Dịch Covid-19 :Doanh nghiệp khẩn cầu mở cửa, Italy tiến thoái lưỡng nan

Theo dõi VGT trên

Italy đang ở trong tình huống tiến thoái lưỡng nan khi cân nhắc có khôi phục các hoạt động sản xuất vốn tê liệt vì dịch Covid-19 hay không.

Nhiều công ty và các trung tâm nghiên cứu tại Italy đang thúc giục chính phủ cho phép mở cửa lại các cơ sở sản xuất để tránh thảm họa kinh tế, trong khi thế giới theo dõi xem quốc gia phương Tây đầu tiên áp lệnh phong tỏa có thể giải thoát chính mình khỏi các biện pháp chưa từng thấy hay không.

Đây cũng là vẫn đề gây tranh cãi ở nhiều nơi trên khắp thế giới: Những lệnh cấm nhằm hỗ trợ cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 có thể kéo dài bao lâu trước khi nó gây ra những hậu quả không thể đảo ngược, khi mà các doanh nghiệp đang “c.hết chìm” và một bộ phận không nhỏ trong dân số thất nghiệp?

Dịch Covid-19 :Doanh nghiệp khẩn cầu mở cửa, Italy tiến thoái lưỡng nan - Hình 1
Một khu chợ trên quảng trường San Giovanni bị đóng cửa do lệnh phong tỏa toàn quốc ở Italy ngày 15/3. Ảnh: Reuters

Italy phải đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan không phải chỉ vì các biện pháp phong tỏa được áp đặt lâu hơn so với hầu hết các nước khác hay nước này có số ca t.ử v.ong do Covid-19 cao nhất thế giới, mà còn vì dịch bệnh này đã ảnh hưởng tới những trung tâm công nghiệp miền Bắc – nơi có thể tạo ra 1/3 sản lượng kinh tế của nước này.

“Tôi sẽ phải trả lương cho nhân viên thế nào nếu tôi không thể kiếm ra t.iền? Tôi sẽ giữ chân các khách hàng người Mỹ ra sao nếu tôi ở vị thế không thể tôn trọng bất cứ hợp đồng nào?”, Giulia Svegliado, Giám đốc điều hành của Celenit, một nhà sản xuất tấm cách điện công nghiệp ở thị trấn Padua, bày tỏ.

Khoảng 150 trung tâm nghiên cứu ở Italy cũng đăng tải một lá thư trên nhật báo tài chính Il Sole-24 Ore kêu gọi chính phủ gỡ bỏ phong tỏa đối với nền kinh tế.

“Hậu quả kinh tế và xã hội có thể gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được, thậm chí có thể nghiêm trọng hơn cả những gì chính dịch bệnh Covid-19 có thể gây ra”, lá thư nhấn mạnh.

Hơn 2 tuần sau khi chính phủ ra lệnh đóng tất cả các cơ sở sản xuất không thiết yếu, các doanh nghiệp Italy giờ đây đang kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm này để tránh tình trạng các doanh nghiệp mất lao động, còn người lao động mất việc làm.

Italy áp lệnh phong tỏa toàn quốc từ ngày 9/3. Hai tuần sau đó, Thủ tướng Giuseppe Conte ra lệnh đóng cửa các cơ sở sản xuất không thiết yếu trong đó có sản xuất ô tô, hàng may mặc và đồ gỗ nội thất, tới 3/4.

Khi số người c.hết do Covid-19 vẫn không ngừng gia tăng và hiện đã lên tới hơn 16.500, chính phủ Italy quyết định kéo dài các biện pháp hạn chế tới 13/4 và được dự đoán là sẽ lại tiếp tục hạn thêm 3 tuần nữa.

Tuy nhiên, hôm 4/4 Italy đ.ánh dấu lần đầu tiên số ca t.ử v.ong ghi nhận trong ngày thấp nhất trong gần 2 tuần và lần đầu tiên số bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt đã giảm. Điều này khiến nhiều người hy vọng dịch bệnh có thể đã chạm đỉnh ở Italy và giờ đây Italy sẽ tập trung vào giai đoạn 2 của cuộc khủng hoảng.

