Đi 5km quả nho đắt gấp 4, từ chuồng ra chợ gà tăng giá 3 lần
Tại chợ đầu mối, thịt cá, rau củ, trái cây,… bày bán la liệt, có loại giá rẻ như cho. Song, tới bán lẻ dân sinh truyền thống, các mặt hàng này đội giá gấp 3-4 lần.
Chợ đầu mối siêu rẻ, chợ lẻ giá cao chót vót
Những ngày gần đây, nhiều người than thở lương thưởng giảm nhưng chi phí sinh hoạt lại tăng. Đặc biệt, khi đi chợ, hàng hóa thực phẩm neo giá cao. Thậm chí, có những mặt hàng giá bán tại vườn rẻ như cho nhưng bán tại các khu chợ dân sinh bán lẻ giá vẫn cao chót vót. Tiểu thương ở những khu chợ này viện đủ lý do từ hàng ế, giá đầu vào cao nên giá bán lẻ không thể rẻ hơn.
Vậy, có thật sự giá đầu vào cao nên giá bán tại chợ không thể giảm?
Có mặt tại chợ đầu mối phía Nam (Hoàng Mai, Hà Nội) – một trong những khu chợ đầu mối lớn ở Thủ đô, hoạt động bán buôn, bán lẻ diễn ra nhộn nhịp. Đáng chú ý, các mặt hàng ở đây, từ thủy sản, thịt gà, thịt lợn,… cho tới rau của quả, trái cây đều được đổ sỉ với giá rất rẻ.
Cụ thể, các loại tôm tươi sống giá dao động từ 100.000-220.000 đồng/kg, cá trắm cỏ 50.000 đồng/kg, trắm đen 75.000 đồng/kg, mực dao động từ 130.000-170.000 đồng/kg, cá rô phi 25.000-35.000 đồng/kg,… Giá trứng gia cầm từ 16.000-25.000 đồng/chục quả.
Tại chợ đầu mối, các mặt hàng thực phẩm có giá khá rẻ
Tại khu vực bán rau củ quả, hàng hoá được chất đống, bày bán ê hề với giá chỉ từ vài nghìn đến 20.000-35.000 đồng/kg như: mướp hương giá 6.000 đồng/kg, mướp thường 4.000 đồng/kg, cà tím 4.000 đồng/kg, chanh 13.000 đồng/kg, đậu bắp 10.000 đồng/kg, hành khô giá 38.000 đồng/kg, tỏi 35.000 đồng/kg, khoai sọ 10.000 đồng/kg, khoai lang Nhật 13.000 đồng/kg,…
Tương tự, xoài Đài Loan 15.000 đồng/kg, xoài tứ quý 23.000 đồng/kg, mận seo 5.000 đồng/kg, đào ruột đỏ 10.000 đồng/kg, đào mỏ quạ 23.000 đồng/kg, nhãn từ 15.000-25.000 đồng/kg, các loại nho từ 20.000-40.000 đồng/kg,…
Anh Nguyễn Trung Hiếu – đầu mối chuyên đổ sỉ trái cây tại chợ này – cho biết, đang vào mùa mận, đào, nho của Trung Quốc nên mỗi ngày anh đổ buôn cho các mối sỉ khoảng 2-2,5 tấn trái cây các loại. Khách lấy sỉ chủ yếu là các tiểu thương chợ truyền thống, hàng rong ở khu vực Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thường Tín,… Giá cả tùy thuộc từng ngày, nhưng hiện trái cây Trung Quốc đang rộ, nhiều loại giá chỉ vài ngàn đồng một ký.
Trái ngược với cảnh hàng hóa được bán với giá rẻ như cho, tại chợ Đại Từ (Hoàng Mai) – cách chợ đầu mối phía Nam chưa đến 5km, thậm chí tại chợ Mai Động cách chợ đầu mối này chưa đầy 1km, một số mặt hàng đội giá gấp 3-4 lần, thậm chí gấp cả chục lần so với giá lấy sỉ.
Giá trái cây bán chỉ từ 5.000-40.000 đồng/kg tùy loại
Video đang HOT
Đơn cử, loại nho đỏ có hạt (chùm nho nặng từ 1-2kg) tại chợ đầu mối giá chỉ 40.000 đồng/kg, song tại chợ truyền thống được bán từ 120.000-150.000 đồng/kg, đắt gấp 3-4 lần; nho bắp cày giá đổ sỉ chỉ 23.000 đồng/kg, giá bán tại chợ lẻ là 90.000 đồng/kg. Hay mận seo ruột vàng, róc hạt, xuất xứ Trung Quốc tại chợ đầu mối phía Nam giá chỉ 5.000 đồng/kg, ra chợ lẻ giá đắt gấp 5-6 lần, lên tới 25.000-30.000 đồng/kg.
