ĐH Lâm Nghiệp tri ân các thế hệ đã cống hiến cho ngành giáo dục, lâm nghiệp
Ngày 18/11, trường ĐH Lâm nghiệp đã tổ chức khai giảng năm học mới và lễ Mít tinh kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam nhằm tri ân các thế hệ đã cống hiến trọn đời cho sự nghiệp giáo dục và lâm nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn đã về dự buổi lễ.
Sinh viên trường ĐH Lâm Nghiệp biểu diễn văn nghệ tại buổi lễ khai giảng năm học mới và lễ Mít tinh kỉ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.
Phát biểu khai mạc buổi lễ, GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam cho biết: Hôm nay, các thế hệ thầy, trò, cán bộ viên chức Trường ĐH Lâm nghiệp tụ hội về đây để tri ân các thế hệ đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp lâm nghiệp, về với tình thầy trò, tình đồng nghiệp và tình người để nâng cánh cho những ước mơ chân chính, cho một thế hệ hiện tại đang tiếp bước trên con đường vinh quang và còn nhiều gian khó.
GS Trần Văn Chứ cho rằng, trong suốt chặng đường xây dựng và phát triển của Nhà trường, có công lao to lớn của tập thể CBVC, HSSV, đặc biệt các thế hệ nhà giáo. Thời kỳ bao cấp, trường mới thành lập, đất nước khó khăn, đời sống thiếu thốn, vẫn miệt mài đèn sách, để có những bài giảng hay, thuyết phục bao thế hệ sinh viên bằng tâm hồn, trí tuệ và đạo đức nghề nghiệp.
“Trong thời khắc trọng đại này, chúng ta nghiêng mình kính cẩn tưởng nhớ đến những bậc tiền bối đã đi xa. Cảm ơn các thế hệ nhà giáo đã cống hiến cả cuộc đời mình, mặc dù nghỉ chế độ nhưng vẫn luôn dõi theo sự phát triển của Nhà trường và minh chứng là hôm nay đã về đây. Chúng ta mãi mãi tri ân và biết ơn họ” – GS Chứ bày tỏ.
Các thế hệ lãnh đạo, giảng viên lão thành của trường ĐH Lâm Nghiệp
Tại buổi lễ, Hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp GS.TS Trần Văn Chứ cũng đã bày tỏ và vinh danh sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, thầm lặng của người quản lý, cán bộ phục vụ, các chuyên viên, bảo vệ, vệ sinh, cây cảnh, giảng đường, phòng thí nghiệm, lái xe, y tế, điện, nước đã sát cánh bên đội ngũ nhà giáo, cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chung…
“Để có được những bài giảng hay, những giờ lên lớp trọn vẹn của người thầy, có hơn nửa những đóng góp quan trọng của những người quản lý, cán bộ phục vụ. Họ làm việc thầm lặng, gian khổ, cần mẫn, không kêu ca phía sau bục giảng – GS Chứ nhấn mạnh.
Video đang HOT
C hất lượng đào tạo được đặt lên hàng đầu
GS.TS Trần Văn Chứ cho biết, nhà trường luôn thống nhất chủ trương chất lượng đào tạo được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, chất lượng đào tạo và định hướng nghiên cứu, ứng dụng tốt của Nhà trường, được xã hội đánh giá cao, được Đảng và Nhà nước ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý từ trước tới nay như: Đơn vị Anh Hùng Lao động thời kỳ đổi mới; Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Cờ thi đua của Chính phủ và nhiều phần thưởng cao quý khác…
Học sinh, sinh viên của Nhà trường tham gia các cuộc thi tin học văn phòng quốc tế, lái xe sinh thái tiết kiệm năng lượng, các cuộc thi Olympic, khởi nghiệp quốc gia đều vào chung kết và đạt thành tích trong top đầu. Điều này thể hiện chất lượng đào tạo và định hướng nghiên cứu, ứng dụng tốt và đa ngành của Nhà trường.
GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường ĐH Lâm nghiệp
Chia sẻ với các tân sinh viên, GS Chứ cho biết, hiện nay công nghệ số đang ngự trị toàn cầu, len lỏi vào từng hoạt động của mỗi con người, thậm chí chi phối cả về cách nghĩ của từng người, có thể chế ngự cả cảm xúc.
Thời đại công nghệ số, thậm chí thầm lặng đẩy con người ra khỏi vị trí công việc, tước đi quyền lao động, thay vào đó là những thiết bị tự động hóa, những robot; nhưng chủ nhân của những cỗ máy đó không ai khác là con người, những người tạo ra trí tuệ từ trí tuệ của chính họ .
