ĐH Quốc gia Hà Nội dùng chứng chỉ ngoại ngữ Việt làm chuẩn đầu ra
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, ĐH Quốc gia Hà Nội vừa ban hành quy chế đào tạo bậc đại học mới áp dụng cho các khóa tuyển sinh từ năm 2022 trở đi.
Cụ thể, theo GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, đối với chuẩn đầu ra về trình độ ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, với chuẩn đầu ra trình độ tương đương bậc 3, hoặc bậc 4 tùy vào chương trình đào tạo. Khác với quy chế trước, quy chế này quy định học phần ngoại ngữ trong chương trình đào tạo là học phần sinh viên bắt buộc phải học và lấy điểm tích lũy, và do đó được tính vào điểm trung bình chung trong kết quả học tập của toàn khóa.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức cho biết thêm, một điểm mới trong quy chế đào tạo đại học năm 2022 so với trước đó là cho phép sinh viên có thể được chuyển ngành học. Cụ thể, sinh viên hoàn thành năm học thứ nhất được xem xét chuyển sang học một ngành học khác nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: Đáp ứng điều kiện trúng tuyển của ngành muốn chuyển sang học; Có số tín chỉ tích lũy tối thiểu bằng khối lượng thiết kế theo kế hoạch học tập chuẩn của chương trình đào tạo; Điểm trung bình chung các học phần tính đến thời điểm xét đạt từ 2,50 trở lên. Sinh viên không bị cảnh báo học tập hoặc bị xét thi hành kỷ luật; Đơn vị đào tạo còn chỉ tiêu đối với ngành sinh viên muốn chuyển đến; Được sự đồng ý của Chủ nhiệm Khoa/Bộ môn (đơn vị chuyên môn phụ trách ngành đào tạo) và thủ trưởng đơn vị đào tạo (đối với các trường thành viên), Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội (đối với các đơn vị đào tạo trực thuộc).
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là quy chế mới ban hành không xem xét chuyển ngành học đối với sinh viên đã học từ năm thứ hai. Kết quả học tập của các học phần đã tích lũy của sinh viên chuyển ngành hoặc chuyển hình thức đào tạo sẽ được xem xét để bảo lưu và công nhận tương đương theo các học phần trong ngành mới.
“Quy chế về đào tạo bậc đại học tại Đại học Quốc gia Hà Nội vừa ban hành đã cập nhật những điểm mới trong Quy chế của Bộ, đồng thời có nhiều điểm mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho người học nhiều hơn trước”, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức thông tin./.
Để VSTEP phổ quát hơn, các trường top cần đưa chứng chỉ vào ưu tiên xét tuyển ĐH
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Phùng, để áp dụng chứng chỉ VSTEP là quy định chuẩn đầu ra ngoại ngữ bắt buộc đối với sinh viên cần phải có thời gian và lộ trình.
Tính tới thời điểm hiện tại, đã có một số cơ sở giáo dục đại học dự kiến áp dụng chứng chỉ VSTEP cho xét tuyển sinh đầu vào đại học như: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng và các trường thành viên của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh,...
Về xét chuẩn đầu ra năng lực ngoại ngữ, hiện VSTEP cũng đã được nhiều cơ sở đại học đưa vào sử dụng để đánh giá, tuy nhiên đa số mới chỉ là một lựa chọn cho sinh viên thay vì quy định bắt buộc. Theo đó, vẫn còn rất nhiều sinh viên lựa chọn thi tiếng Anh nội bộ (kỳ thi nội bộ do các trường tổ chức, sau đó quy đổi theo các điểm/bậc của từng loại chứng chỉ tùy theo quy định, yêu cầu của từng trường) để xét chuẩn đầu ra ngoại ngữ.
Video đang HOT
Năng lực ngoại ngữ của sinh viên còn hạn chế so với yêu cầu của VSTEP
Đánh giá về chất lượng bài thi VSTEP, Tiến sĩ Nguyễn Tiến Phùng - Trưởng phòng Đào tạo. Trường Đại học Quy Nhơn cho biết:
"Chứng chỉ VSTEP theo tôi thấy có độ khó ngang tầm với chứng chỉ IELTS. Ngân hàng đề thi do Trung tâm Khảo thí Quốc gia - Cục Quản lý chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cung cấp. Và đề thi được cài đặt sẵn vào mỗi máy tính, mỗi người một đề nên việc thí sinh hỏi bài nhau gần như không thể xảy ra.
