Đi thi HSG QG được giải Khuyến khích: Chỉ mang tính công nhận, không được xét thẳng đại học
Bất cứ cuộc thi nào cũng quá khắc nghiệt và không đủ chỗ cho bất kỳ ai được xướng tên giải cao nhất,
Bất kỳ cuộc thi chọn Học sinh Giỏi quốc gia nào cũng khốc liệt như việc bạn tham gia một cuộc chiến, vì đôi khi thi không chỉ cho mình, mà còn cho sự tự hào của bố mẹ, niềm hi vọng của thầy cô. Được chọn đi thi đã là niềm vinh dự to lớn nhưng song hành với nó cũng là những áp lực không tên mà học sinh luôn phấn đấu phải được từ ít nhất giải Ba trở lên.
Tại sao lại như vậy? Vì giải Khuyến khích với học trò chỉ được xem như “cái vỗ tay” cho nỗ lực hàng tháng trời, không được tuyển thẳng vào đại học mong ước. Để ôn thi, học trò phải dành rất nhiều thời gian và công sức cho môn chuyên, phải chấp nhận bỏ bê các môn khác. Đây không khác gì màn đánh cược nếu học sinh đó chỉ giành giải Khuyến khích sẽ phải ôn lại các môn khác trong thời gian vỏn vẹn 2-3 tháng.
Xoay quanh câu chuyện thi cử này, nhà văn Nguyên Kan từng nhận học bổng Tiến sĩ về Giáo dục ở Pháp đã chia sẻ kỷ niệm thời đi học của mình. Chị từng trượt kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia và chỉ nhận được giải Khuyến khích năm lớp 12 khiến việc ôn thi đại học chỉ gói gọn trong 2 tháng. Ở ngưỡng tuổi đó, chị cũng từng đặt câu hỏi liệu việc trượt HSG có là nỗi ám ảnh lâu dài và trở thành thước đo cho sự thành bại của cuộc đời sau này?
(Ảnh minh họa)
“ Học sinh giỏi – Chuyện bây giờ mới kể”.
Ngày xưa, dưới mái trường phổ thông, mình rất đam mê các cuộc thi học sinh giỏi. Sau những ngày đóng vai học sinh tiên tiến, âm thầm đứng dưới nhìn các bạn nhận giải thưởng cuối năm trên sân khấu, mình bỗng vụt lên thành học sinh giỏi vào năm lớp 9.
Đầu tiên là học sinh giỏi trường, rồi thành phố, rồi tỉnh. Kỳ thi nào mình cũng đứng ở vị trí số 1. Mình vượt qua kỳ thi vào trường chuyên một cách dễ dàng. Mình sung sướng, hãnh diện nhận lời khen ngợi của ba mẹ (cả trước mặt và sau lưng). Mình cảm thấy tự hào vì trở thành niềm tự hào của ba mẹ.
Học ở trường chuyên, dĩ nhiên mình học cùng lớp với những bạn giỏi bằng hoặc hơn mình. Mình luôn âm thầm nỗ lực để dành được vị trí đứng đầu trong lớp. Hào quang là thứ áp lực vô hình. Đó là động lực thúc đẩy mình học, mình không biết như thế là tốt hay không tốt nữa.
Mình liên tục gặt hái những giải thưởng.
(Ảnh minh họa)
Năm lớp 11, mình được chọn đi thi học sinh giỏi quốc gia. Hồi đó ở các vòng loại, mình đạt điểm cao nhất. Mình rất tự hào. Và có phần chủ quan.
Kết quả là mình trượt.
Khỏi phải nói, mình đã đau khổ đến thế nào. Bên cạnh đau khổ là cảm giác xấu hổ. Cảm giác tự ti, thua kém, là mặc cảm thất bại. Cảm giác có lỗi với cha mẹ. Mình là đứa mang một tư duy cố định (fixed mindset) điển hình.
Năm lớp 12, mình lại thi tiếp. Mình đặt rất nhiều hy vọng vào kỳ thi này. Một mặt là “phục hồi” danh dự, mặt khác, nếu được ít nhất giải 3, mình sẽ không phải thi đại học. Được vào thẳng, là một đặc ân, vì mình sẽ không tham gia vào kỳ thi đại học khốc liệt, ôn toán, ôn văn, với mình là ác mộng.
Nhưng mình vẫn trượt.
À, thực ra không phải là trượt, mà chỉ được giải Khuyến khích, nghĩa là không đủ điều kiện vào thẳng đại học. Giải Khuyến khích là một giải thưởng tàn nhẫn, một kiểu công nhận rằng, ờ thì bạn cũng giỏi, nhưng chưa đủ.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Đó là một cú sốc cực kỳ lớn. Chưa nói đến mặc cảm thất bại trước bạn bè, thì cảm giác sợ hãi còn lớn hơn. Kỳ thi đại học đang đến gần, nguy cơ trượt hiển hiện ngay trước mắt. Tháng 7 thi mà lúc đó là tháng 4, mình chưa ôn một tí gì cho kỳ thi Đại học. Vì mình đã đặt cược tất cả vào kỳ thi HSG Quốc gia lần này.
