Quà tặng 20/11: Tri ân hay biến tướng của tri ân?
Người mẹ nói, ngày 20/10 vừa rồi mình “quên” tặng quà cho cô nên dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thì quà phải “nặng” gấp đôi để… cảm ơn cô.
Nhiều tuần qua, chị P.T.T., có con học mầm non ở Q.7, TPHCM băn khoăn mãi đợt rồi mình không tặng quà nhân dịp Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Từ hôm giờ, con đi học về khóc hay có chuyện gì là người mẹ lại nghĩ ngay đến việc, có lẽ nào vì mẹ quên quà?
Chị dự định sẽ tặng bù quà cho cô giáo vào dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới. Và giờ chị đang “đau đầu” nghĩ nên tặng cô món quà gì “nhìn được được”, kèm với bì thư.
Không nói ra nhưng cũng có thể hiểu, chị mong qua món quà “tri ân” của mình, cô giáo sẽ quan tâm, chăm chút con mình hơn.
Tình thầy trò giá trị hơn bất kỳ món quà tặng nào (Ảnh minh họa)
Không ít phụ huynh tặng quà cho giáo viên dịp lễ chung tâm trạng như chị T. Những người này đặt mong muốn, kỳ vọng của mình bên cạnh sự tri ân và cao hơn cả sự tri ân.
Vậy nên mới có chuyện phụ huynh nặng lòng, “đau đầu” nghĩ xem tặng quà thầy cô bao nhiêu là vừa, có bị “nhẹ” không, liệu cô thầy có hài lòng không. Giá trị lớn nhất của quà tặng là sự tri ân dường như đã bị biến tướng.
Nhiều người khi chọn trường cho con, chọn trường tư, mô hình quốc tế với lý do “tế nhị nhưng có thật”: để khỏi lo chuyện quà cáp, phong bì cho thầy cô!
Trong một tọa đàm về nghề giáo mới đây, một chuyên gia giáo dục ở TPHCM đặt ngược lại vấn đề khiến nhiều người suy ngẫm. Việt Nam luôn tự hào mình có tinh thần tôn sư trọng đạo, nhưng thật sự hiện tại, chúng ta có tôn sư trọng đạo hay không? Hay chúng ta học vì bằng cấp, công danh, xem người thầy là “công cụ”, là viên gạch để cho những cánh cửa mà mình cần bước đi.
Một ý kiến khác bày tỏ, hiện có sự đổ gãy trong quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên. Khi đối diện với giáo viên, phụ huynh không xem người thầy là người dẫn dắt con mình, họ xem đó là cuộc đấu tranh giữa công dân và người đại diện cho quyền lực.
Có lẽ với mối tương quan như vậy đã dẫn đến hai cách ứng xử từ phụ huynh: hoặc là phản ứng, tấn công rất gay gắt, hoặc là tìm mọi cách “mua chuộc”.
Cần sự công tâm từ người thầy
Quà tặng tri ân nhưng giờ đây, đó là vật chứng cho sự mất niềm tin giữa mối quan hệ giữa hai chủ thể được xem là chủ chốt trong giáo dục.
Thực tế, không phải không có những nhà giáo “bên nặng bên nhẹ”, có cách hành xử thiếu công tâm với học sinh xuất phát từ những vấn đề như học sinh có đi học thêm không, bố mẹ có quà cáp ra sao…
Chính điều này góp phần khoét sâu vào tâm lý lo lắng của phụ huynh, khoét sâu vào niềm tin giữa hai bên dành cho nhau.
Cô Tô Thụy Diễm Quyên, cựu giáo viên Trường THCS Minh Đức, Q.1, TPHCM, người được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu, tâm tư tất cả mọi người trên Trái đầy này đều cần cố gắng nhất có thể để tạo ra sự công bằng.
Vậy nhưng, thật buồn lòng khi vẫn có những thầy cô giáo kỳ thị với gia thế của học sinh. Họ đối xử trân trọng với những đứa trẻ mà bố mẹ là quan chức hoặc giàu có lắm tiền nhiều của và tặng cho thầy cô những món đồ đắt đỏ, phong bì nặng trịch.
Nhiều người quên mất một điều rằng chính chúng ta phải dạy cho trẻ không được kỳ thị, phải công bằng, phải nhân ái.