Chưa kể, cách thức tổ chức, coi thi và chấm thi đều có sự giám sát chặt chẽ và minh bạch, có camera ghi lại nên rất khó phát sinh gian lận trong thi cử".
Theo trưởng phòng đào tạo trường đại học Quy Nhơn, cách thức tổ chức, coi thi và chấm thi VSTEP đều có sự giám sát chặt chẽ và minh bạch, có camera ghi lại nên rất khó để xảy ra gian lận trong thi cử. Ảnh minh họa: DN
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Phùng cho hay, việc chấm thi được thực hiện khách quan, đánh giá toàn diện 4 kỹ năng: Nghe - Nói - Đọc - Viết; Trong đó, phần nghe và đọc sẽ do máy tính chấm, phần nói do các giảng viên trong trường chấm, thực hiện 2 vòng chấm độc lập, đảm bảo kết quả công bằng, chính xác.
Các giảng viên phụ trách chấm thi VSTEP đều đã được tập huấn 3 tháng ở Huế và đảm bảo năng lực chuyên môn nhằm đảm bảo đầy đủ quyền lợi tuyệt đối cho thí sinh.
Hiện nay, chứng chỉ VSTEP được Trường Đại học Quy Nhơn áp dụng là yêu cầu bắt buộc đối với đào tạo Thạc sĩ. Với hệ đại học chính quy, khi xét chuẩn đầu ra năng lực ngoại ngữ, sinh viên được chọn lựa giữa thi chứng chỉ tiếng Anh nội bộ hoặc thi VSTEP.
Lý giải về việc vì sao chưa đưa chứng chỉ VSTEP là quy định bắt buộc trong đánh giá chuẩn đầu ra cho sinh viên, thầy Phùng cho rằng để thực hiện được điều này thì cần phải có lộ trình, thời gian để học sinh, sinh viên chuẩn bị, định hướng việc nâng cao năng lực ngoại ngữ ngay từ cấp bậc phổ thông.
"Hiện nay, việc áp dụng chứng chỉ VSTEP là chuẩn đầu ra bắt buộc sẽ hơi khó, vì năng lực ngoại ngữ của các em sinh viên không đồng đều, chưa kể kinh phí thi VSTEP cũng không phải là khoản nhỏ (từ 1,5 triệu đồng - 1,8 triệu đồng/lần thi, tùy vào đơn vị tổ chức thi).
Đa số các sinh viên chọn thi VSTEP chủ yếu phục vụ cho việc muốn xin việc ở bên ngoài", Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Quy Nhơn thông tin.
Chia sẻ thêm, thầy Phùng cho hay, năng lực ngoại ngữ của sinh viên được quyết định một phần rất lớn từ quá trình tích lũy ở bậc trung học phổ thông. Thời gian học ngoại ngữ ở bậc đại học chỉ vài tín chỉ nên rất khó để nâng cao năng lực ngoại ngữ của người học. Thậm chí, một số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh không tổ chức dạy ngoại ngữ ở bậc đại học, theo đó, khi xét tốt nghiệp, người học chỉ cần nộp chứng chỉ ngoại ngữ về trường theo đúng yêu cầu ngoại ngữ ngành học liên quan.
Năng lực ngoại ngữ của sinh viên còn khá hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu theo tiêu chuẩn VSTEP cũng là thực tế chung của một số trường đại học, là nguyên nhân khiến trường còn "e ngại" khi muốn áp dụng VSTEP là quy định bắt buộc khi xét chuẩn đầu ra.
B.L (sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền), đã kết thúc năm thứ 4, hiện vẫn chưa được xem xét tốt nghiệp, chưa thể ra trường vì còn nợ chứng chỉ ngoại ngữ. B.L đã 2 lần tham gia kỳ thi VSTEP do Học viện tổ chức mà vẫn chưa đỗ (quy định chuẩn đầu ra năng lực ngoại ngữ trình độ B2). Đây cũng là tình trạng chung của nhiều sinh viên đang nợ bằng hiện nay. "Sắp tới Học viện có tổ chức kỳ thi tiếng Anh nội bộ, đây là cơ hội của em, hy vọng em thuận lợi vượt qua kỳ thi để có thể tốt nghiệp", B.L chia sẻ.
Cân nhắc đưa chứng chỉ VSTEP vào đề án tuyển sinh
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy - Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế cho biết, hiện nay nhóm tuyển sinh của trường đã ghi nhận những hưởng ứng tích cực của xã hội đối với chứng chỉ VSTEP, từ đó đang cân nhắc để đưa chứng chỉ này vào phương án tuyển sinh của trường.
Ảnh minh họa: DN
Tiến sĩ Huy đánh giá, chất lượng chứng chỉ VSTEP đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm định, về các công tác ra đề và chấm thi đều được thực hiện nghiêm túc, có sự phối hợp với Cục Quản lý chất lượng của Bộ nên các cơ sở giáo dục đại học có thể yên tâm sử dụng làm nguồn tuyển sinh đầu vào.
Lý giải về lý do vì sao chưa đưa VSTEP vào phương án tuyển sinh đầu vào, bên cạnh các chứng chỉ ngoại ngữ khác như IELTS, TOEFL,... trong khi là đơn vị trực tiếp tổ chức và cấp chứng chỉ VSTEP, Trưởng phòng đào tạo trường Đại học ngoại ngữ , Đại học Huế cho hay:
"Vì chứng chỉ VSTEP khá mới, trong khi đề án tuyển sinh đã được nhà trường xây dựng từ sớm nên chưa kịp cập nhật".
Hiện, Trường Đại học ngoại ngữ, Đại học Huế sử dụng chứng chỉ VSTEP là quy định bắt buộc khi đánh giá năng lực ngoại ngữ chuẩn đầu ra đối với 2 ngành Ngôn ngữ Anh và Sư phạm tiếng Anh.
Chia sẻ thêm, thầy Huy cho biết: "Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ việc sử dụng chứng chỉ VSTEP trong tuyển sinh và đào tạo ở bậc đại học. Việc sử dụng chứng chỉ "nội" này giúp chúng ta chủ động, không phải lệ thuộc quá nhiều vào các tổ chức nước ngoài. Việc ưu tiên các chứng chỉ "nội" cũng đã được nhiều quốc gia áp dụng thành công như: Đài Loan, Nhật Bản,... Điều này giúp tiết kiệm rất lớn nguồn lực quốc gia".
Tuy nhiên, cũng cần nói thêm rằng, để đạt được độ phổ biến và gia tăng sự tin tưởng của xã hội với các chứng chỉ "nội", thì bản thân các chứng chỉ này cần phải thể hiện được chất lượng, uy tín của mình.
"Để đưa chứng chỉ VSTEP phổ quát hơn, trước tiên các trường đại học lớn cần sử dụng chứng chỉ VSTEP để xét tuyển đầu vào, bên cạnh các chứng chỉ ngoại ngữ khác. Khi đó, các thí sinh sẽ dần biết đến VSTEP nhiều hơn, độ phổ biến của chứng chỉ này mới dần dần được nâng rộng. Khi xã hội tin tưởng, các trường đại học khác cũng sẽ mạnh dạn hơn khi sử dụng VSTEP trong tuyển sinh và đào tạo", Tiến sĩ Nguyễn Tiến Phùng - Trưởng phòng Đào tạo Trường Đại học Quy Nhơn nêu ý kiến.
Ngoài ra, đại diện một số trường đại học cũng góp ý thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tăng cường công tác truyền thông tới học sinh, sinh viên, các cơ sở giáo dục đại học nếu muốn tăng độ phổ biến của chứng chỉ này.
Đại học Quốc gia Hà Nội nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ Năm 2022, Đại học Quốc gia Hà Nội đã cập nhật yêu cầu về chứng chỉ năng lực ngoại ngữ đầu vào, không tổ chức thi tuyển sinh với môn ngoại ngữ như trước. Cùng với đó, tiếp tục mở rộng thực hiện phương thức xét tuyển bậc thạc sĩ đối với một số đơn vị đào tạo. Trưởng Ban đào tạo Đại...