Dịch Covid-19: Học sinh mặc đồng phục, thi học kỳ trực tuyến tại nhà
Dịch Covid-19 khiến học sinh tại nhiều địa phương phải tạm dừng đến trường. Đây cũng là thời điểm cuối năm học, một số trường đã quyết định cho học sinh kiểm tra trực tuyến.
Chiều nay (6/5), TS Lại Thị Phương Thảo, Phó Hiệu trưởng trường THPT chuyên Ngoại ngữ (ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để đảm bảo đúng kế hoạch năm học, trường vừa có quyết định điều chỉnh lịch và hình thức kiểm tra cuối học kỳ 2 năm học 2020-2021 từ trực tiếp sang trực tuyến.
Theo đó, trường sẽ tổ chức cho học sinh khối lớp 10 và 11 thi các môn (ngoại trừ Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) trực tuyến qua nền tảng MS. Teams. Thời gian thi từ ngày 10/5-14/5.
Học sinh sẽ chuyển sang thi trực tuyến trong mùa dịch. (Ảnh minh họa, nguồn: KT)
Phó Hiệu trưởng THPT chuyên Ngoại ngữ thông tin, toàn bộ các môn thi sẽ theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài sẽ được rút ngắn hơn so với thi trực tiếp, còn 40 phút/môn thi. Để đảm bảo khách quan, mỗi môn thi đều có nhiều mã đề thi khác nhau để đảm bảo thí sinh không thể trao đổi bài, đáp án khi thi.
TS Lại Phương Thảo cho biết thêm, mỗi phòng thi online sẽ có 2 giám thị coi thi. Thí sinh phải thực hiện đúng quy trình làm bài theo hướng dẫn của cán bộ coi thi, không được phép sử dụng tài liệu liên quan đến các môn thi. Thí sinh chỉ được phép sử dụng duy nhất 1 thiết bị điện tử để thực hiện làm bài thi, trong trường hợp đặc biệt, cần xin ý kiến của cán bộ coi thi để được giải quyết. Tất cả học sinh bật tính năng video và tắt tính năng audio trong suốt thời gian làm bài. Học sinh mặc áo đồng phục trường trong thời gian làm bài kiểm tra.
Trường THPT chuyên Ngoại ngữ cũng đề nghị các em học sinh chuẩn bị kỹ lưỡng cho các bài kiểm tra cuối học kỳ 2 và nghiêm túc thực hiện các quy định trong phòng thi. Nếu vi phạm quy định trong phòng thi, học sinh sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Cùng ngày, Giám đốc Sở GD-ĐT Đồng Nai Trương Thị Kim Huệ cũng đã yêu cầu các phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thành phố chỉ đạo hiệu trưởng các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn khẩn trương tổ chức kiểm tra học kỳ II, kiểm tra cuối năm học 2020-2021. Việc tổ chức kiểm tra kết thúc trước ngày 15/5.
Trong trường hợp học sinh không thể đến trường tham gia kiểm tra tập trung do tình hình dịch bệnh tại một số địa phương, hình thức kiểm tra được phép linh hoạt, tùy theo từng bậc học.
Cụ thể, với bậc tiểu học, các trường có thể phối hợp với phụ huynh cho học sinh kiểm tra với nhiều hình thức: trực tuyến, giao bài qua zalo, giao bài về nhà… Với bậc trung học cơ sở, các nhà trường chủ động cho học sinh kiểm tra trực tuyến.
Sau khi kết thúc kiểm tra học kỳ II, tùy tình hình dịch bệnh và điều kiện của từng địa phương, các trường tiểu học và trung học cơ sở tiếp tục thực hiện dạy và hoàn thành chương trình năm học theo quy định. Đối với các địa phương học sinh không đến trường do tình hình dịch bệnh, nhà trường kích hoạt ngay hệ thống dạy học trực tuyến.
