Đi tiểu buốt, viêm cổ tử cung
Em 30 tuổi và có 2 con. Em thường hay đi tiểu buốt, đi khám thì bị viêm cổ tử cung. Bác sĩ tư vấn giùm em cách phòng và trị bệnh. Cảm ơn bác sĩ (Thuy Thuong)
Trả lời:
Em thân mến,
Thường xuyên tiểu buốt kèm viêm cổ tử cung nghĩ nhiều đến nguyên nhân do vi khuẩn gây nên. Để trị bệnh đúng cần chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh. Những xét nghiệm giúp xác định nguyên nhân bao gồm: tổng phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu, nhuộm – soi tươi huyết trắng, xét nghiệm tế bào âm đạo, cổ tử cung, xét nghiệm cả nước tiểu người chồng. Các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm để điều trị phù hợp.
Một số biện pháp sau có thể giúp phòng ngừa viêm đường tiểu và viêm sinh dục:
- Uống nhiều nước.
Video đang HOT
- Chăm sóc vùng kín đúng cách: Nên rửa vùng kín mỗi ngày (đặc biệt sau khi tiêu tiểu) bằng nước sạch đơn thuần hoặc dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng (dịu, nhẹ, không kích ứng, không có tính sát khuẩn cao, có tính axit nhẹ). Sau đó thấm khô bên ngoài bằng khăn sạch. Vào những ngày đèn đỏ bạn cần vệ sinh nhiều lần hơn. Máu kinh là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, vì vậy bạn nên thay băng vệ sinh mỗi 3-4 giờ hoặc sớm hơn nếu băng vệ sinh thấm ướt.
- Sống chung thủy một vợ, một chồng, không nên quan hệ với nhiều bạn tình vì có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Tránh quan hệ tình dục vào những ngày đèn đỏ, vì vào những ngày này, người phụ nữ thường mệt mỏi, máu kinh là môi trường thuận lợi để vi khuẩn vi nấm phát triển.
- Không nên mặc quần quá chật hoặc quần jean bó sát vì ảnh hưởng đến lưu thông máu và dễ gây viêm nhiễm.
- Quần áo lót cần được ngâm giặt kỹ bằng xà phòng, phơi ngoài trời nắng, không được phơi trong các hóc tối ở những nơi kín đáo.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Thị Thu Hà_Phó Trưởng khoa Sản A, BV Từ Dũ
Theo VNE
Triệu chứng của viêm cổ tử cung
Ở giai đoạn bị viêm cổ tử cung cấp tính, người bệnh sẽ thấy xuất hiện nhiều dịch, mủ có màu vàng hoặc xanh, đau bụng dưới, thậm chí cả đau lưng.
Tôi năm nay 29 tuổi, sức khỏe bình thường, đã có gia đình và 2 con. Cách đây hơn 1 tháng, sau một lần "quan hệ" tôi thấy có dấu hiệu khác lạ ở "vùng kín". Tôi thường xuyên bị đau bụng dưới, người mệt mỏi, khí hư ra nhiều, màu vàng xanh, có lúc màu đỏ.
Sau một tuần bệnh không khỏi, tôi đã đi khám thì bác sĩ nói tôi bị viêm cổ tử cung. Tôi dùng thuốc được gần 1 tháng mà tình trạng đau bụng, khí hưvẫn còn (tuy nhiên đã ít hơn trước đây).
Tôi rất lo lắng về bệnh của mình. Bác sĩ cho tôi hỏi những triệu chứng cụ thể của bệnh viêm cổ tử cung là gì? Bệnh của tôi có nguy hiểm không, có thể chữa khỏi không? Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (Mỹ Hòa)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Mỹ Hòa thân mến,
Viêm cổ tử cung là bệnh phụ khoa phổ biến, rất nhiều chị em trong độ tuổi 20-50 mắc phải. Cổ tử cung là đoạn ống thông âm đạo với tử cung, cũng là nơi quan trọng cho phòng tránh các mầm bệnh lây từ âm đạo vào tử cung.
Ở tình trạng bình thường, khả năng những vùng này viêm nhiễm thấp. Nhưng nếu bị những tổn thương cơ giới như các hành vi mang tính thô bạo, sinh hoạt tình dục không vệ sinh, sinh hoạt quá nhiều, sinh con sớm, không chú ý giữ vệ sinh... thì sẽ làm cho sức đề kháng của cổ tử cung yếu đi và tạo cơ hội cho những vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh viêm cổ tử cung (hoặc viêm thân tử cung).
Ở giai đoạn viêm cổ tử cung cấp tính, người bệnh sẽ thấy xuất hiện nhiều dịch, mủ có màu vàng hoặc xanh, đau bụng dưới, thậm chí cả đau lưng. Ảnh minh họa
Viêm cổ tử cung có hai loại: cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn bị viêm cổ tử cung cấp tính, người bệnh sẽ thấy xuất hiện nhiều dịch, mủ có màu vàng hoặc xanh. Những triệu chứng này tương tự như triệu chứng bạn gặp phải. Thậm chí, có những bệnh nhân còn thấy đau bụng dưới kèm đau lưng.
Lúc này bạn cần làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng đúng thuốc mà bác sĩ kê đơn, tránh làm việc quá sức, tránh sinh hoạt tình dục, tránh để nước quá nhiều vào âm đạo khi tắm... tránh những kích thích vào phần này thì sẽ nhanh chóng hết bệnh.
Bạn đã đi khám và được chẩn đoán là viêm cổ tử cung thì bạn cần điều trị tích cực để bệnh nhanh khỏi, vì nếu không được điều trị triệt để, bệnh có thể gây ra biến chứng viêm phần phụ (vòi trứng, buồng trứng, dây chằng rộng), thậm chí dẫn đến ung thư cổ tử cung. Căn bệnh này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tâm lý và khả năng sinh để của phụ nữ. Bệnh viêm nhiễm làm thay đổi tổ chức sinh sản, làm giảm tính đàn hồi và không có lợi cho sinh con.
Thông thường, bệnh nhân bị viêm cổ tử cung sẽ được chữa trị bằng cách đặt thuốc vào âm đạo và uống hoặc tiêm kháng sinh, tùy theo từng vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua thuốc về đặt hoặc uống mà cần đi khám và dùng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo VNE
Polyp tử cung và những điều chị em cần biết Một phụ nữ có thể có một hoặc nhiều polyp tử cung. Polyp tử cung nếu không chữa trị sẽ phát triển to ra, làm tắc cổ tử cung, gây khó khăn trong việc thụ thai. Chào bác sĩ, em năm nay 28 tuổi, đã kết hôn gần 1 năm nhưng chưa có con. Tuần trước em đi khám ở một phòng khám...