Ông Biden nói về khả năng điều tra hình sự ông Trump khi vừa nhậm chức
Ông Biden tiết lộ đã không nói chuyện trực tiếp với ông Trump kể từ khi bầu cử.
Ông Biden trả lời phỏng vấn với hãng NBC News hôm 24/11. Ảnh: NBC
Trong buổi phỏng vấn với NBC Nightly News tại thành phố Wilmington , bang Delaware , Mỹ hôm 24/11 (giờ địa phương), ông Biden đã chia sẻ về thông tin cho rằng khi nhậm chức ông sẽ điều tra hình sự ông Trump.
“Một số thành viên đảng Dân chủ muốn thực hiện các cuộc điều tra hình sự với ông Trump sau khi mãn nhiệm. Ông có ủng hộ điều này?”, Lester Holt, MC của chương trình NBC Nightly News, đặt câu hỏi với ông Biden.
“Tôi sẽ không lặp lại những gì ông Trump đã làm và sử dụng Bộ Tư pháp Mỹ như một phương tiện để khẳng định rằng điều gì đó sắp xảy ra.
Có một số cuộc điều tra về vấn đề này mà tôi đọc được ở cấp độ bang. Nhưng chẳng có gì để tôi có thể hay không thể can thiệp vào vấn đề đó”, ông Biden trả lời. Trong chia sẻ của mình, Tổng thống đắc cử còn tiết lộ đã không nói chuyện trực tiếp với ông Trump kể từ khi bầu cử diễn ra.
Một ngày sau khi Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp (GSA) của chính phủ Mỹ công bố bức thư xác nhận quá trình chuyển giao quyền lực, ông Biden mô tả những nỗ lực của chính quyền ông Trump cho quá trình chuyển giao là “chân thành”.
“Ngay lập tức, chúng tôi đã được quyền tiếp cận các nguồn liên quan tới an ninh quốc gia và nhiều lĩnh vực khác. Và họ cũng cho phép tôi được nhận bản tóm tắt hàng ngày của Tổng thống… vì vậy tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ không bị tụt lại quá xa như đã nghĩ”, ông Biden nói.
“Và tôi phải nói rằng việc để tôi tiếp cận các nguồn tin mật là chân thành, không có sự miễn cưỡng và tôi cũng không mong là có sự miễn cưỡng ở đây”, ông Biden nói thêm.
Đảng viên đảng Dân chủ cũng nhấn mạnh chính quyền của ông sẽ không phải là “chính quyền Obama nhiệm kỳ 3″ vì thế giới đã thay đổi rất nhiều trong thời gian ông Trump làm tổng thống.
“Đây không phải là chính quyền Obama nhiệm kỳ 3 vì chúng ta phải đối mặt với một thế giới hoàn toàn khác so với thời của ông Barack Obama. Tổng thống Trump đã thay đổi cục diện, từ nước Mỹ là trên hết trở thành nước Mỹ đơn độc”, ông Biden tuyên bố.
Tổng thống đắc cử của nước Mỹ cho biết đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo thế giới sau cuộc bầu cử, mô tả rằng họ “chúc mừng và phấn khích” với chính quyền của ông.
“Nước Mỹ đã trở lại. Chúng ta lại dẫn đầu một lần nữa. Tôi đã nói chuyện với hơn 20 lãnh đạo thế giới . Tất cả đều vui mừng và thậm chí là phấn kích. Nước Mỹ sẽ khẳng định lại vai trò của mình trên thế giới và nắm vai trò xây dựng liên minh”, ông Biden nói.
Ông Biden ưu tiên theo đuổi lộ trình công nhận quyền công dân và vấn đề biến đổi khí hậu trong 100 ngày đầu sau khi nhậm chức. Ảnh: AP
Khi được hỏi những ưu tiên của ông sau khi nhậm chức vào tháng 1/2021 là gì, ông Biden tuyên bố sẽ theo đuổi lộ trình công nhận quyền công dân cho những người nhập cư trái phép.
“Tôi cam kết trong 100 ngày đầu tiên sẽ gửi một dự thảo luật nhập cư lên Thượng viện Mỹ với lộ trình để công nhận quyền công dân cho hơn 11 triệu người không có giấy tờ ở Mỹ”, ông Biden nói.
Đảng Cộng hòa đang kiểm soát Thượng viện và có thể ngăn chặn nỗ lực của ông Biden. Mọi chuyện chỉ suôn sẻ trừ khi đảng Dân chủ giành thêm 2 ghế tại bang Georgia trong cuộc tranh cử vào tháng 1/2021.
Ông Biden cho biết biến đổi khí hậu cũng là vấn đề nằm trong danh sách ưu tiên của ông trong 100 ngày đầu tiên sau khi nhậm chức. Tổng thống đắc cử có kế hoạch đảo ngược các lệnh hành pháp “tác động đáng kể đến việc làm cho khí hậu tồi tệ hơn”.
Trước đó, ông Biden cho biết các nhân viên của mình đang trao đổi với tiến sĩ Anthony Fauci, người chịu trách nhiệm đối phó Covid-19, về đại dịch sau khi quá trình chuyển giao quyền lực bắt đầu.
Quá trình chuyển giao đang chuyển từ trạng thái chờ đợi sang trạng thái di chuyển với tốc độ chóng mặt khi các quan chức nỗ lực làm việc để bù lại khoảng thời gian đã mất. Đã 17 ngày kể từ khi ông Biden được các hãng thông tấn lớn “xướng tên” vào ngày 7/11. Chỉ còn 57 ngày nữa là tới Lễ nhậm chức.