Ba mẹ mình còn sốc hơn. Vì ba mẹ mình đã cấm mình tham dự cuộc thi này để tập trung cho kỳ thi Đại học. Vì ba mẹ mình là giáo viên gương mẫu điển hình. Vì mình từng là niềm tự hào của ba mẹ. Vì mình từng là một học sinh đúng chuẩn “con nhà người ta”. Viễn cảnh mình trượt Đại học là điều mà ba mẹ mình không dám nghĩ tới.
Chẳng bao lâu sau khi nhận tin trượt kỳ thi Học sinh giỏi Quốc gia, mẹ mình còn nhận được 1 tin sốc hơn. Ai đó nói với mẹ mình rằng ở lớp mình toàn làm việc riêng, trong khi các bạn chăm chỉ ôn cho kỳ thi đại học, mình chỉ ngồi chơi?
Quãng thời gian từ khi biết tin trượt kỳ thi HSG Quốc gia cho đến kỳ thi Đại học là một quãng thời gian đen tối mà rất lâu sau đó, mình vẫn bị ám ảnh. Không muốn nhớ lại cũng không muốn nhắc lại. Nếu không đỗ Đại học chắc mình không sống nổi mất.
(Ảnh minh họa)
Bây giờ nhìn lại, mình có học được gì từ thất bại đó? Nói thật, mình không học được thứ gì thành hình từ thất bại. Đó chỉ là một kỷ niệm buồn. Nhưng bây giờ mình cũng không còn thấy buồn nữa. Qua được kỳ thi Đại học là mình hết buồn. Mình vẫn tiếp tục thích thú với các giải thưởng trong những năm học Đại học.
Suy cho cùng, với mình mà nói, trượt học sinh giỏi rốt cuộc cũng chỉ là một nỗi buồn vẩn vơ của tuổi học trò. Tất nhiên, đó từng là một nỗi niềm lớn, thậm chí có lúc nỗi niềm đó đã có thể nhấn chìm mình trong đau khổ. Khi qua rồi, sự thất bại năm ấy chỉ là một sự kiện trong rất nhiều sự kiện của cuộc đời mà thôi.
Sau kỳ thi đó, mình và những bạn đạt giải trong kỳ thi năm đó đều có những con đường, lối rẽ khác nhau. Bạn chỉ mãi mãi ở phía sau khi bạn ngừng cố gắng. Thất bại chẳng định nghĩa điều gì về bạn cả. Cũng như thành công chẳng dự đoán trước điều gì. Đừng để những thất bại nhấn chìm bạn”.
(Ảnh minh họa)
Bởi vậy mới nói, chuyện thắng thua trong kỳ thi học sinh giỏi là điều thường tình. Như tên gọi của cuộc thi, nếu bạn không “học giỏi” hơn đối thủ thì bạn trượt. Vấn đề ở đây, nếu bạn là kẻ chiến bại, bạn sẽ làm tiếp theo? Ở nhà đắp chăn tự kỷ không dám gặp ai, khóc sướt mướt hay mạnh mẽ đứng dậy học tiếp?
Không có cuộc thi nào quyết định bạn là ai vì dù có thắng, nó cũng chỉ là một cột mốc trong cuộc đời. Cuộc đời phải có nốt thắng nốt trầm thì mới có cái kể thế hệ sau. Bây giờ bạn chưa bằng “đối thủ” nhưng thời gian sẽ trả lời tất cả. Và suy cho cùng, thành công là cách bạn chọn lựa giữa việc tiếp tục đứng lên hay nằm đó ủ rũ như kẻ thất bại.
Sự bất an của các thí sinh chuẩn bị thi ĐH tại ổ dịch Bắc Kinh
Sau khi Bắc Kinh bùng dịch, các học sinh lớp 12 Trung Quốc lại càng suy sụp khi không được tới trường ôn thi đại học. Trong khi đó, kỳ gaokao lần này tỉ lệ chọi rất khốc liệt.
Zing trích dịch bài đăng Sixth Tone, đề cập đến nỗi lo lắng dịch bệnh xen lẫn sự căng thẳng thi cử của các học sinh lớp 12 tại Trung Quốc đang chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học.
Chưa đầy một tháng trước kỳ thi đại học gaokao, làn sóng dịch Covid-19 thứ hai xuất hiện tại Bắc Kinh (Trung Quốc). Điều này khiến cho kỳ tuyển sinh vốn căng thẳng nay càng thêm mệt mỏi.