” Chúng ta sẽ là chủ nhân hay là người thất nghiệp, người bị người khác lập trình, đây là câu hỏi thời đại đặt ra cho thế hệ hôm nay. Xã hội hiện đại cần những người nói được và làm được, chứ không phải chỉ nói giỏi mà chẳng biết làm gì.
Giảng đường đại học mới chỉ là sự khởi đầu cho cả một quá trình phấn đấu lâu dài và gian khổ thì mới đi tới thành công. Vì vậy, các em cần phải tiếp tục cố gắng nhiều hơn nữa. Nhà trường sẽ tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em học tập, rèn luyện phấn đấu; các em đã đặt niềm tin vào Nhà trường, Nhà trường sẽ nỗ lực hết sức vì tương lai của các em ” – GS Chứ chia sẻ.
Những sinh viên xuất sắc được nhà trường tặng bằng khen
Trường ĐH Lâm nghiệp cần phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của mình
Tại buổi lễ, chúc mừng thành tựu của trường ĐH Lâm nghiệp và các thế hệ lãnh đạo, thầy cô giáo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho rằng, lãnh đạo, các thầy cô giáo, các nhà khoa học của trường xứng đáng là những người giữ và truyền ngọn lửa yêu nghề, lý tưởng cao đẹp, tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, trí tuệ và nhân văn. Nhiều thầy cô và sinh viên của trường đã trở thành lãnh đạo chủ chốt trong các cơ quan, đoàn thể, doanh nhân có tên tuổi trong và ngoài ngành lâm nghiệp.
Với bề dày truyền thống xây dựng và phát triển, trường ĐH Lâm nghiệp xứng đáng là trung tâm đào tạo, nghiên cứu có tầm vóc với vai trò trọng trách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý của ngành lâm nghiệp và nghiên cứu khoa học lâm nghiệp, tư vấn hoạch định chiến lược, chính sách đổi mới chủ trương của Đảng, Nhà nước vào lâm nghiệp.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Công Tuấn
Về xây dựng ngành kinh tế lâm nghiệp, toàn diện, phát triển nhanh và bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu, thứ trưởng Hà Công Tuấn tin tưởng và nhấn mạnh, hơn lúc nào hết, trường ĐH Lâm nghiệp cần phát huy vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý để thực hiện các giải pháp chiến lược, góp sức cho toàn ngành lâm nghiệp vượt qua thử thách, khó khăn, hội nhập quốc tế.
Thứ trưởng Hà Công Tuấn đại diện Bộ NN&PTNT trao tặng các danh hiệu thi đua, khen thưởng cho tập thể và các cá nhân nhà trường.
Tại buổi lễ, Bộ NN&PTNT, Công đoàn NN&PTNT Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp cũng trao các danh hiệu Thi đua, Khen thưởng cho các tập thể và cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong năm học 2018 – 2019, năm học 2019 – 2020.
Trao giấy Chứng nhận của Trung tâm KĐCLGD – ĐHQGHN cho 03 đơn vị có chương trình được đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Khoa Quản lý Tài nguyên rừng & Môi trường, Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, Viện Quản lý đất đai và Phát triển nông thôn.
Những người thầy truyền cảm hứng
Quãng đời học sinh mỗi người sẽ rất tuyệt vời và may mắn nếu gặp được những người thầy, người cô tâm huyết với sự nghiệp trồng người.
Đó chưa hẳn là người thầy giảng bài hay nhất, người sở hữu lượng kiến thức đáng khâm phục nhất... mà đôi khi, những cư xử từ xuất phát từ trái tim sẽ chạm đến được trái tim của lớp lớp học trò.
Học trò tri ân thầy cô nhân dịp 20/11.
Con gái tôi, một cô bé lớp 2 đã rất vui khi được cô giáo dạy nhạc hỏi: "Con thích học môn gì nhất ở trường?". Câu trả lời của con là môn Toán và từ đó trở đi, mỗi một tiết học đàn, cô đều lồng ghép các nội dung liên quan đến âm nhạc thông qua hình thức, phương pháp của môn Toán nên học trò rất hứng thú với giờ học.
Kể một câu chuyện nhỏ như vậy để thấy, một sự quan tâm của thầy cô dù là lời nói hay ánh mắt... đối với học trò cũng có ý nghĩa vô cùng lớn lao, nếu không muốn nói là có sức mạnh hơn ngàn vạn lời khen, lời động viên của bố mẹ.
Đây cũng là quan điểm của thầy giáo Nguyễn Đức Trường - Trường THCS Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội). Gặp thầy tại Lễ tuyên dương khen thưởng các điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực tiêu biểu của ngành giáo dục đào tạo Thủ đô năm 2020 mới đây, dù trong thời gian ngắn ngủi nhưng niềm say mê, sáng tạo với nghề ở người thầy nghị lực này đã chinh phục những người đối diện.
