Đi cấp cứu vì chạm vào dây sạc điện thoại đang cắm
Vô tình chạm chân vào sạc điện thoại khi đang ngủ trưa, bé gái 10 tuổi lập tức co giật, mất ý thức được đưa đi cấp cứu ngay.
Bé gái là B.V, 10 tuổi, ở thị xã Phú Thọ, được gia đình đưa vào Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
Gia đình cho biết trước thời điểm nhập viện 20 phút, khi ngủ trưa, bé V. vô tình chạm chân vào sạc điện thoại đang cắm điện. Phát hiện cháu co giật, mất ý thức, người nhà lập tức ngắt nguồn điện và đưa bé đi cấp cứu.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hương, khoa Cấp cứu Hồi sức – Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Phù Ninh, cho biết bệnh nhi nhập viện trong tình trạng lơ mơ, khó thở, kích thích, đau ngực trái, run tay chân 2 bên. Các bác sĩ nhanh chóng xử trí bằng truyền dịch, cho thở oxy. Sau 20 phút hồi sức tích cực, sức khỏe bệnh nhi ổn định, tỉnh táo, không khó thở, không đau ngực. Đến ngày 7/6, các chỉ số sinh tồn của trẻ đã về mức bình thường.
Video đang HOT
Để tránh những rủi ro không đáng có do sạc điện thoại, bác sĩ khuyến cáo người dân cần cẩn trọng và ý thức hơn khi sử dụng thiết bị sạc, nhất là gia đình có con nhỏ… Khi phát hiện trẻ bị giật điện, cần tách trẻ với nguồn điện như ngắt cầu dao, dùng gậy gỗ gạt dòng điện cao một cách nhanh nhất có thể, sau đó đưa ngay trẻ đến sơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Cuộc điện thoại kịp thời cứu người đàn ông ở Hà Nội thoát cơn đột quỵ
Tại giường bệnh, ông N. tươi cười, hóm hỉnh nói "giờ cầm tiền không sợ tiền rơi nữa rồi" để đánh giá sự hồi phục sau cơn đột quỵ nhờ cuộc điện thoại kịp thời giữa hai nhóm bác sĩ.
Đang phát biểu tại một cuộc họp ở xã sáng 9/11, ông L.H.N, 65 tuổi, ở xã Cẩm Lĩnh, Ba Vì (Hà Nội) đột nhiên cảm thấy ngón tay phải đau nhức, lan dần hết bàn tay rồi lên toàn bộ cánh tay phải. Ông cũng thấy phần nửa người phải mỏi dần, khó cử động, cầm nắm bàn tay.
Ông được đưa lên một phòng khám tư nhân trong xã, bệnh nhân khai có tiền sử cao huyết áp nên được cho uống thuốc hạ huyết áp rồi về nhà theo dõi. Một người em của ông khuyên nên châm, chích máu đầu ngón tay nhưng ông không đồng ý. Ăn vội bát cơm trưa, ông giục người nhà đưa lên Bệnh viện Đa khoa Ba Vì, cách nhà 10km.
Sau 2,5 giờ từ khi có dấu hiệu khởi phát, ông N. được đưa tới phòng cấp cứu. Các bác sĩ đơn nguyên Cấp cứu nhận định ông có dấu hiệu điển hình của cơn đột quỵ thể nhồi máu não. Vừa đẩy bệnh nhân lên phòng chụp cắt lớp vi tính (CT-Scanner), bác sĩ Nguyễn Đức Đa, phụ trách đơn nguyên Cấp cứu, lập tức kết nối hội chẩn online tới các bác sĩ cấp cứu, hồi sức tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), cách bệnh viện hơn 50km.
Chỉ định tiêm thuốc tiêu sợi huyết ngay tại phòng chụp CT nhanh chóng được đưa ra. Bệnh nhân sau đó ổn định, dấu hiệu đau, mỏi dần thoái lui, cảm giác bàn tay dần hồi phục. Ông N. được đưa lên Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn chụp mạch, đánh giá tình trạng sau can thiệp rồi lại trở về bệnh viện tại về Ba Vì theo dõi, phục hồi chức năng.
