Di sản khó đảo ngược của ông Trump
Khi thắng cử năm 2016, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt trọng tâm hành động vào vấn đề nhập cư và trong 4 năm cầm quyền, ông đã tạo ra những thay đổi lớn về hệ thống tị nạn.
Giờ đây, khi nhiệm kỳ của ông Trump sắp kết thúc, các chuyên gia nhập cư cho rằng những gì Tổng thống thứ 45 của Mỹ đã làm – trong đó có việc thực thi chính sách ở tốc độ “chưa từng có” – sẽ khiến chính quyền mới phải tốn thời gian mới có thể thay đổi được, nhất là giữa thời dịch Covid-19 đang hoành hành.
Lính Mỹ dựng rào thép gai gần cửa khẩu ở biên giới với Mexico ở Donna, Texas. Ảnh: NBC News
“Ông ấy là tổng thống duy nhất từ trước đến nay, không chỉ trong lịch sử hiện đại, được bầu dựa trên cương lĩnh chính trị về nhập cư”, Muzaffar Chishti, thành viên cấp cao Viện Chính sách di cư Mỹ, bình luận với hãng tin NBC News. “Và ông ấy đã giữ lời hứa, không từ bỏ cương lĩnh đó sau khi thắng cử. Đó là khác biệt rất lớn so với bất kỳ chính quyền nào trước đây”.
Tổng thống đắc cử Joe Biden tuyên bố sẽ đảo ngược hàng loạt những thay đổi đó ngay trong 100 ngày đầu cầm quyền. Hôm 24/11, ông Biden thông báo ý định đề cử Alejandro Mayorkas làm Bộ trưởng An ninh Nội địa, người gốc Latin đầu tiên và là người nhập cư đầu tiên được chọn đứng đầu Bộ này.
Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định, chủ nhân mới của Nhà Trắng sẽ phải nhiều thời gian hơn mới có thể hưởng thành quả. Trao đổi với NBC News, ba người tham gia xây dựng cương lĩnh nhập cư của Tổng thống đắc cử Joe Biden thừa nhận, những thay đổi mà ông Trump đã tạo ra sẽ rất khó đảo ngược, và rất khó thực hiện nổi cùng lúc.
Video đang HOT
Theo chuyên gia Chishti, ông Trump đã bắt đầu nhiệm kỳ bằng cách ban hành một loạt sắc lệnh như lệnh cấm đi lại, và đến những ngày cuối cùng ở Nhà Trắng, ông đã thay đổi phần lớn hệ thống tị nạn của Mỹ. Viện Chính sách di cư Mỹ ước tính, ông Trump đã đưa ra hơn 40 quyết định hành pháp để thay đổi hệ thống nhập cư, ở tốc độ “chưa từng có tiền lệ”.
Một trong những chính sách mà Tổng thống đắc cử Biden khó có thể thay đổi nhanh chóng, là quay trở lại với các hướng dẫn thực thi chính sách nhập cư của chính quyền Barack Obama đối với những người phạm tội hình sự nghiêm trọng hoặc các mối đe dọa an ninh quốc gia.
Fernando Garcia, Giám đốc điều hành của Mạng lưới Biên giới vì nhân quyền, cho rằng một trong những chính sách phức tạp khó đảo ngược là Các nghị định thư bảo vệ người di cư của ông Trump, còn được gọi là “Ở lại Mexico”. Chính sách này đã khiến hàng chục nghìn người xin tị nạn bị trả lại Mexico chờ cơ hội.
Việc dừng chính sách này cũng không giúp ông Biden giải quyết được bài toán phải làm gì với những người đang chờ đợi ở phía bên kia biên giới, hoặc làm thế nào và bao giờ đưa họ trở lại. Đây là một tiến trình nan giải, tốn rất nhiều thời gian.
Tương tự, một thực tế nữa rất khó thay đổi là đoàn tụ hàng trăm gia đình vẫn đang li tán vì chính sách chia cắt gia đình gây tranh cãi của Tổng thống Trump. Theo NBC News, các luật sư phụ trách tìm kiếm những người cha người mẹ bị tách khỏi con cái họ vẫn chưa có kết quả cho 666 trường hợp trẻ nhỏ thuộc diện này.