Dỡ bỏ phong tỏa dần dần?

Hầu hết các doanh nghiệp đều đ.ánh giá các lệnh phong tỏa để đảm bảo sức khỏe cộng đồng là điều cần thiết. Bởi nếu các lệnh cấm được dỡ bỏ trước khi sự lây lan của dịch bệnh được ngăn chặn, nhiều người sẽ cảm thấy không đủ tin tưởng để rời khỏi nhà và tham gia vào các hoạt động thương mại.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 6/4 cũng kêu gọi các nước không nên vội vàng dỡ bỏ các biện pháp hạn chế.

Video đang HOT

“Một trong những yếu tố quan trọng nhất là không nên dỡ bỏ các biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn quá sớm để rồi lại ‘ngã’ thêm lần nữa. Nó tương tự như khi bạn bị ốm và nếu bạn ra khỏi giường quá sớm và đi chạy bộ quá sớm, bạn có nguy cơ ngã bệnh trở lại và sẽ có những biến chứng nặng hơn”, người phát ngôn WHO Christian Lindmeier nói.

Dịch Covid-19 :Doanh nghiệp khẩn cầu mở cửa, Italy tiến thoái lưỡng nan - Hình 2
Các doanh nghiệp Italy kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm để tránh tình trạng các doanh nghiệp mất lao động, còn người lao động mất việc làm. Ảnh minh họa: Reuters

Điều khiến nhiều người ở Italy lo ngại là thiếu một kế hoạch chính thức về việc làm thế nào để dỡ bỏ các biện pháp hạn chế một cách an toàn. Các công ty ở nền kinh tế lớn thứ 3 khu vực đồng euro muốn chính phủ tính đến một chiến lược dỡ bỏ dần cac biện pháp phong tỏa.

“Tôi hy vọng Chính phủ đặt ra những quy tắc chặt chẽ về an ninh rồi sau đó cho chúng tôi có thể trở lại làm việc”, Stefano Ruaro, nhà sáng lập Sertech Elettronica sản xuất các linh kiện điện tử, phần mềm ở Vicenza cho biết.

Tới nay, giới chức nói rằng, lệnh đóng cửa các cơ sở sản xuất không thiết yếu có thể được dỡ bỏ theo từng lĩnh vực hơn là dựa vào cơ sở địa lý. Giãn cách xã hội, các thiết bị bảo hộ cá nhân được sử dụng rộng rãi như khẩu trang và hệ thống y tế địa phương vững chắc sẽ là những yếu tố được tính đến.

Việc xét nghiệm và theo dõi tiếp xúc có thể được mở rộng, trong đó bao gồm cả việc sử dụng các ứng dụng trên điện thoại thông minh hay các hình thức công nghệ kỹ thuật số khác như Hàn Quốc đã làm.

“Thiệt hại không thể tính toán được”

Vicenza và Padua đều nằm ở vùng Veneto, một trong những khi vực bị ảnh hưởng nặng nhất ở Italy cùng với Lombardy và Emilia Romagna. Mật độ cao các nhà máy và mối liên hệ kinh tế mạnh mẽ với Trung Quốc có thể là 1 phần khiến dịch bệnh lây lan rộng tại khu vực này.

“Chúng tôi nói điều này rất rõ với chính quyền rằng ‘Cần phải khẩn trương’. Việc đóng cửa đã gây ra những thiệt hại không thể tính toán được”, Cesare Mastroianni, Phó chủ tịch Absolute, một nhà sản xuất du thuyền hạng sang ở Emilia Romagna nói về việc dỡ bỏ lệnh đóng cửa sản xuất.

Trong khi đó, một số hiệp hội thương mại cho rằng bảo vệ sức khỏe phải đặt trên sự thịnh vượng. Dù nhiều công ty đang thúc đẩy chính phủ về kế hoạch mở cửa trở lại các nhà máy, họ cũng không muốn đặt các nhân viên của mình vào rủi ro.

