ tiêu căn cứ vào học bạ để tạo điều kiện xét tuyển cho các em. Chỉ có một thay đổi nhỏ là việc thi môn năng khiếu thì Bộ GDĐT đã quyết định lùi lịch thi đến khi nào dịch ổn định " - ông Hải nói. Hữu Long
Trường tư Hà Nội lùi ngày tựu trường, chuyển hướng học online Trường Marie Curie, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đoàn Thị Điểm tiếp tục lùi ngày tựu trường sang 3/9 để đảm bảo an toàn cho học sinh trong điều kiện dịch có diễn biên phức tạp Sáng 15/8, ông Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng trường Marie Curie (Hà Nội) cho biết, theo kế hoạch ngày 17/8, các em sẽ tới trường. Nhưng trong bối cảnh...