Theo cô Diễm Quyên, sự công bằng và tình yêu thương của thầy cô rất quan trọng với học trò. Những khoảnh khắc yêu thương và được yêu thương ấy chính là năng lượng của sự tử tế và dẫn dắt bọn trẻ luôn hướng đến giá trị của tinh thần. Càng cho đi thì chúng ta càng giàu có…
Trước sự đổ vỡ của quà tặng tri ân, hiện nay không ít trường học có quy định giáo viên không được phép nhận quà của phụ huynh, học sinh; yêu cầu phụ huynh không tặng quà cho thầy cô giáo.
Một mối quan hệ thiêng liêng bị đổ vỡ niềm tin, phải dùng đến những biện pháp “cứng”, công khai. Đó hẳn là một dấu nặng lòng trong mỗi người…
Quà tặng có mang ý nghĩa trân trọng, tri ân hay không là vấn đề không cần phải tranh cãi. Bởi nó nằm ngay trong lòng của chính người tặng và người nhận.
65 năm trường THPT Việt Đức (Hà Nội): Yêu thương và tự hào
Sáng 14/11, Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) long trọng tổ chức kỷ niệm 65 năm ngày thành lập trường.
Với thông điệp, "Yêu thương và tự hào", ngày kỷ niệm đã đón hàng nghìn học sinh qua các thời kỳ về thăm trường và ôn lại truyền thống lịch sử vẻ vang. Trong không khí của ngày trở về, nhiều thế hệ học sinh không giấu được niềm vui, sự xúc động khi gặp lại các thầy cô giáo, bạn bè.
Chị Nguyễn Diệu Hằng (Khóa 1994 - 1997) chia sẻ: "Niềm vui lớn nhất có lẽ là thấy các thầy cô vẫn mạnh khỏe và nhớ đến câu chuyện "nhất quỷ nhì ma" của bọn mình. Nhiều bạn dù ở xa cũng thu xếp để trở về với mái nhà 47, phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm để tri ân thầy cô, gặp lại "thanh xuân" của mình. Tôi rất xúc động".
Không chỉ có những mái đầu xanh mới rưng rưng xúc động, những thầy cô mái tóc nay tóc đã bạc trắng cũng rất phấn khởi. Thầy giáo Nguyễn Văn Nghi, nguyên giáo viên nhà trường chia sẻ: "Niềm vui lớn nhất của chúng tôi là thấy học sinh trưởng thành, trong đó có những em có vị trí quan trọng ở các lĩnh vực khác nhau, đóng góp cho sự phát triển của nước nhà".
Nhớ về một tập thể giáo viên đoàn kết, luôn vì học sinh thân yêu, cô giáo Nguyễn Thị Được cho biết: "Tôi về trường làm giáo viên từ năm 1960 và về hưu năm 1989. Tôi luôn nhớ về một tập thể giáo viên tốt, đoàn kết và hết lòng vì học sinh thân yêu. Đây là gia đình thứ 2 của tôi cũng như nhiều đồng nghiệp".
Cô Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức xúc động: 65 năm lịch sử của Trường THPT Việt Đức là bề dày truyền thống; 65 năm đong đầy yêu thương tự hào; 65 năm đồng hành cùng đất nước; 65 năm thắm tình hữu nghị, vươn tầm quốc tế; 65 năm tỏa sang tài năng vững bước tương lai.
Cô Nguyễn Bội Quỳnh bày tỏ, đây là dịp các thế hệ học sinh Trường THPT Việt Đức tri ân quá khứ để thấy được những gian khó cùng với nỗ lực vươn lên của đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên, học sinh; là khoảnh khắc nhà trường nhìn rõ mình hơn, để suy ngẫm và đúc kết những bài học kinh nghiệm quý báu, coi đó như một hành trang quan trọng nhất, tiếp tục những bước đi vững chắc trong chặng đường tiếp theo với nhiều thách thức về nền giáo dục hiện đại.
Từ đó, cùng chung tay xây dựng nhà trường thành địa chỉ tin cậy, điểm sáng về giáo dục Thủ đô; xứng đáng là ngôi trường năng động, hội nhập trong thời kỳ đổi mới. Cô Nguyễn Bội Quỳnh khẳng định sự trân trọng, tri ân với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự chung tay của các phụ huynh, sự đóng góp các thế hệ nhà giáo, nhân viên, các thế hệ học sinh trong hành trình phát triển của nhà trường suốt 65 năm qua.