Chuyên gia Chishti cho rằng, khi lên nắm quyền, ông Biden sẽ còn phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn và quan trọng nữa. Đó là tạo ra một hệ thống tị nạn công bằng và hiệu quả, vì ông Trump về cơ bản đã đập bỏ hệ thống này thông qua một loạt thay đổi chính sách đan xen, bao gồm một số thỏa thuận với nhiều nước khác nhau, trong đó có Mexico và Trung Mỹ.
Thất cử, ông Trump mất dần "đồng minh" quan trọng nhất
Vài tuần sau khi các hãng truyền thông Mỹ tuyên bố ông Biden thắng cử tổng thống, ông Trump đang mất dần những người ủng hộ quan trọng nhất.
Nhiều người "đua nhau" bỏ theo dõi tài khoản Twitter của ông Trump (ảnh: SCMP)
Theo Newsweek, hơn 46.000 người đã bỏ theo dõi trang Twitter cá nhân của ông Trump kể từ ngày 22.11.
Trang mạng xã hội của ông Trump từng có hơn 89 triệu người theo dõi, nhưng kể từ khi Tổng thống Mỹ bị các hãng truyền thông lớn tuyên bố thất cử, số người ủng hộ ông trên Twitter bị giảm đi.
Hôm 25.11, ông Trump mất thêm hơn 10.000 người theo dõi.
Theo Newsweek, việc ông Trump thất cử và đưa ra những cáo buộc vô căn cứ về "gian lận bầu cử" đã khiến nhiều người ủng hộ ông cảm thấy thất vọng.
Thậm chí, trên Twitter lúc này còn xuất hiện phong trào mang tên "Bỏ theo dõi Tổng thống". Nhóm này kêu gọi người dùng mạng xã hội hủy theo dõi trang cá nhân của ông Trump và yêu cầu Twitter gắn nhãn "thiếu tin cậy" với tất cả bài viết của Tổng thống.
Trong khi đó, nhiều dòng trạng thái, bài viết của ông Trump có liên quan đến bầu cử tổng thống cũng bị Twitter gắn nhãn "thiếu tin cậy".
Twitter mới đây tuyên bố sẽ thu hồi tài khoản mạng xã hội POTUS (viết tắt của Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ) để trao lại cho ông Biden vào ngày 20.1 năm sau. Tài khoản này có hơn 30 triệu người theo dõi.
Một số đồn đoán gần đây thậm chí còn cho rằng, ông Trump có thể bị cấm dùng Twitter sau khi không còn là Tổng thống.
Độ nổi tiếng của ông Trump trên mạng xã hội đang giảm dần (ảnh: CNN)
Trong khi số người ủng hộ trên trang Twitter của ông Trump giảm dần, số lượt theo dõi trên trang Twitter của ông Biden lại tăng vọt. Hôm 25.11, trang cá nhân của ông Biden có thêm 130.000 người theo dõi.
Twitter được xem là "vũ khí" lợi hại của ông Trump kể cả khi tranh cử và làm Tổng thống. Ông thường đăng tải các bài chỉ trích đối thủ, thậm chí là cả chính sách, quyết định sa thải quan chức Nhà Trắng lên Twitter.
Việc bị nhiều người bỏ theo dõi mỗi ngày chắc chắn sẽ khiến ông Trump không hài lòng vì Tổng thống rất thích nhận được nhiều sự chú ý của dư luận. Cư dân mạng xã hội cũng là nguồn ủng hộ quan trọng nhất đối với ông Trump khi Tổng thống đang ra sức kiện cáo kết quả bầu cử năm nay, theo SCMP.
Xét về độ nổi tiếng trên mạng xã hội, ông Barack Obama là cựu Tổng thống Mỹ có số người theo dõi lớn nhất. Trang Twitter của ông Obama có hơn 126 triệu người theo dõi.
Ông Trump thích điều gì nhất khi làm Tổng thống Mỹ? Trong khi ông Trump sắp phải rời Nhà Trắng, nhiều người đang tự hỏi trong suốt 4 năm qua, điều gì khiến một tỷ phú Mỹ thích thú nhất khi trở thành một trong những người quyền lực nhất thế giới. Ông Trump đang cố gắng níu kéo quyền lực và sự nổi tiếng khi còn làm Tổng thống, theo New York Times...