Sáng 11/11, ông N. tươi cười, hóm hỉnh nói "giờ cầm tiền không sợ tiền rơi nữa rồi" để đánh giá sự hồi phục sau cơn tai biến nhờ bác sĩ cứu kịp thời. Đây là bệnh nhân đột quỵ đầu tiên tại Ba Vì được can thiệp thành công ngay tại bệnh viện huyện.
Ông N. tham gia hội chẩn cùng các bác sĩ tại Ba Vì và Xanh Pôn thông qua thiết bị khám chữa bệnh từ xa, sáng 11/11. Ảnh: Võ Thu
Nhiều người bệnh trong phòng cấp cứu nơi ông N. đang điều trị gọi chiếc xe đẩy có gắn màn hình máy tính, camera phục vụ hội chẩn trực tuyến ngay tại giường bệnh là "robot bác sĩ". Bởi thiết bị giản đơn này có thể giúp họ kết nối, trò chuyện với bác sĩ ở Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn ngay tại Ba Vì mà không phải di chuyển đường xa. Thầy thuốc ở Ba Vì cũng nhanh chóng gọi và báo cáo hội chẩn hàng giờ, hàng ngày với bác sĩ tuyến trên.
Nói cách khác, đây là thiết bị giúp bác sĩ tuyến trên từ trung tâm Hà Nội "đi buồng online" để khám chữa bệnh cho bệnh nhân đang điều trị ở tuyến dưới.
Từ tháng 9 năm nay, mô hình "bệnh viện chị - em" được Sở Y tế Hà Nội thực hiện thí điểm. Sở phân công 3 "bệnh viện chị" gồm Xanh Pôn, Tim Hà Nội và Phụ sản Hà Nội trực tiếp hỗ trợ toàn diện "bệnh viện em" là huyện Ba Vì và Trung tâm Y tế huyện Ba Vì.
Các hoạt động hỗ trợ toàn diện trên tất cả lĩnh vực như quản trị bệnh viện; đào tạo, hướng dẫn thực hành; phát triển chuyên môn kỹ thuật với nhiều hình thức hỗ trợ như: hỗ trợ trực tiếp, hỗ trợ từ xa (online), đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin.
Tiến sĩ Đỗ Đình Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, cho biết trong 2 tháng đã hỗ trợ, hướng dẫn Bệnh viện Đa khoa huyện Ba Vì cải tiến quy trình khám, chữa bệnh; tư vấn thành lập đơn nguyên cấp cứu và đơn nguyên sơ sinh; triển khai thanh toán không dùng tiền mặt; hàng ngày đọc kết quả online phim X-quang, phim chụp cắt lớp vi tính, phim chụp cộng hưởng từ (MRI); thiết lập phòng hội chẩn online; quản lý bệnh nhân mắc bệnh mãn tính không lây nhiễm như tăng huyết áp, đái tháo đường...
"Nhờ hệ thống khám bệnh từ xa được thiết lập từ một tháng nay, bác sĩ từ Xanh Pôn thường xuyên hội chẩn hàng ngày với các thầy thuốc Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì và các phòng khám khu vực ở Minh Quang, Tản Lĩnh và Bất Bạt. Trong các cuộc hội chẩn trực tuyến này, bệnh nhân được tham gia, nói chuyện cùng bác sĩ. Bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn được khám ra sao, kê đơn thuốc nào thì bệnh nhân ở các trạm y tế xã, bệnh viện huyện ở Ba Vì cũng vậy", ông Tùng nói.
Bác sĩ cũng sốc: Phát hiện sợi dây sạc điện thoại trong ruột cậu bé Một cậu bé 15 tuổi đã khiến các bác sĩ bị sốc khi nhìn thấy một sợi dây sạc USB - loại dùng cho cả điện thoại và tai nghe - mắc kẹt trong ruột. Cậu bé đến từ Diyarbakir (Thổ Nhĩ Kỳ), được gia đình vội vàng đưa đi cấp cứu sau khi buồn nôn, đau bụng dữ dội. Qua chụp X-quang,...