Trường THPT Việt Đức được lãnh đạo ngành giáo dục đánh giá có đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm trong giảng dạy và làm công tác giáo dục, làm việc nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao. Trường có nội bộ đoàn kết, quan tâm giúp đỡ nhau trong chuyên môn và trong cuộc sống, luôn gắn bó với nhà trường, hoàn thành tốt mọi công việc. Cơ sở vật chất được tu bổ thường xuyên và quản lý tốt. Các phòng học ngoại ngữ Tiếng Anh, Tiếng Đức và Tiếng Nhật hiện đại và được sử dụng hiệu quả. Học sinh tuyển vào trường có điểm chuẩn cao, chất lượng văn hóa, đạo đức nhìn chung tốt.
10 năm gần đây trường đã được tặng thưởng: Bằng khen của Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Bằng khen của Bộ GD&ĐT; Cờ thi đua của Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Cô Nguyễn Bội Quỳnh cho biết: Trường THPT Việt Đức luôn nâng cao chất lượng dạy và học là một trong những hoạt động trọng tâm, chú trọng đầu tư và ưu tiên cao nhất cho hoạt động này. Hầu hết học sinh đều cố gắng trong học tập, kết quả học tập ngày càng tiến bộ hơn. Tỷ lệ học sinh giỏi và khá tăng, tỷ lệ học sinh yếu, kém giảm.
100% cán bộ giáo viên đều thực hiện đúng quy chế chuyên môn của ngành, nghiêm túc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ cán bộ, giáo viên 100% đều đạt chuẩn, trên chuẩn có 41 đồng chí. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao, 80% cán bộ giáo viên nhà trường sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy.
Trong công tác xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ, nhà trường chú trọng cả 3 mặt: Bồi dưỡng chuyên môn - Phân công hợp lý - Quan tâm đời sống tinh thần vật chất, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên theo học các lớp bồi dưỡng sau đại học, các lớp bồi dưỡng Tin học và các môn chuyên đề của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Dưới đây là một số hình ảnh nhân kỷ niệm 65 ngày thành lập trường THPT Việt Đức:
Niềm vui khi được gặp lại thầy giáo.
Những người bạn gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách.
Có những người đã 40 - 45 năm ra trường, nay trở về trường cũ trong chiếc áo dài truyền thống và mái tóc đã điểm bạc.
Thế hệ học sinh những năm kháng chiến gặp lại nhau trong ngày hội trường.
Là một ngôi trường có yếu tố ngoại giao ở Thủ đô, nhiều lứa học sinh của Trường THPT Việt Đức có học bổng toàn phần ở nhiều trường đại học danh tiếng trên thế giới.
Nhiều khóa, lớp may đồng phục riêng.
Phần lễ do chính học sinh trong trường thực hiện được thầy cô, anh chị đánh giá "rất chuyên nghiệp".
Nhiều thế hệ học sinh của Trường THPT Việt Đức trưởng thành giữ vị trí chủ chốt ở nhiều lĩnh vực, đóng góp cho sự phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới.
Cô Nguyễn Bội Quỳnh chia sẻ về thông điệp 65 năm THPT Việt Đức: Yêu thương mãi còn và niềm tự hào luôn chảy trong tim mỗi học sinh nhà trường.
Tri ân các thế hệ Hiệu trưởng của nhà trường qua các thời kỳ.
Nhà trường tri ân những thầy cô qua các thế hệ.
Nhiều cựu học sinh chia sẻ, trở về trường cảm thấy ấm áp trong vòng tay của thầy cô và thấy cả thanh xuân tươi đẹp khó quên.
Video ngày trở về của các thế hệ học sinh Trường THPT Việt Đức (Hà Nội):
Các trường để thầy cô nghỉ ngơi dịp 20/11 là món quà tri ân ý nghĩa nhất rồi! Tri ân thầy cô là tri ân cả đời chứ không phải một ngày hay một mùa, tri ân trong tấm lòng, trong hành vi đẹp dành cho nhà giáo là tri ân lớn nhất, đẹp nhất. Mừng ngày 20/11, công đoàn, nhà trường thường tổ chức các hoạt động kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam. Nào là thể dục thể thao,...