“Tôi không thể mở cửa trở lại chừng nào còn có mối đe dọa khiến các nhân viên của tôi mắc bệnh. Tôi sẽ mở cửa trở lại khi những cơ quan có trách nhiệm quyết định rằng việc này là có thể thực hiện”, Gaetano Bergami, nhà sáng lập BMC, nhà sản xuất bộ lọc khí cho xe gắn máy và ngành công nghiệp tự động, khẳng định.

Theo dự báo, GDP của Italy dự kiến sẽ giảm 6% trong năm nay, nợ công có thể lên tới 150% GDP và hàng nghìn người đang đề nghị được chính phủ hỗ trợ. Những yếu tố này làm gia tăng áp lực đối với Thủ tướng Conte về các kế hoạch phục hồi nền kinh tế.

“Chúng ta không thể chờ cho mọi thứ qua đi. Nếu chúng ta vẫn đóng cửa thì mọi người sẽ c.hết đói”, Cựu Thủ tướng Matteo Renzi, lãnh đạo đảng cầm quyền Italy Viva nói với tờ L’Avvenire.

Xét nghiệm kháng thể cho người lao động?

Giới chức ở miền Bắc Italy đã bắt đầu tiến hành xét nghiệm kháng thể đối với các nhân viên y tế để xác định những ai đã có cơ chế miễn dịch với Covid-19. Mục đích của các xét nghiệm này có thể cho phép giới chức cấp “chứng chỉ” cho các cá nhân đã miễn dịch với virus SARS-CoV-2 (gây dịch bệnh Covid-19) để họ có thể trở lại làm việc.

Franco Locatelli, người đứng đầu Hội đồng y tế tối cao Italy, nói rằng các xét nghiệm kháng thể đáng tin cậy nhằm tìm ra ai từng nhiễm virus SARS-CoV-2 và đã hình hành cơ chế miễn dịch, có thể đem lại bức tranh tươi sáng hơn về tình hình dịch Covid-19 ở Italy.

Tuy nhiên, nó có thể mất tới 1 tháng nữa trước khi giới chức y tế có thể đưa ra các khuyến cáo về kế hoạch tiến hành xét nghiệm hình thức này trên toàn quốc, ông Locatelli nói.

Một số lãnh đạo doanh nghiệp nói rằng, họ sẵn lòng bỏ t.iền túi để xét nghiệm cho các nhân viên nếu điều đó giúp đẩy nhanh quá trình dần mở cửa trở lại các hoạt động của họ./.

Hoàng Phạm

Nữ bác sĩ sống trong giằng xé giữa lo lắng dịch bệnh và trách nhiệm lương y: 'Chẳng phải người hùng, chúng tôi cũng biết sợ hãi'

Dưới sự tàn phá của đại dịch COVID-19, nữ bác sĩ Cecilia Bartalena phải vượt qua từng ngày trong thấp thỏm vì sợ bị lây nhiễm, nhưng cô không thể vứt bỏ trách nhiệm của một lương y.

Nữ bác sĩ sống trong giằng xé giữa lo lắng dịch bệnh và trách nhiệm lương y: Chẳng phải người hùng, chúng tôi cũng biết sợ hãi - Hình 1

Bác sĩ Cecilia Bartalena mỏi mệt sau ca trực dài ở phòng cấp cứu của Bệnh viện Cisanello, Pisa, Italy. Chồng cô, nhạc sĩ Lozenzo Marianelli, là người chụp bức ảnh này hôm 31/3.

Nữ bác sĩ sống trong giằng xé giữa lo lắng dịch bệnh và trách nhiệm lương y: Chẳng phải người hùng, chúng tôi cũng biết sợ hãi - Hình 2

Chiếc khẩu trang treo lủng lẳng trên mô hình lâu đài trong nhà của nữ bác sĩ 35 t.uổi. Cảm kích trước sự trân trọng mà cả nước dành cho đội ngũ y bác sĩ, song Bartalena không cho rằng mình là một anh hùng, bởi cô thực sự rất sợ bị nhiễm bệnh.

Nữ bác sĩ sống trong giằng xé giữa lo lắng dịch bệnh và trách nhiệm lương y: Chẳng phải người hùng, chúng tôi cũng biết sợ hãi - Hình 3

Mỗi lần vào khu cách ly, cô đều tự hỏi: "Tại sao mình đảm nhận trách nhiệm này?", câu trả lời chắc chắn không phải vì t.iền. "Tôi muốn cứu bệnh nhân, vì họ đã bị dồn vào bước đường cùng. Tôi làm thế vì bệnh nhân, cũng vì các đồng nghiệp của mình... Chúng tôi không phải người hùng, chúng tôi cũng biết sợ hãi", cô nói trong đoạn video ngắn về cuộc sống gia đình được gửi đến Reuters.

Nữ bác sĩ sống trong giằng xé giữa lo lắng dịch bệnh và trách nhiệm lương y: Chẳng phải người hùng, chúng tôi cũng biết sợ hãi - Hình 4

Sau thời gian làm việc, Bartalena trở về nhà, ngồi bên con gái Petra Marianelli và mèo cưng Sagoma. Thế nhưng, nỗi sợ hãi bị lây bệnh đeo bám nữ bác sĩ từ bệnh viện về đến căn hộ nhỏ, nơi cô sống cùng người chồng 37 t.uổi và cô con gái mới lên 4. "Petra vừa ôm tôi, tôi liền nơm nớp lo sợ 15 ngày sau con bé sẽ phát bệnh. Chồng tôi vừa ho húng hắng, tôi sẽ nghĩ đều do lỗi của mình. Vì vậy, tôi phải cố gắng suy nghĩ tích cực và tự an ủi rằng mình đang phấn đấu vì một tương lai tốt hơn", cô chia sẻ.

Nữ bác sĩ sống trong giằng xé giữa lo lắng dịch bệnh và trách nhiệm lương y: Chẳng phải người hùng, chúng tôi cũng biết sợ hãi - Hình 5

Cecilia Bartalena tranh thủ dùng bữa sáng lót dạ trước khi bắt đầu một ngày dài trong bệnh viện.

Nữ bác sĩ sống trong giằng xé giữa lo lắng dịch bệnh và trách nhiệm lương y: Chẳng phải người hùng, chúng tôi cũng biết sợ hãi - Hình 6

Vì sợ lây bệnh cho chồng con, Bartalena chọn cách ngủ trong phòng riêng, dùng phòng tắm riêng và không dùng bữa cùng hai người. Thế nhưng, nỗi sợ về sự lây lan của virus vẫn ám ảnh cô từng giây từng phút. "Tôi cảm thấy mình bẩn và không thoải mái khi giao tiếp với mọi người. Vô tình gặp ai đó trên đường cũng khiến tôi giật thót. Nếu đang đi xuống cầu thang mà trông thấy một người hàng xóm, tôi sẽ bỏ chạy", cô nói. "Vừa từ bệnh viện về nhà, tôi lập tức tắm rửa nhưng vẫn không cảm thấy sạch sẽ".

Nữ bác sĩ sống trong giằng xé giữa lo lắng dịch bệnh và trách nhiệm lương y: Chẳng phải người hùng, chúng tôi cũng biết sợ hãi - Hình 7

Con gái là liều thuốc xoa dịu tâm trạng căng thẳng của Bartalena mỗi khi kết thúc ca trực. Cô không sao quên được thuở trước, khi bác sĩ có mối quan hệ gắn kết với bệnh nhân và gia đình của họ, có đủ thời gian giúp họ vượt qua những quyết định gian nan, và nếu cần thiết, chuẩn bị tâm lý để gia đình bệnh nhân đón nhận tình huống xấu nhất.

Nữ bác sĩ sống trong giằng xé giữa lo lắng dịch bệnh và trách nhiệm lương y: Chẳng phải người hùng, chúng tôi cũng biết sợ hãi - Hình 8

"Quãng thời gian đó đã là quá khứ", cô chia sẻ. "Giờ đây, chúng tôi chỉ có thể gọi điện thoại, nói với người nghe rằng họ bị bệnh và bác sĩ không thể làm gì hơn, nhưng họ không tin".