"Em cứ nghĩ mọi chuyện đã ở trong tầm kiểm soát. Giờ em mới nhận ra mình đã đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh", Zoey Liu, học sinh lớp 12 tại một trường chuyên ở Bắc Kinh, cho biết.
Các học sinh Trung Quốc cầu may cho kỳ thi gaokao tại đền thờ Khổng Tử ở Nam Ninh. Ảnh: CNS.
Liu là một trong 10,7 triệu thí sinh tham gia gaokao năm nay. Với gần 1 triệu giám thị ở 400.000 phòng thi trên toàn quốc, Bộ Giáo dục cho biết đây là sự kiện công cộng lớn nhất được tổ chức kể từ khi đại dịch xuất hiện.
Sau ca nhiễm đầu tiên của làn sóng dịch thứ hai được phát hiện ở Bắc Kinh hồi đầu tháng 6, trường học của Liu kiểm tra thân nhiệt của học sinh và giáo viên nghiêm ngặt hơn.
Tới ngày 17/6, mọi cơ sở giáo dục tại thành phố này lại đóng cửa một lần nữa. Các em học sinh tiếp tục học và ôn thi theo hình thức online. Tuy nhiên, các nhà chức trách nhấn mạnh kỳ thi tuyển sinh đại học vẫn sẽ diễn ra như dự kiến vào hai ngày 7 và 8/7.
Có thể nhận thấy, sự gián đoạn trong quá trình học tập năm qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới học sinh các cấp, nhất là các em lớp 12. Trước đó, học sinh Trung Quốc đã phải cách ly ở nhà từ tháng 1 tới hết đầu tháng 4.
Covid-19 làm gián đoạn và ảnh hưởng lớn tới quá trình học tập của học sinh các cấp, đặc biệt là các em lớp 12. Ảnh: CGTN.
Zoey Liu đặt mục tiêu vào chuyên ngành tiếng Pháp tại Đại học Bắc Kinh danh giá. Tuy nhiên, cô bé nói rằng "có thể phải xem xét lại quyết định" nếu kỳ thi thử cuối cùng đạt điểm số không ưng ý.
"Ở nhà lâu quá làm em cảm thấy não bộ ì ạch. Nhưng em đang lấy lại được phong độ của mình sau khi trở lại trường một thời gian", Liu cho biết.
Thông thường, các quốc gia Âu, Mỹ xem xét một loạt yếu tố trước khi tiếp nhận một học sinh vào đại học, như bài kiểm tra năng khiếu, các hoạt động ngoại khóa, bài tiểu luận và thư giới thiệu. Các bài thi như SAT hay A-levels có thể thi nhiều lần trong năm.
Trái lại, kỳ thi gaokao chỉ được tổ chức một lần trong năm và là yếu tố duy nhất quyết định học sinh Trung Quốc có trúng tuyển đại học hay không. Thí sinh nào trượt sẽ phải đợi tới năm sau để đăng ký lại.
Đối với hàng triệu thanh thiếu niên ở đất nước tỷ dân, gaokao là cột mốc quan trọng nhất đầu đời, kể cả những bạn trẻ ở vùng sâu vùng xa. Nói cách khác, kỳ thi tuyển sinh đại học sẽ quyết định tương lai "nở hoa hay bế tắc" của từng cá nhân.
Các học sinh cuối cấp không có cơ hội tạm biệt thầy cô và bạn bè. Ảnh: People Visual.
Suy sụp tinh thần vì lại phải nghỉ học
Các bậc phụ huynh Bắc Kinh cũng bày tỏ lo ngại về dịch bệnh cũng như sự căng thẳng đối với kỳ thi tuyển sinh năm nay.
Gao Lan, mẹ của một học sinh khác cũng đặt nguyện vọng cao như Zoey Liu, lo lắng rằng việc đóng cửa trường đột ngột gây ảnh hưởng tới tâm trạng ôn thi của con gái.
"Ngày 16/6, nhà trường yêu cầu các học sinh phải đem hết đồ đạc về nhà. Lúc đó chưa có thông báo đóng cửa trường chính thức từ Bộ Giáo dục. Vì vậy, con gái tôi buồn lắm. Con bé nói rằng nó còn chưa kịp chào tạm biệt các thầy cô cũng như chụp ảnh kỷ yếu cùng bạn bè", Gao kể lại.
Yu Tianyi, một chuyên gia tâm lý học, cho biết số lượng học sinh trung học cần ông tư vấn ngày càng tăng kể từ khi đại dịch xuất hiện.
"Vì không được đến trường, việc giao tiếp giữa các em giảm đáng kể. Đặc biệt, các học sinh trung học phổ thông cũng không được đáp ứng nhu cầu giải tỏa nội tâm và thể hiện bản sắc riêng", ông nói.
