Dịch COVID-19: Hãng Adidas và Puma lo ngại kinh doanh đình đốn
Adidas cho biết doanh thu tại Trung Quốc, thị trường chủ chốt của hãng, trong quý 1 năm nay sẽ từ khoảng 907 triệu USD đến 1,1 tỷ USD, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019.
Ngày 11/3, hai hãng sản xuất đồ thể thao nổi tiếng thế giới của Đức là Adiddas và Puma cảnh báo dịch COVID-19 sẽ giáng một đòn mạnh vào hoạt động kinh doanh của các hãng trong năm 2020, nhất là trong quý đầu tiên khi các cửa hàng của hai hãng phải đóng cửa và doanh số giảm.
Một cửa hàng của Adidas. (Nguồn: Getty Images)
Adidas cho biết doanh thu tại Trung Quốc, thị trường chủ chốt của hãng, trong quý 1 năm nay sẽ từ khoảng 907 triệu USD đến 1,1 tỷ USD, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019. Doanh số bán ra của hãng tại Trung Quốc giảm 80% vào cuối tháng Một và đầu tháng Hai vừa qua.
Trong khi đó, hãng Puma thừa nhận chưa thể xác định tác động tiêu cực của dịch bệnh đối với hoạt động kinh doanh, song doanh thu của hãng tại Trung Quốc và các nước châu Á khác đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Adidas và Puma đã đối mặt với gián đoạn chuỗi cung ứng do dịch COVID-19 gây ra. Tuy nhiên, việc hai hãng dần mở cửa lại các nhà máy ở Trung Quốc và nguồn cung ứng từ các nước khác đến nay đã làm hạn chế tác động của dịch bệnh đối với hoạt động kinh doanh.
Video đang HOT
Trong cuộc họp tuần này, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ xem xét mọi công cụ chính sách, nhất là những chính sách hỗ trợ cho quỹ “siêu rẻ” nhằm tăng hiệu quả nỗ lực ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo hãng tin Bloomberg, tối 10/3, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde đã tuyên bố như vậy trong cuộc trao đổi trực tuyến với các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU).
Hãng tin trên dẫn một nguồn tin thân cận với bà Lagarde cho biết Chủ tịch ECB đã cảnh báo các nhà lãnh đạo EU rằng nếu các nước không cùng phối hợp đối phó với dịch COVID-19, châu Âu sẽ chứng kiến một kịch bản tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Bà Lagarde nhấn mạnh các chính sách tiền tệ chỉ phát huy hiệu quả khi nhận được sự ủng hộ của chính phủ các nước EU.
Chủ tịch ECB đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh dịch COVID-19 đang lan mạnh tại châu Âu, trong đó Italy là tâm dịch tại châu lục này với 10.149 người mắc bệnh COVID-19 và 631 người tử vong.
Trong khi đó, ngày 11/3, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Mark Carney cho biết BoE “sẽ triển khai mọi biện pháp cần thiết hơn nữa để hỗ trợ nền kinh tế Anh” chống chọi với những tác động tiêu cực của dịch COVID-19.
Trước đó cùng ngày, BoE đã giảm 0,5% lãi suất xuống mức thấp kỷ lục 0,25%.
Theo Vietnamplus
Vì sao website bán hàng hiệu Leflair đột ngột đóng cửa?
Website bán hàng chính hãng Leflair đóng cửa do gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn vốn, cho thấy sự khốc liệt trên thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam.
Đơn vị chuyên cung ứng hàng hiệu trên website bán hàng Leflair vừa gửi thông báo giải thích lý do tạm ngừng kinh doanh tại thị trường Việt Nam đến các đối tác.
Giao diện trang web bán hàng hiệu chính hãng giá rẻ Leflair - Ảnh chụp màn hình
Theo đơn vị này, việc xây dựng, mở rộng TMĐT đòi hỏi nguồn lực đầu tư rất lớn. Trong đó, công nghệ, kho vận, nhân sự là những yếu tố thiết yếu để những công ty như Leflair có thể cải tạo và thay đổi ngành bán lẻ. "Do đó, áp lực về nguồn vốn đối với Leflair ngày càng lớn theo sự phát triển của chúng tôi, cùng với áp lực mục tiêu tạo lợi nhuận" - thông báo viết.
Leflair cũng cho rằng biến đổi thị trường đầu tư vào các công ty khởi nghiệp đã không tạo nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp này. Do vậy, Leflair gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn để tiếp tục hoạt động theo cơ cấu và chiến lược hiện tại.
"Dưới áp lực về nguồn vốn hữu hạn và yêu cầu cắt giảm chi phí vận hành, chúng tôi phải đưa ra quyết định khó khăn là tạm dừng hoạt động kinh doanh Leflair tại Việt Nam" - đại diện Leflair thông tin trong bản thông báo gửi đến đối tác.
Tuy nhiên, công ty này cho biết "vẫn duy trì hoạt động "Hàng Nhập Khẩu" phù hợp với chiến lược năm 2020". Trong thời gian đó, Leflair sẽ nỗ lực cải cách và thay đổi cơ cấu vận hành nhằm tái khởi động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 2021.
Là trang TMĐT chuyên bán hàng hiệu giảm giá với cam kết chính hãng 100%, Lefair ra đời năm 2015 tại Việt Nam bởi 2 người sáng lập vốn là nhân sự của Lazada. 2 doanh nhân trẻ người Pháp là Loic Gautier và Pierre-Antoine Brun chia nhau hai vị trí Giám đốc và Giám đốc điều hành của Leflair đã gây ấn tượng khi lựa chọn hoạt động theo mô hình kinh doanh giữ hàng qua kho thay vì theo mô hình "chợ trực tuyến" (marketplace). Cụ thể, để bảo đảm chất lượng hàng hóa từ nhà cung cấp, Leflair áp dụng mô hình trữ hàng và đầu tư hai kho tại Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc) với hệ thống kiểm tra quản lý chặt chẽ.
Tại Việt Nam, Leflair tạo niềm tin về một địa chỉ mua hàng hiệu chính hãng với nhóm khách hàng trung lưu. Do vậy, trong 4 năm qua, sàn bán lẻ hàng hiệu này đã tiếp cận và phục vụ hơn 120.000 khách hàng, doanh thu thuần mỗi năm đạt hàng chục triệu USD và duy trì giá trị đơn hàng trung bình cao nhất thị trường TMĐT Việt Nam.
Dù đã gọi vốn được tổng cộng 12 triệu USD và website thu hút hơn 1 triệu lượt truy cập mỗi tháng, Leflair vẫn phải rời bỏ thị trường Việt Nam với lý do "khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn". Điều này cho thấy TMĐT là thị trường "ngốn" tiền khổng lồ của người chơi và phải thực sự trường vốn mới có thể trụ được.
Theo Người lao động
Các đại gia chăn nuôi vượt qua "cơn bão" dịch tả heo châu Phi như thế nào? Dịch tả heo châu Phi gây thiệt hại nặng nghề cho rất nhiều hộ chăn nuôi trong năm Kỷ hợi 2019 nhưng với những trang trại đầu tư bài bản, quản lý chặt chẽ vẫn đứng vững trong cơn bão này. Ông Lê Văn Tiển, Phó Giám đốc Công ty TNHH quản lý và kinh doanh chợ đầu mối nông sản thực phẩm...