Nữ bác sĩ sống trong giằng xé giữa lo lắng dịch bệnh và trách nhiệm lương y: Chẳng phải người hùng, chúng tôi cũng biết sợ hãi - Hình 9

Cecilia Bartalena ngồi trên giường trong phòng ngủ của con gái. Từ khi quyết định tự cách ly, cô đã quen với việc ngủ một mình trên chiếc giường này.

Nữ bác sĩ sống trong giằng xé giữa lo lắng dịch bệnh và trách nhiệm lương y: Chẳng phải người hùng, chúng tôi cũng biết sợ hãi - Hình 10

Niềm khao khát được ôm con và nỗi lo bé bị lây nhiễm virus khiến Bartalena sống trong giằng xé.

Nữ bác sĩ sống trong giằng xé giữa lo lắng dịch bệnh và trách nhiệm lương y: Chẳng phải người hùng, chúng tôi cũng biết sợ hãi - Hình 11

Bác sĩ Bartalena và đồng nghiệp khử trùng tay trước khi bắt đầu làm việc.

Nữ bác sĩ sống trong giằng xé giữa lo lắng dịch bệnh và trách nhiệm lương y: Chẳng phải người hùng, chúng tôi cũng biết sợ hãi - Hình 12

Cecilia Bartalena tháo khẩu trang sau khi kết thúc ca làm việc tại khoa cấp cứu thuộc Bệnh viện Cisanello, Pisa, Italy.

Nữ bác sĩ sống trong giằng xé giữa lo lắng dịch bệnh và trách nhiệm lương y: Chẳng phải người hùng, chúng tôi cũng biết sợ hãi - Hình 13

Bartalena trong bộ đồ bảo hộ trước khi vào khu cách ly bệnh nhân COVID-19. "Chúng tôi túc trực trong phòng cấp cứu khoảng 6 tiếng. Trong thời gian đó, tôi không thể ăn uống hay đi vệ sinh, rất khó chịu. Vì công suất của bộ lọc vi khuẩn, virus giảm dần theo thời gian, chúng tôi chỉ được nán lại ở phòng mỗi bệnh nhân tối đa 10-15 phút", cô nói.

Thanh Vân

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Gần 2.000 hộ gia đình sơ tán do nước sông dâng cao tại miền Bắc Myanmar
05:57:06 02/07/2024
Bầu cử Quốc hội Pháp: Đảng Tập hợp Quốc gia giành ưu thế lớn tại vòng 1
15:04:17 01/07/2024
Lực lượng Nga tấn công hai thành phố lớn nhất Ukraine
16:50:55 01/07/2024
Tìm thấy 2 cháu bé bị lạc hơn 3 ngày ở Sa Pa
16:56:16 02/07/2024

Tin đang nóng

Ronaldo bị sỉ nhục, gây làn sóng phẫn nộ
00:09:53 03/07/2024
Euro 2024: Truyền thông Bồ Đào Nha kêu gọi đẩy Ronaldo lên ghế dự bị
00:16:51 03/07/2024
Đệ nhất mỹ nhân là "ngoại lệ" của showbiz xuống sắc đáng tiếc sau 20 năm, U60 sống cô độc với 25.000 tỷ
07:00:06 03/07/2024
Trạm cứu hộ trái tim - Tập 50: An Nhiên hôn mê vì cứu bé Kitty, mọi hận thù hóa giải
07:16:44 03/07/2024
Diễn viên đình đám tranh chấp gần 6 tỷ với chồng cũ, còn bị xúc phạm "cô đi mà sinh con với người khác"
06:55:47 03/07/2024
Nàng thơ Đông Cung chỉ đóng cameo vẫn gây sốt MXH, tất cả là nhờ tạo hình độc lạ nhất sự nghiệp
06:19:07 03/07/2024
Hình ảnh nhạy cảm bị phát tán tràn lan, nữ TikToker bức xúc cầu cứu
06:18:21 03/07/2024
"Chồng quốc dân" Hàn Quốc lột xác ngỡ ngàng ở phim mới, phản diện đẹp trai nhất 2024 là đây?
06:33:18 03/07/2024

Tin mới nhất

Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?

07:00:42 03/07/2024
Những gì Ukraine đã làm là tìm ra những loại vũ khí nhỏ rẻ t.iền, dễ sản xuất và hiệu quả, theo một cách nào đó, có thể làm giảm lợi thế đó của Nga, lợi thế về quy mô nhờ chi phí rẻ, nhanh, linh hoạt, dễ sử dụng và hiệu quả.

Nga sẽ đình chỉ tham gia Hội đồng Nghị viện OSCE

06:58:50 03/07/2024
Nga cho rằng không có ý nghĩa gì khi nước này làm việc trong một tổ chức không còn là nền tảng để cân bằng và hài hòa giữa các bên.

Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump

06:57:08 03/07/2024
Dưới đây là những nhận định về ý nghĩa với ông Trump từ quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ liên quan đến quyền miễn trừ với tổng thống.

250.000 người tại Gaza chịu tác động do lệnh sơ tán mới của Israel

06:42:46 03/07/2024
Cùng ngày, sau lệnh sơ tán nói trên, lực lượng Israel đã tiến hành các cuộc không kích tại phía Nam Gaza và giao tran với các tay s.úng của nhóm Hồi giáo vũ trang Jihad.

Israel từ chối đề nghị hỗ trợ của Ukraine trong ứng phó với UAV

06:41:02 03/07/2024
Ukraine đã lên kế hoạch mời các chuyên gia Israel nghiên cứu UAV và thử nghiệm hệ thống chống UAV để đổi lấy các công nghệ tiên tiến mà Israel dường như không muốn cung cấp.

Nga cảnh báo Israel về việc chuyển tên lửa Patriot cho Ukraine

06:37:49 03/07/2024
Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng việc đưa vũ khí nước ngoài tới Ukraine sẽ không ngăn cản Moskva đạt được các mục tiêu quân sự của mình mà chỉ kéo dài cuộc giao tranh và làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.

Lo bài học Ukraine, Estonia tăng cường năng lực quân sự

05:42:48 03/07/2024
Quốc gia vùng Baltic thành viên EU đang tăng cường khả năng quân sự của mình, trong khi NATO cũng tăng cường hiện diện ở khu vực này.

Điện thoại di động bắt đầu hết thời vì cuộc cách mạng AI?

05:41:25 03/07/2024
Thời đại mà con người thường xuyên cúi mặt xuống chiếc điện thoại, thời hai ngón tay cái di chuyển với tốc độ ánh sáng trên màn hình smartphone đang dần kết thúc.

Kinh tế Eurozone ghi nhận dấu hiệu tích cực

21:31:32 02/07/2024
Con số này cho thấy lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu 2% - mức mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) coi là lý tưởng để vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định giá cả.

Hai quốc gia Đông Nam Á sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Gaza

21:07:23 02/07/2024
Malaysia và Indonesia đã tham gia tích cực vào các nỗ lực gìn giữ hòa bình. Tính đến cuối tháng 4, Malaysia có 862 nhân sự tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ. Trong khi đó, Indonesia có 2.715 nhân sự.

Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS

21:00:55 02/07/2024
Vấn đề này cũng đã được thảo luận trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao BRICS tại Nizhny Novgorod, có sự tham dự của nhà ngoại giao hành đầu Thổ Nhĩ Kỳ. Mong muốn gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn toàn mới.

Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy

20:26:14 02/07/2024
Đối với các mẫu xe điện hiện có trên thị trường, thời gian sạc lâu là nhược điểm lớn. Điều này kéo dài thời gian di chuyển của các chuyến đi và gây bất tiện cho những chủ xe chưa thể sạc đủ pin ô tô tại nhà.

Có thể bạn quan tâm

Anh Tú gây bàn tán khi mặc corset

Phong cách sao

08:04:32 03/07/2024
Lần đầu diện corset phối ren tôn đường cong hình thể, nam chính Gặp lại chị bầu được nhận xét nữ tính, song cũng phá cách và cân bằng được vẻ nam tính khi tạo dáng khoe cơ bắp.