"Điều này gây ra một loạt các vấn đề về tâm lý cá nhân. Những bạn trẻ càng bị áp lực học tập nặng nề càng thấy yếu đuối, mệt mỏi", Yu cho biết.
Một lớp học căng thẳng tại tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc). Ảnh: People Visual.
Liu Jian là một học sinh lớp 12 đến từ vùng nông thôn phía đông bắc tỉnh Cát Lâm. Sau khi quay trở lại trường được một tháng, cậu bé lại phải nghỉ học vì xuất hiện 12 ca nhiễm mới hồi giữa tháng 5.
"Nhiều người trong số chúng em đang đứng trên bờ vực sụp đổ tinh thần. Em và các bạn cứ nghĩ là dịch bệnh đã ổn cả rồi nhưng hóa ra lại chưa. Có quá nhiều áp lực đè nặng lên vai chúng em, nhất là khi kỳ tuyển sinh đang sắp diễn ra", Jian nói.
"Học sinh rất háo hức khi được trở lại trường. Rồi đột nhiên, các em lại phải ở nhà vì các ca nhiễm mới. Nếu cứ lặp đi lặp lại như thế, thanh thiếu niên sẽ cảm thấy áp lực và bất an nhiều hơn", chuyên gia tâm lý học Zang Kai cho biết.
Học ở nhà không hiệu quả
Nếu như các năm trước, phần lớn các cuộc tư vấn tâm lý xoay quanh áp lực thi cử, thì năm nay các chuyên gia như Kai lại nhận những câu hỏi về sự bất đồng giữa bố mẹ và con cái.
Học hành căng thẳng kèm theo bất đồng với bố mẹ khiến nhiều học sinh suy sụp tinh thần. Ảnh: CGTN.
"Khi học tại nhà, đa số học sinh không làm việc hiệu quả bằng lúc trên trường. Vì vậy, phụ huynh thường can thiệp và nhắc nhở, mắng mỏ các em. Điều này dẫn đến những bất đồng trong gia đình, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả học tập của học sinh", ông nói.
Wu Yuhao, một thí sinh gaokao khác đến từ tỉnh Chiết Giang, cho biết phụ huynh còn lo lắng về kỳ thi này nhiều hơn cậu.
"Kể từ khi em học online ở nhà, bố mẹ em cằn nhằn rồi thúc giục học bài liên tục. Họ cũng muốn giúp đỡ em về bài vở lắm nhưng không đủ khả năng. Bố mẹ chỉ có thể thể hiện sự quan tâm em bằng cách nấu cho em những bữa ăn ngon hơn thôi", Wu kể lại.
Áp lực cũng đè nặng lên đôi vai của Lu, một học sinh cuối cấp ở tỉnh Quảng Đông. Lu đặt mục tiêu vào học viện cảnh sát, nếu trượt thì cô bé sẽ nhập ngũ.
Kể từ khi được đi học trở lại hồi đầu tháng 4, cô bé dành ít nhất 14 tiếng trên trường. Lu thường thức dậy từ 6 giờ sáng, trở về nhà sau 10 giờ tối, và vẫn dành thêm 2 tiếng để làm bài tập về nhà.
Đa số trường học cắt tiết thể dục của học sinh lớp 12 để các em có thêm thời gian ôn thi. Ảnh: People Visual.
"Bọn em không còn được học thể dục để tăng thời lượng cho các môn học khác. Lượng bài tập về nhà cũng tăng lên. Không khí lớp học ngày một căng thẳng", nữ sinh nói.
Mẹ của Lu cảm thấy lo lắng cho tâm lý của con gái. Cô thường xuyên trò chuyện, hỏi thăm Lu để chắc chắn rằng cô bé vẫn ổn. Cuối tuần, cô thường cùng con gái tản bộ một lúc để giải tỏa căng thẳng sau giờ học.
Năm nay, mẹ của Lu cũng nhận trách nhiệm đưa đón con gái đi học. Điều này dường như giúp khích lệ tinh thần Lu rất tốt.
"Mỗi tối khi thấy mẹ đợi ở cổng trường, em thấy mọi mệt mỏi hay căng thẳng dường như biến mất", cô bé chia sẻ.
Học 14 tiếng chuẩn bị cho kỳ thi khốc liệt nhất thế giới Mỗi ngày, Feng Haowan, 18 tuổi, dành 14 tiếng học bài và chỉ dùng điện thoại 30 phút. Sự căng thẳng của em khiến không khí gia đình ngột ngạt theo. Đếm ngược đến ngày gaokao, kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia của Trung Quốc, diễn ra ngày 7-8/7, Feng Haowan, học sinh trường trung học Ngoại ngữ, Đại học Nghiên...