Tương tự, đào lòng vàng tại chợ truyền thống có giá bán đắt gấp 3 lần; xoài tứ quý, xoài Đài Loan đắt gấp 2 lần chợ đầu mối. Đặc biệt, đậu bắp tại chợ đầu mối phía Nam giá chỉ 10.000 đồng/kg, trong khi chợ Đại Từ bán 80.000 đồng/kg (đắt gấp 8 lần), mướp hương đội giá tới 6 lần. Chanh quả tươi 13.000 đồng/kg (1kg được 25-30 quả) về chợ truyền thống giá bán lẻ 1.500-2.000 đồng/quả.
Dân buôn bán lẻ lãi đậm
Mặc kệ người tiêu dùng khó khăn do thu nhập giảm, dân buôn bán tại chợ lẻ mặc sức đẩy giá hàng hóa lên mức cao ngất ngưởng, kiếm lãi đậm.
Về vấn đề này, một chuyên gia trong ngành thương mại nhận xét, hàng hóa từ ruộng vườn, chuồng trại ra đến chợ, siêu thị trải qua quá nhiều khâu trung gian. Tại nhà vườn, thương lái đã ép giá thấp, tại chợ thì tiểu thương kêu chi phí vận chuyển cao để bán giá cao. Do đó, bao thiệt thòi đều dồn cho nông dân và người tiêu dùng, lãi vào túi thương lái và tiểu thương.
Nho Trung Quốc tại chợ đầu mối chỉ 40.000 đồng/kg, ra chợ lẻ lên tới 120.000-150.000 đồng/kg
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, chia sẻ, cuối tháng 4 năm nay, giá gà công nghiệp lông trắng xuất buôn tại trại chỉ 9.000 đồng (người chăn nuôi lỗ 15.000 đồng/kg), sau khi mổ xong lên 18.500 đồng/kg. Thế nhưng, khi ra đến chợ bán lẻ, thịt gà công nghiệp có giá 60.000-70.000 đồng/kg.
Nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi gia cầm Việt Nam từng cho hay, một con gia cầm đi từ trang trại đến chợ bán lẻ phải trải qua 4-5 khâu trung gian, trong đó khâu bán lẻ cuối cùng lãi tới 35-40%; khiến giá gia cầm bán tại chợ cao gấp 2-3 lần giá tại chuồng trại.
Báo cáo về giá thịt lợn vào tháng 4 năm nay, Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản gửi (Bộ NN-PTNT) chỉ rõ, con đường lợn thịt từ chuồng trại đến chợ, siêu thị chia làm hai khâu.
Cụ thể, khâu thứ nhất là thu mua, mổ và bán buôn (tính cho 1 con lợn 100kg hơi, giá 73.000 đồng/kg). Dân buôn mua tại cửa chuồng hết 7,3 triệu đồng/con; tiền vận chuyển, mổ và kiểm dịch hết 230.000 đồng/con. Tổng chi phí hết 7,53 triệu đồng/con.
Giá lợn hơi tại chuồng đã hạ nhiệt, song thịt lợn tại chợ vẫn neo giá cao chót vót
Mổ xong, khối lượng thịt móc hàm thu được là 75kg. Giá bán cho người bán lẻ là 110.000 đồng/kg, tính ra thu được 8,25 triệu đồng/con. Khâu này dân buôn và mổ lãi 720.000 đồng (tương đương tăng 10% so với tiền mua lợn).
Khâu thứ hai chính là mua móc hàm pha lóc ra bán lẻ. Theo đó, một con lợn móc hàm 75kg, tiểu thương mua về sẽ pha lóc thành các loại thịt như: thủ lợn 5,5kg, giá 60.000 đồng/kg; chân giò 7,5kg giá 135.000 đồng/kg; mông sấn 17kg giá 160.000 đồng/kg; vai sấn 14kg giá 170.000 đồng/kg; thịt ba chỉ 9,5kg giá 170.000 đồng/kg; sườn cả sống 6kg giá 120.000 đồng/kg; thăn sấn 5,5kg giá 140.000 đồng/kg; sản phẩm khác (xương cục, thịt vụn,… ) 9kg giá 75.000 đồng/kg; lòng bộ 10kg giá 60.000 đồng/kg; hao hụt 1kg.