Chùm ảnh: Thủ môn cứu thua không tưởng, Thổ Nhĩ Kỳ vào tứ kết EURO 2024

Sao thể thao

07:53:10 03/07/2024
Merih Demiral lập cú đúp, còn thủ thành Mert Gunok cứu thua khó tin, góp phần giúp Thổ Nhĩ Kỳ thắng Áo 2-1 ở trận cuối vòng 1/8 EURO 2024.

Lộ diện video gameplay 4K đầu tiên của Black Myth: Wukong

Mọt game

07:49:57 03/07/2024
Tuy nhiên, những điểm trừ nho nhỏ này không làm giảm đi sự hấp dẫn của Black Myth: Wukong. Với những gì đã thể hiện, tựa game hứa hẹn sẽ là một siêu phẩm ARPG đáng mong chờ trong năm 2024.

Bệnh tim mạch cần sử dụng trà như thế nào?

Sức khỏe

07:18:41 03/07/2024
Bên cạnh đó, trà cũng có thể giúp giảm cân, giảm nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch. Đồng thời, trà cung cấp Flavonoid chính trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Những nẻo đường gần xa - Tập 27: Đông thẳng thừng từ chối tình cảm của Dũng

Phim việt

07:08:10 03/07/2024
Dũng mua món quà đắt t.iền tặng Đông nhân dịp cô trở lại thi đấu và nghiêm túc nói rõ ràng chuyện tình cảm của mình với Đông nhưng cô nhất quyết từ chối.

Độc quyền: Tóm gọn sao nam Vbiz gây chấn động vì đấu tố với đồng nghiệp, thần sắc hậu ồn ào ra sao?

Sao việt

07:03:08 03/07/2024
16 Typh mặc trang phục đơn giản, đi ăn cùng bạn bè. Đây là lần hiếm hoi lộ diện của nam rapper hậu ồn ào đấu tố với Thành Draw

Lộ diện trang phục dạ hội chính thức của Lydie Vũ tại bán kết Miss Supranational 2024

Thời trang

06:25:01 03/07/2024
Trong đêm bán kết Miss Supranational 2024, Lydie Vũ sẽ diện thiết kế Butterfly gown (áo choàng bướm) của NTK Nguyễn Minh Tuấn. Chiếc váy được lấy cảm hứng từ chính hành trình thoát kén , vượt khỏi vùng an toàn của Lydie để đến với hành ...

Lần thứ 3 ghi nhận trăn cầu vồng Brazil sinh sản đơn tính

Lạ vui

06:21:31 03/07/2024
Con trăn cầu vồng Brazil có tên là Ronaldo, sống trong một vườn thú thuộc đại học City of Portsmouth, Anh, gây bất ngờ cho các nhân viên chăm sóc khi cho ra đời 14 con trăn con.

Tuyệt chiêu làm bánh chuối vàng ươm, vỏ giòn rụm bên trong mềm ngọt nhìn mà ứa nước miếng

Ẩm thực

06:21:15 03/07/2024
Để có được những chiếc bánh chuối rán siêu dài, giòn ngon, vàng ươm đẹp mắt như ngoài hàng cũng cần có bí quyết.

'MV Rockstar của Lisa: Một sản phẩm khoa trương'

Nhạc quốc tế

06:19:44 03/07/2024
Trước hàng loạt những tranh cãi, chỉ trích dành cho ROCKSTAR, chuyên trang âm nhạc hàng đầu Anh Quốc NME đã có bài viết review, đ.ánh giá khách quan về sản phẩm âm nhạc trở lại của Lisa.

Người trẻ Trung Quốc 'tiết kiệm phục thù', có người xài chỉ 1 triệu đồng/tháng

Netizen

06:18:49 03/07/2024
Tiết kiệm phục thù đã trở thành xu hướng trên các trang mạng xã hội Trung Quốc, khi giới trẻ nước này nỗ lực tiết kiệm.