Di chứng từ chất độc da cam khiến đôi chân của thầy khá yếu, đi lại khó khăn. Tuy nhiên, không tự ti, mặc cảm vì hình thức của mình, thầy giáo Nguyễn Đức Trường đã từng bước tự mình chinh phục ước mơ trở thành thầy giáo, mang lại kiến thức, thay đổi cuộc sống của những con em quê hương mình. Không chỉ say mê truyền đạt tri thức, thầy Trường còn quan tâm đến hoàn cảnh cũng như năng lực, sở thích của từng học sinh. Để rồi, với sự động viên của thầy và miệt mài của trò, nhiều thế hệ học sinh của Trường THCS Đa Tốn và nhiều học sinh khác trong vùng đã tin tưởng nhờ thầy đào tạo đến nay đã trưởng thành và đạt được những thành công nhất định.
Cô giáo Lò Thị Lan của Trường Tiểu học Dìn Chin, thị trấn Mường Khương, tỉnh Lào Cai lại nổi tiếng khắp vùng bởi hơn 9 năm nay, cô cùng đồng nghiệp trèo đèo lội suối, không quản khó nhọc hứng từng giọt nước mưa, nước suối đảm bảo sinh hoạt cho học sinh ở khu nội trú. Ở nơi được mệnh danh là "Trường Sa cạn" này, mỗi giọt nước đều quý giá như vàng nên chỉ riêng việc bố trí đủ nước ăn uống sinh hoạt cho học sinh đã là cả một bài toán với cô và các đồng nghiệp.
Khó khăn nữa là 100% học sinh tại trường Dìn Chin là người dân tộc thiểu số nên không dễ để vận động các em ra lớp, và càng khó hơn để giữ các em lại với mái trường. Nhưng bản thân cũng là người dân tộc Bố Y, cô Lò Thị Lan hiểu rằng chỉ có học vấn, kiến thức là con đường giúp người dân nơi đây thoát khỏi đói nghèo. Nên vất vả không kể xiết nhưng cô giáo 9X chưa bao giờ có ý định bỏ cuộc.
Đó là cô giáo Nguyễn Thị Cẩm Hưng- giáo viên Khoa Chăm sóc sắc đẹp, Trường CĐ nghề Công nghệ cao Hà Nội. Có mặt trong một giờ giảng của cô Hưng mới thấy, để thu hút học viên học nghề và đam mê với công việc này, không thể chỉ có lý thuyết suông.
"Trong giờ giảng 60 phút, tôi tích hợp giảng lý thuyết 20% có sử dụng máy chiếu để trình chiếu video bài học; thực hành (80%) để dạy cho sinh viên vẽ thành thạo một kiểu lông mày"- cô Hưng chia sẻ. Xu hướng chọn học nghề phù hợp với khả năng và sở thích của mỗi học viên ngày nay đã rộng mở hơn rất nhiều so với trước đây bởi chính sách phân luồng của ngành giáo dục. Song để chinh phục hoàn toàn học viên thì chỉ có sự tận tâm với nghề, kỹ năng thành thạo và không ngừng trau dồi năng lực của bản thân mới khiến các thầy cô trường nghề lan tỏa được giá trị của công việc, nghề nghiệp mà mình đang hướng dẫn cho học trò.
Chính những người thầy truyền cảm hứng như cô Hưng, thầy Trường, cô Lan và hàng triệu giáo viên khác đang làm thay đổi quan niệm học tập không phải chỉ để thi vào đại học mà là học và tự học suốt đời. Khi có đam mê, sự học và dạy học sẽ không còn là gánh nặng vất vả, khổ cực...
Mỗi công việc đều đem lại những ý nghĩa riêng nhưng với nghề giáo, mỗi mùa 20/11 là dịp để nhìn lại con đường mình đã chọn. Hy vọng dù có chông gai, thử thách và áp lực như tâm sự của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thì "mỗi thầy cô giáo vẫn kiên định, kiên trì, thậm chí là kiên nhẫn để thực hiện từng bước thì sự nghiệp đổi mới giáo dục chắc chắn thành công".
Quà tặng 20/11: Tri ân hay biến tướng của tri ân? Người mẹ nói, ngày 20/10 vừa rồi mình "quên" tặng quà cho cô nên dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thì quà phải "nặng" gấp đôi để... cảm ơn cô. Nhiều tuần qua, chị P.T.T., có con học mầm non ở Q.7, TPHCM băn khoăn mãi đợt rồi mình không tặng quà nhân dịp Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Từ hôm...