Với mức giá trên, sau khi bán hết con lợn móc hàm, dân bán lẻ thu về gần 11 triệu đồng. Trừ đi giá gốc, họ lãi gần 2,75 triệu đồng. Trong khi chi phí khác như sạp chợ thấp, nhân lực theo kiểu lấy công làm lãi, bảo quản và hao hụt không đáng kể.
Các chuyên gia trong ngành thương mại cho rằng, cần phải cắt giảm bớt khâu trung gian, quy định mức lãi mỗi khâu được hưởng để người nông dân không phải bán giá rẻ, người tiêu dùng không phải mua hàng hóa với giá đắt đỏ.
Về quê chờ sinh đã đưa tiền rồi mà mẹ chồng vẫn tính toán cả gói tăm bông, tôi tức giận đưa ra đề nghị khiến bà tím mặt
Ngày nhận lương, Phong đã đưa cho mẹ chồng 7 triệu gọi là chi phí sinh hoạt cho vợ trong khoảng thời gian chờ sinh. Nào ngờ, với số tiền ấy mà mẹ chồng cho em ăn cơm rau, cá mặn nuốt không trôi.
Em và mẹ chồng vừa cãi nhau mọi người ạ...
Nói là cãi, thực ra em cũng chỉ đáp lại bà có đôi câu, còn suốt buổi là bà kể công, vu tội cho em rồi mắng chửi. Em chịu không nổi nên mới vùng lên và bỏ đi. Cuối cùng thì em đã bắt taxi để về ngoại khi 5 ngày nữa là tới ngày dự sinh.
Em về làm dâu cũng được hơn một năm. Nhưng ngay từ khi cưới thì em và Phong đã sống ở Hà Nội, dự định sẽ mua nhà và an cư lạc nghiệp tại đó. Tổng thu nhập hai vợ chồng em cũng ngót nghét 60 triệu chứ chẳng phải ít. Tận khi em bầu thì mới giảm xuống vì em không nhận làm thêm việc ngoài nữa. Thế nên, bọn em khá tự tin sẽ mua được căn chung cư ưng ý, chỉ cần nỗ lực làm việc và chi tiêu tiết kiệm.
Song, người tính cũng chẳng bằng trời tính. Mọi chuyện đang yên đang lành thì xảy ra dịch. Công ty của hai vợ chồng em đều khó khăn, lương bị giảm tới 50%, thưởng thì gần như không có. Và thu nhập hai vợ chồng tụt thê thảm.
Chẳng còn cách nào, dù rất buồn nhưng em cũng đành ngậm ngùi về quê để mẹ chồng chăm, thay vì thuê giúp việc trên Hà Nội như dự tính. Chần chừ mãi, tận khi còn 1 tháng nữa sinh thì em mới về quê làm online.
Và 1 tháng ấy đúng là cực hình. Vốn dĩ xa chồng đã buồn, lại phải nhìn mặt mẹ chồng mà sống càng thêm bí bách. Nhưng điều em thấy sợ nhất chính là mẹ chồng không hề như những lần trước gặp. Trong 1 tháng này, bà bộc lộ tất cả tính cách thật của mình.
(Ảnh minh họa)
Và đáng sợ nhất chính là việc bà tính toán với con dâu và tiết kiệm thái quá. Hôm em về quê đã đưa cho bà 7 triệu tiền sinh hoạt trong 1 tháng đó; rồi thì quà cáp từ quần áo cho tới nhân sâm, tổ yến... để biếu bà, bà tươi roi rói nói "mấy đứa chỉ bày vẽ, mẹ cần gì đâu". Thế mà ngay hôm sau Phong đi, bà đã dần quay ngoắt thái độ với nàng dâu.
Mọi người ơi, ở quê 1 người sống 7 triệu là quá thoải mái ấy, thế mà em lại chỉ được ăn cơm rau, ăn thức ăn thừa. Ngày nào cũng thế, bà sẽ nấu một nồi thịt hoặc cá, đậu kho - chính xác là kho mặn đắng mặn chát - từ sáng tới tối. Nếu em và bố chồng ăn không hết thì sẽ bị buộc ăn sang cả ngày hôm sau.
Có lần trứng rán mà bà cũng để từ sáng tới tối như thế. Em đã bảo trứng không nên để tủ lạnh và rán lại mà bà mắng em lãng phí.
Mà chẳng hôm nào bà mua hoa quả tráng miệng hết, em có hỏi khéo thì bà bảo: "Vườn đầy hoa quả, mua gì mà mua!"
Nhưng thực tế vườn chỉ có khế chưa chín, ổi xanh và na đang ra quả. Em cũng nhẹ nhàng đáp thì bà bảo: "Đây là nhà quê, con cứ ra ngoài ngõ ngồi chơi với các cô, các bác, thấy nhà ai có gì thì xin. Về quê phải giao tiếp với mọi người nhiều vào, đừng có tối ngày ngồi nhà ôm máy tính như thế".
Em có giải thích hàng trăm lần rằng em ngồi nhà ôm máy là vì em đang làm việc, nhưng mẹ chồng vẫn không chịu hiểu. Giờ lại còn cạnh khóe nữa, thật sự mệt mỏi.
Quay trở lại chuyện ăn uống, vì bà nấu ăn không nổi nên em bị đói. Em phải canh những lúc bà không có nhà để đặt mua đồ ăn vặt, giấu trong phòng. Thật sự không dám nghĩ bị mẹ chồng phát hiện thì bà sẽ mắng thế nào.
Sau khoảng 1 tuần, em đành bấm bụng rút tiền túi đi mua thêm hoa quả và đồ ăn. Tức một nỗi, mẹ chồng thấy em xách về thì mắng sa sả, nhưng vào mâm thì bà gắp đầu tiên, và đương nhiên cũng là người ăn nhiều nhất.
Nhưng mọi chuyện chỉ khiến em không chịu nổi nữa là chuyện mới đây. Giờ hành chính thì em vẫn phải làm việc, bởi thế thấy mẹ chồng đi chợ, có nhờ mua mấy gói tăm bông. Bà ậm ừ rồi phóng xe đi.
Bữa tối hôm đó, trong bữa ăn bà bỗng nhắc: "5 gói tăm bông của cái Tâm 25 nghìn. Nào đưa mẹ để mẹ có tiền mua thức ăn nhé".
Mọi người ạ, cái cảm giác uất nghẹn tận họng ấy. 7 triệu em đưa bà, rồi gần 1 tháng chung sống thì tới 20 ngày em bỏ tiền túi mua đồ ăn, hoa quả quá, vậy mà giờ bà còn tính toán 25 nghìn đồng với con dâu??? Trả bà 25 nghìn em không tiếc, nhưng em buồn vì bà đòi ngay sau khi mua hộ.
"Mẹ ơi, có 25 nghìn thôi mà mẹ cũng đòi con ạ? Con cũng bỏ tiền mua đồ ăn cho gia đình bao lần đấy thôi..." - tôi khá bực nhưng vẫn nhịn, dè dặt hỏi.
Nào ngờ bà còn kể công rằng chăm sóc tôi từ a-z thế nào, bao tôi tiền nhà, tiền điện, nước, mạng... Rồi có tôi sống cùng cái gì cũng tốn thêm.
Bà còn mắng tôi nhiều rằng tiêu hoang, ở nhà ăn bám chồng, cả chuyện tôi đi siêu âm cũng bị lôi ra mắng. Nghe tới đây, tôi tức giận đưa ra một đề nghị: "Nếu mẹ thấy con về đây làm gánh nặng thì con xin phép sang ngoại từ giờ cho tới lúc sinh. Hơn nữa, giờ vợ chồng con cũng không dư dả gì, 7 triệu ấy con nghĩ ở quê sống thoải mái rồi. Nào ngờ mẹ cho con ăn cơm rau còn không đủ. Con đành phải về nhờ mẹ đẻ vậy ạ!"
Tôi nói xong thì mẹ chồng tức giận mắng chửi tôi liên hồi. Bố chồng ra sức khuyên can nhưng chẳng ăn thua. Cuối cùng, tôi dọn đồ và gọi taxi đi ngay hôm ấy. Mẹ chồng thì gọi điện cho thông gia nói tôi hỗn, không về xin lỗi thì không nhận cháu. Tôi không sợ, nhưng chỉ thương Phong đang rất khó xử. Có phải tôi đã quá nóng nảy rồi không?
Muốn đi du học Úc phải biết ngay 9 học bổng sau: Có cái bao từ A-Z, nhanh thì còn mà chậm chân là hết suất Nếu không có tiềm lực tài chính, bạn vẫn có thể đi du học nhờ những chính sách học bổng hấp dẫn của chính phủ Úc và các trường đại học tại nước này. Úc hiện là một trong những địa điểm du học hàng đầu trên thế giới, được nhiều sinh viên quốc tế tin tưởng lựa chọn. Theo Bảng xếp hạng...