Đối với học sinh cuối cấp, lớp 9 và lớp 12, Sở chỉ đạo tiếp tục ôn tập cho học sinh bằng hình thức trực tuyến nhằm đảm bảo kiến thức chuẩn bị tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 và kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Bộ GD-ĐT cũng cho biết, trường hợp học sinh không thể đến cơ sở giáo dục phổ thông tại thời điểm kiểm tra, đánh giá định kỳ vì lý do bất khả kháng, Hiệu trưởng nhà trường có thể quyết định tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ bằng hình thức trực tuyến.
Khi tổ chức kiểm tra đánh giá định kỳ trực tuyến, nhà trường phải có biện pháp để đảm bảo tính chính xác, công bằng, trung thực, khách quan. Bài kiểm tra phải đúng do học sinh thực hiện, đánh giá được đúng năng lực của học sinh.Thông tư 26/2020/TT- BGDĐT về đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông có quy định rõ các hình thức kiểm tra đánh giá định kỳ như thực hiện bài kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính; bài thực hành; dự án học tập. Tùy điều kiện của các nhà trường đối với từng môn học mà hiệu trưởng quyết định áp dụng hình thức kiểm tra đánh giá định kỳ nào phù hợp, đảm bảo khách quan, trung thực.
“Nếu kiểm tra, đánh giá bằng hình thức trực tuyến thì đề thi phải thiết kế phù hợp để đánh giá đúng năng lực học sinh, có biện pháp theo dõi quá trình làm bài của các em. Đối với việc kiểm tra đánh giá bằng bài thực hành, dự án học tập, học sinh phải tự trình bày báo cáo qua hình thức trực tuyến để giáo viên có thể phỏng vấn qua mạng nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.Từ giờ đến thời điểm kết thúc năm học còn 4 tuần nữa. Căn cứ vào thực tiễn diễn biến của dịch, các nhà trường chủ động bố trí lịch kiểm tra đánh giá định kỳ để đảm bảo nếu học sinh có thể đến trường thì kiểm tra đánh giá tại trường là tốt nhất. Chỉ khi bất khả kháng mới tổ chức bằng hình thức trực tuyến”, PGS Nguyễn Xuân Thành lưu ý./.
Kịch bản nào nếu học sinh thi trực tuyến?
Nếu dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, buộc học sinh không thể học tập tại trường và thi tập trung, các trường đều có những kịch bản áp dụng thi trực tuyến phù hợp.
Học sinh và giáo viên tại TP.HCM đã sẵn sàng cho phương án thi trực tuyến - ĐÀO NGỌC THẠCH
Học trực tuyến, kiểm tra trên máy tính, điện thoại kết nối internet đã trở thành hoạt động giáo dục khá quen thuộc tại các trường ở TP.HCM.
Học sinh toàn TP.HCM ngừng đến trường từ ngày 10.5 để phòng Covid-19
Kiểm tra trực tuyến một phần
Ông Võ Thiện Cang, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hữu Trang (Q.5, TP.HCM), nói rằng Bộ cũng như Sở GD-ĐT đã công nhận hình thức học trực tuyến, cho phép các trường chủ động xây dựng và tổ chức các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh (HS) một cách thực tế, phù hợp.
Vì vậy, ngay từ năm 2019, nhà trường đã tổ chức các bài kiểm tra một tiết trên điện thoại, máy tính có kết nối internet thông qua phần mềm kiểm tra trực tuyến. Chính vì vậy, HS và giáo viên (GV) đã được ổn định tâm lý, tập huấn và thực nghiệm. GV đã quen với việc soạn đề thi, đáp án, cập nhật hệ thống dữ liệu, còn HS thì quen với cách tiếp cận đề thi, thao tác làm bài thi...
Tuy nhiên, theo nhìn nhận của hiệu trưởng các trường thì hình thức kiểm tra nói trên mới chỉ được coi là trực tuyến một phần, tức HS vẫn đến trường tập trung và làm bài kiểm tra. Còn làm bài kiểm tra trực tuyến hoàn toàn trong điều kiện không thể đến trường thì chưa thực hiện.
Giáo viên lớp nào sẽ tổ chức thi theo lớp đó
Nếu như buộc phải thi trực tuyến, ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du (Q.10, TP.HCM), cho hay trên tinh thần vẫn chờ những chỉ đạo về chuyên môn của Bộ và hướng dẫn thực hiện của Sở. Thế nhưng, riêng về phía nhà trường, vị hiệu trưởng này cho biết đã tính đến kịch bản GV bộ môn của lớp nào sẽ thực hiện việc kiểm tra của lớp đó. Tức GV biên soạn đề theo ma trận chung của toàn trường và thực hiện theo từng lớp trên hệ thống nền tảng công nghệ. Như vậy sẽ giảm bớt tình trạng "rớt mạng" xảy ra nếu tổ chức thi tập trung cùng một thời điểm.
Bên cạnh đó, có hiệu trưởng chỉ ra rằng khi tổ chức hình thức thi trực tuyến, không loại trừ việc HS xem tài liệu, gửi bài trao đổi cho nhau nên kết quả không đảm bảo. Vì vậy, chính những người đứng đầu nhà trường tính toán phương án hạn chế bằng cách ra đề thi hướng mở, sử dụng các phần mềm kiểm tra đảm bảo tính ưu việt...
Trước tình huống dự báo này có thể xảy ra bất cứ lúc nào bởi dịch bệnh không thể lường trước, một lãnh đạo của Sở GD-ĐT TP.HCM nói rằng hiện nay các trường tại TP đều đã tổ chức kiểm tra trên máy tính, điện thoại nhưng có sự giám sát trực tiếp của GV. Trong trường hợp HS không thể đến trường, Bộ GD-ĐT sẽ đưa ra quy định cụ thể làm sao đảm bảo tính khách quan, minh bạch, chính xác.
Sáng 7.5: Thêm 1 ca Covid-19 cộng đồng ở Thanh Hóa
Đà Nẵng tổ chức thi giãn cách
Ngày 5.5, trao đổi với PV Thanh Niên , ông Mai Tấn Linh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, cho biết Đà Nẵng không có chủ trương tổ chức đánh giá trực tuyến cuối kỳ vì điều kiện học trực tuyến của HS chưa đầy đủ và đồng bộ. Theo ông Linh, muốn đánh giá, kiểm tra trực tuyến thì phải đảm bảo 100% HS được học trực tuyến, tiếp cận được quá trình học trực tuyến. Nhưng trên thực tế, vẫn có nhiều HS không đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho việc học trực tuyến, phụ huynh cũng không có điều kiện hỗ trợ...; nếu áp dụng sẽ dẫn đến không công bằng cho HS.
Ông Linh cũng chia sẻ thêm, vì tình hình dịch bệnh ở Đà Nẵng chưa đặt ra phương án phải cách ly xã hội nên Sở GD-ĐT vẫn chỉ đạo các trường lập kế hoạch giãn cách để tổ chức kiểm tra, đánh giá cuối kỳ sau ngày 10.5, đặc biệt ưu tiên HS cuối cấp như lớp 5, lớp 9 và 12. "Phương án là mỗi phòng sẽ có 20 em đảm bảo giãn cách để làm bài được an toàn. Các khối lớp còn lại sẽ phân bố đều, giãn lịch, có thể chậm lại vài tháng tùy tình hình dịch bệnh. Miễn sao việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện trước khi các em lên lớp là được, vì đó cũng là tình huống dịch bệnh bất khả kháng", ông Linh nói.
An Dy
Trường chuyên Ngoại ngữ cho học sinh kiểm tra học kỳ trực tuyến Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (thuộc Trường đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa quyết định cho học sinh kiểm tra cuối học kỳ II theo hình thức trực tuyến đối với một số môn học. Ngày 6-5, Ban Giám hiệu Trường THPT chuyên Ngoại ngữ thông báo điều chỉnh lịch và hình thức kiểm tra cuối học kỳ...