ĐH Quốc gia Hà Nội làm kênh hỗ trợ học trực tuyến bậc tiểu học ở vùng khó
Chiều 16/8, ĐH Quốc gia Hà Nội mở hội nghị trực tuyến về việc xây dựng kênh hỗ trợ công tác dạy học trực tuyến cho giáo viên, phụ huynh và học sinh tiểu học vùng khó khăn, đặc biệt trong đại dịch Covid -19.
Dự kiến kênh sẽ được ra mắt vào giữa tháng 9 tới trên nền tảng trực tuyến của ĐH Quốc gia Hà Nội
Việc ra mắt kênh hỗ trợ dạy học trực tuyến này sẽ phần nào hỗ trợ, chia sẻ cùng đội ngũ giáo viên tiểu học ở các vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên mọi miền của tổ quốc. Thông qua kênh hỗ trợ dạy học trực tuyến của ĐH Quốc gia Hà Nội, các giáo viên bậc tiểu học sẽ được thích ứng và nâng cao kỹ năng dạy học, đảm bảo được chất lượng đào tạo trong dạy học trực tuyến.
Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân khẳng định, với định hướng phát triển theo mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến, đa ngành, đa lĩnh vực, ĐH Quốc gia Hà Nội luôn chú trọng việc gắn kết chặt chẽ hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh đó, thực hiện vai trò, vị thế là đại học tiên phong trong việc hỗ trợ hệ thống giáo dục quốc dân, các trường đại học, đội ngũ giảng viên, giáo viên trong toàn quốc.
Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân chủ trì cuộc họp trực tuyến.
Video đang HOT
Giám đốc Lê Quân đã giao cho Trường ĐH Giáo dục là đơn vị đầu mối để triển khai các nhóm vấn đề này. Đây sẽ là nhiệm vụ để thể hiện được vị thế, tầm nhìn của ĐH Quốc gia Hà Nội, dẫn đầu trong việc mang lại lợi ích cho nền giáo dục.
Thông qua việc nghiên cứu và ghi nhận thực tiễn hoạt động giáo dục tại một số địa phương, đội ngũ chuyên gia đến từ Trường ĐH Giáo dục đã đề cập đến một số vấn đề khó khăn mà giáo dục tiểu học, trong đó có hoạt động dạy – học trực tuyến đang gặp phải.
Các chuyên gia khuyến nghị cần có sự hỗ trợ dạy học trực tuyến cho đội ngũ giáo viên vùng khó khăn; tăng cường năng lực, kỹ năng cho đội ngũ giáo viên tiểu học; tập trung vào hợp tác với các địa phương có điều kiện khó khăn; tiếp tục hoàn thiện dự án kênh hỗ trợ dạy học trực tuyến để triển khai đồng bộ tới giáo viên các cấp trên toàn quốc trong thời gian tới.
Các chuyên gia của Trường ĐH Giáo dục cũng chia sẻ các phương án triển khai kênh hỗ trợ trực tuyến cho các đội ngũ giáo viên, phụ huynh, học sinh vùng khó khăn như: bộ công cụ hướng dẫn dạy học các môn thuộc chương trình giáo dục tiểu học (tài liệu dạy học trực tuyến được số hóa); hướng dẫn về sư phạm/tâm lý cho dạy học trực tuyến/trực tiếp; hướng dẫn sử dụng công nghệ trong dạy học online; diễn đàn thảo luận, …
Tại hội nghị, Giám đốc Lê Quân đề nghị Trường ĐH Giáo dục lên kế hoạch cụ thể, trước mắt kênh sẽ được triển khai thí điểm ở một số địa phương khó khăn, vùng sâu, vùng xa sau đó hoàn thiện và nhân rộng.
Một số đơn vị khác của ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ cùng đồng hành, phối hợp trong suốt quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, số hóa, phối hợp các địa phương để kênh đảm bảo chất lượng tốt, uy tín học thuật cao.
Kênh dự kiến ra mắt vào giữa tháng 9 tới, hứa hẹn là địa chỉ tin cậy về hỗ trợ dạy học đối với giáo viên cả nước.