Nhóm chuyển giao của ông Biden đã liên lạc với mọi bộ phận của chính phủ liên bang trong 24 giờ qua và gửi lời cảm ơn tới giám đốc GSA về việc xác nhận quá trình chuyển giao quyền lực. Không có quyết định này, đội ngũ của ông Biden không được tiếp cận với 6,3 triệu đô la Mỹ cho quá trình chuyển giao.
Tranh cử kiểu "ông cụ", ông Biden "nhường" cơ hội cho Tổng thống Trump?
Nếu như đắc cử, ông Biden sẽ là tổng thống Mỹ cao tuổi nhất từng được bầu. Tuy nhiên, để vấn đề tuổi tác ảnh hưởng đến lịch trình vận động tranh cử như ông Biden thì khá đáng lo ngại, theo New York Times.
Ông Biden bị Tổng thống Trump đặt cho biệt danh "ngủ gật" (ảnh: CNN)
Trong khi ông Trump dành 2 ngày cuối cùng trước ngày bầu cử diễn ra để tổ chức 10 sự kiện vận động tranh cử ở những bang quan trọng thì ông Biden có vẻ "im hơi lặng tiếng".
Trong cuộc đua giành vị trí chủ nhân Nhà Trắng đầy cam go, ông Biden lại chọn cách vận động tranh cử có phần nhẹ nhàng.
Hôm 25.10, ông Biden không tổ chức sự kiện vận động tranh cử trực tiếp mà chỉ rời nhà riêng ở Wilmington, bang Delaware để đến nhà thờ. Ngày 26.10, ông Biden đến bang "chiến địa" Pennsylvania chỉ để thăm hỏi người ủng hộ.
6 ngày trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ, ông Biden quay lại Delaware và có một số bài phát biểu về vấn đề chăm sóc sức khỏe. Bang Delaware không được coi là bang "chiến địa" ở Mỹ.
"Kinh nghiệm tranh cử là bạn nên đi khắp đất nước để thể hiện năng lượng và sự nhiệt thành muốn phục vụ người dân Mỹ. Tuy nhiên năm nay không phải cuộc bầu cử bình thường", David Axelrod - chuyên gia vận động tranh cử giúp ông Barack Obama - nhận xét.
Một số chuyên gia gọi chiến dịch tranh cử của ông Biden là kiểu "ông cụ". Cựu phó Tổng thống Mỹ dường như muốn thể hiện ông là người khôn ngoan, bình tĩnh tranh cử trong bối cảnh dịch Covid-19 lây lan.
Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu chiến dịch tranh cử "ông cụ" thất bại? Ông Biden sẽ hứng chịu "bão" chỉ trích từ chính đảng Dân chủ. Một số thành viên đảng Dân chủ đã phàn nàn về sự "lười biếng" của ông Biden khi tổ chức vận động tranh cử ít hơn Tổng thống Trump.
Chiến dịch tranh cử của ông Biden nhằm bảo vệ sức khỏe cho các nhân viên và cho cả chính ông, trước dịch Covid-19. Ông Biden tỏ ra khá tuân thủ các khuyến cáo của cơ quan y tế nhằm ngăn ngừa sự lây lan của Covid-19.
Hôm 26.10, ông Biden cho rằng mình luôn tích cực tranh cử và chỉ trích Tổng thống Trump coi thường dịch bệnh khi tổ chức các sự kiện với đông người tham gia.
Chiến dịch tranh cử tuân thủ giãn cách xã hội trong dịch Covid-19 của ông Biden (ảnh: New York Times)
"Chúng tôi vẫn đang vận động tranh cử và sẽ tiếp tục. Tuy nhiên, chúng tôi không muốn gây ra các sự kiện siêu lây nhiễm. Điều quan trọng lúc này là làm việc có trách nhiệm", ông Biden giải thích.
Tổng thống Trump đã nhiều lần cáo buộc ông Biden không đủ sức khỏe để phục vụ nước Mỹ. Ông Biden từng có một số lần nói nhầm trong khi vận động tranh cử, thậm chí là không nhớ tên của Tổng thống Trump.
Một số đảng viên Dân chủ không hài lòng và lo ông Biden có thể thất cử với chiến dịch "ông cụ". Theo New York Times, trong khi số ca nhiễm Covid-19 đang tăng ở bang Wisconsin, đảng Dân chủ vẫn thúc ép ông Biden vận động thêm ở đây.
"Các bạn nghĩ Biden ngủ gật sẽ làm việc như tôi sao? Ông ấy sẽ đi ngủ", ông Trump công kích đối thủ hôm 25.10.
"Ông Biden quá thận trọng. Chúng tôi muốn ông ấy và vợ xuất hiện ở nhiều nơi của đất nước nhất có thể. Nhưng có vẻ ông ấy lo ngại rủi ro nhiễm Covid-19 đối với mình và các nhân viên", Gilberto Hinojosa - nghị sĩ đảng Dân chủ ở Texas - nhận xét.
Sau đồng ý chuyển tiếp, khi nào Trump sẽ phải rời Nhà Trắng? Ông Trump nhất trí khởi động quá trình chuyển giao quyền lực cho ông Biden, câu hỏi nhận được quan tâm hiện nay là bao giờ ông sẽ rời Nhà Trắng? Mặc dù không nhượng bộ và cam kết tiếp tục đấu tranh nhằm thách thức kết quả bầu cử, song hôm 23/11, Tổng thống đương nhiệm Donald Trump yêu cầu Cơ quan...