Dịch Covid-19: Indonesia cảnh báo khả năng lây lan qua đường bưu phẩm
Ngày 15/2, Bộ Truyền thông và Tin học Indonesia đã cảnh báo các công ty dịch vụ bưu chính về khả năng lây lan dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19) thông qua đường bưu phẩm.
Cảnh báo trên đã được Tổng cục Bưu chính thuộc Bộ Truyền thông tin và Tin học gửi tới người đứng đầu Công ty bưu chính Indonesia (Pos Indonesia), lãnh đạo và quản lý của các công ty dịch vụ bưu chính.
Bưu phẩm có thể là một trong những đường lây lan chủng mới của virus corona (Covid-19) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp. (Nguồn: Tempo)
Trong một tuyên bố bằng văn bản, quan chức thuộc Bộ Truyền thông tin và Tin học Ferdinandus Setu nhấn mạnh rằng, Tổng cục Bưu chính khuyến cáo các công ty trên lưu ý tới diễn biến nhanh chóng của dịch Covid-19.
Các công ty dịch vụ bưu chính cũng được yêu cầu báo cáo Cơ quan Kiểm dịch, Hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước khác về các trường hợp nghi nhiễm Covid-19 qua đường bưu kiện.
Trong nỗ lực ngăn chặn sự thâm nhập của Covid-19, Bộ Truyền thông và Tin học cũng kêu gọi các công ty này tiến hành các biện pháp xác minh cần thiết đối với các bưu kiện, nhất là các bưu kiện từ Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) cũng như từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Video đang HOT
Các công ty trên cũng được yêu cầu áp dụng Quy trình vận hành theo tiêu chuẩn, tuân theo các quy định và luật pháp hiện hành, đặc biệt là đối với các hàng hóa nhập khẩu qua đường bưu kiện.
Đồng thời, Bộ Truyền thông và Tin học kêu gọi các công ty dịch vụ bưu chính không chuyển các loại hàng cấm theo quy định của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của loại virus đang khiến hơn 1.500 người thiệt mạng trên toàn cầu này.
Theo baoquocte.vn
Cảnh báo hàng triệu trẻ em Đông Nam Á suy dinh dưỡng vì mì ăn liền
Một chế độ ăn rẻ tiền, hiện đại như mì ăn liền tuy vừa bụng nhưng lại thiếu những dưỡng chất thiết yếu đang khiến hàng triệu trẻ em còi cọc hoặc thừa cân ở Đông Nam Á - các chuyên gia cảnh báo.
Mì ăn liền là thực phẩm tiện dụng nhưng thiếu chất dinh dưỡng.
Philippines, Indonesia và Malaysia có nền kinh tế bùng nổ và mức sống ngày càng tăng, tuy nhiên nhiều phụ huynh bận rộn không có thời gian, tài chính hay nhận thức để tránh xa những thực phẩm gây tổn thương cho con em họ.
Tại 3 quốc gia trên, trung bình 40% trẻ em tuổi từ 5 trở xuống bị suy dinh dưỡng, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 33% - theo một báo cáo của Unicef, thuộc Liên hợp quốc.
"Nếu trẻ em ăn thiếu dinh dưỡng, chúng sẽ sống trong nghèo đói" - Giám đốc điều hành Henrietta Fore của Liên hợp quốc nói - "chúng tôi đang thất bị trong cuộc chiến vì chế độ ăn lành mạnh".
"Các bậc phụ huynh cho rằng chỉ cần lấp đầy dạ dày con mình là được. Họ không thực sự nghĩ về việc bổ sung đầy đủ protein, canxi hoặc chất xơ" - chuyên gia y tế Hasbullah Thabrany của Indonesia nói.
Theo Unicef, tổn hại đối với trẻ em thể hiện ở triệu chứng của sự thiếu thốn trong quá khứ và yếu tố dự báo về nghèo đói trong tương lai. Trong khi đó, việc thiếu sắt làm suy giảm khả năng học tập của một đứa trẻ và làm phụ nữ có nguy cơ tử vong trong hoặc ngay sau khi sinh con.
" Mì ăn liền dễ mua, rẻ, tiện lợi và dễ dàng thay thế cho một chế độ ăn cân bằng" nên được nhiều phụ huynh lựa chọn, theo chuyên gia dinh dưỡng Mueni Mutinga.
Báo cáo của Unicef cũng chỉ ra rằng mặc dù số trẻ em còi cọc ở các nước nghèo đã giảm gần 40% từ 1990 đến 2015 nhưng 149 triệu trẻ em 4 tuổi hoặc nhỏ hơn vẫn còn quá thấp so với tuổi - một tình trạng lâm sàng làm suy yếu cả sự phát triển của não và cơ thể.
Đồng thời, một nửa trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu đều không có đủ vitamin và khoáng chất - một vấn đề tồn tại từ lâu.
Tuy nhiên, trong 3 thập kỷ qua, một dạng suy dinh dưỡng trẻ em khác đã tăng lên khắp thế giới, đó là thừa cân. Các em đang được cho ăn thực phẩm không lành mạnh, gây ra béo phì và dễ dẫn đến bệnh tim mạch, tiểu đường.
Việc đảm bảo cho mỗi trẻ em đều được tiếp cận với chế độ ăn lành mạnh phải trở thành "ưu tiên chính trị" nếu muốn đẩy lùi tình trạng suy dinh dưỡng lan rộng, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển - báo cáo cho biết.
Theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới, Indonesia là quốc gia tiêu thụ mì ăn liền lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc với 12,5 tỉ khẩu phần trong năm 2018. Con số này nhiều hơn tổng số tiêu thụ ở Ấn Độ và Nhật Bản cộng lại.
Hải Yến
Theo giaoducthoidai/The Star/AFP
Indonesia bắt giữ 4 nghi can khủng bố có liên hệ với IS Cảnh sát Indonesia ngày 17/10 đã bắt giữ 4 nghi can khủng bố có liên hệ với nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Tây Java. Những nghi can này bị bắt giữ tại Cirebon và Bekasi, bị cáo buộc có liên hệ với nhóm khủng bố trong nước có tên viết tắt là JAD. Theo cảnh sát, các nghi can...