Vẫn còn tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ tại nhiều địa phương
Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại một số vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều khu công nghiệp, đặc biệt ở các môn học đặc thù như: Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học, Công nghệ, Trải nghiệm - Hướng nghiệp...
Trong 2 ngày (12, 13/8), Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết năm học 2020-2021 và triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 đối với giáo dục trung học.
Theo Bộ GD-ĐT, năm học 2020-2021, cả nước có 8.257.154 học sinh trung học, trong đó cấp THCS là 5.743.171 và THPT là 2.513.983 em. Quy mô học sinh tương đối ổn định so với năm học 2019-2020.
Cả nước có hơn 500.000 giáo viên, cán bộ quản lý bậc Trung học. (Ảnh minh họa)
Tham gia giảng dạy cho số lượng học sinh này là 522.320 cán bộ quản lý, giáo viên (CBQL, GV) và nhân viên, Trong đó, cấp THCS là 358.501, cấp THPT là 163.819. Đội ngũ này, so với năm học trước, có sự tăng về số lượng và tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn.
Trong năm học 2020-2021, ngành giáo dục tiếp tục quy hoạch mạng lưới trường lớp, dồn dịch các điểm trường lẻ, sáp nhập cơ sở giáo dục có quy mô nhỏ phù hợp với đặc thù từng địa bàn dân cư.
Chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018 bắt đầu áp dụng từ năm học 2021-2022 đối với lớp 6 cấp THCS, các địa phương, cơ sở giáo dục đã ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, chủ động khắc phục khó khăn để triển khai công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên. Tính đến cuối năm học 2020-2021, đã có hơn 579.000 lượt giáo viên trung học được bồi dưỡng các modul 1,2,3 về hướng dẫn thực hiện CT GDPT 2018; phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh.
Bộ GD-ĐT cũng thẳng thắn thừa nhận, bên cạnh kết quả đạt được, giáo dục Trung học năm 2020-2021 vẫn còn một một số hạn chế, như chất lượng giáo dục còn chưa đồng đều giữ các vùng, miền, còn tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại một số vùng khó khăn, vùng sâu, vùng sa, vùng có nhiều khu công nghiệp, đặc biệt ở các môn học đặc thù như: Mỹ thuật, Âm nhạc, Tin học, Công nghệ, Trải nghiệm - Hướng nghiệp... Tỉ lệ giáo viên/học sinh tại một số địa phương chưa bảo đảm. Vẫn còn một số giáo viên chưa chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá. Công tác giáo dục hướng nghiệp chưa đạt được mục tiêu đã đề ra.
Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy học và kiểm tra, đánh giá còn hạn chế ở một số nơi do hạ tầng và trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ. Việc lựa chọn sách giáo khoa và đăng ký mua sách giáo khoa tại một số địa phương còn thực hiện chậm so với thời gian quy định, làm ảnh hưởng đến công tác in ấn, phát hành sách tới tay học sinh.
Bộ GD-ĐT cho rằng, năm học này, bậc THCS sẽ lần đầu tiên thực hiện CT GDPT đối với lớp 6. Do đó, nhiệm vụ quan trọng được đề ra là triển khai hiệu quả chương trình này và chuẩn bị các điều kiện để thực hiện tiếp CT GDPT 2018 đối với lớp 7, lớp 10 cho năm học tiếp theo.
Việc phát triển đội ngũ nhà giáo, quy mô trường lớp, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS và chất lượng giáo dục trung học, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý, quản trị trường học; thực hiện kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục trung học, cũng là các nhiệm vụ được giáo dục Trung học đề ra cho năm học 2021-2022.
Đặc biệt, năm học 2021-2022 được xác định vẫn sẽ diễn ra trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên mà giáo dục trung học đề ra cho năm học mới này là thực hiện tốt mục tiêu phòng, chống dịch Covid-19, bảo đảm trường học an toàn và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học được đặt mục tiêu phải linh hoạt, chủ động ứng phó với các tình huống diễn biến khó lường, bất thường của thiên tai, dịch bệnh./.
Điểm chuẩn và học phí ngành Tự động hóa ở gần 20 trường đại học Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM là những trường có điểm chuẩn ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa cao nhất cả nước. Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ...