ĐH Đông Á: Hành trình 10 năm vì cộng đồng
Bên cạnh đột phá của mô hình giáo dục hiệu quả “Nhà trường – Sinh viên – Doanh nghiệp”, hành trình 10 năm phát triển cũng chứng kiến và ghi nhận những nỗ lực không tên vì cuộc sống bình yên và tươi đẹp của thầy và trò ĐH Đông Á.
Trần Thị Thu Hòa (thứ 3 từ trái sang) nhận học bổng toàn phần của ĐH Đông Á
Gieo hạt giống “lòng trách nhiệm”
1 trong 3 mục tiêu lớn của chương trình đào tạo mà Bộ GD-ĐT ban hành là: “mục tiêu về thái độ, mục tiêu kiến thức và mục tiêu kỹ năng nghề nghiệp” mà mục tiêu thái độ là mục tiêu trước tiên. Chính vì điều này mà trong suốt những năm qua nhà trường Đại học Đông Á đã gieo hạt giống “lòng trách nhiệm” vào tâm hồn những người trẻ – trách nhiệm với bản thân, gia đình, với cộng đồng xã hội và đất nước. Khi có lòng trách nhiệm mọi thứ khó sẽ trở thành dễ, con người sống có mục đích, lý tưởng hơn.
Minh chứng ngược dòng thời gian trong những năm qua, SV ĐH Đông Á đã để lại những kết quả đáng ghi nhận. Ngay đêm tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 vừa qua, Thầy trò ĐH Đông Á phối hợp cùng báo Lao động nhắn tin ủng hộ chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Trường Sa, Hoàng Sa” đạt hơn 2.150 tin nhắn (tương đương 40.100.000 đồng); trao 13 suất học bổng hỗ trợ sinh viên có gia đình gặp khó khăn nhất sau bão số 10 tại tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị (mỗi suất 1 triệu đồng).
Dự án Đào tạo công nghệ thông tin cho 250 học viên là người khuyết tật
Dự án này có tổng trị giá là 8.815 triệu được tài trợ bởi tổ chức USAID Hoa Kỳ là 6.150 triệu và Đại học Đông Á tài trợ là 2.665 triệu. Chương trình thực hiện từ năm 2012 đến hết năm 2015. Năm 2013 đã đào tạo được 4 lớp có 100 học viên theo học, thời gian từ 6-9 tháng. Mỗi học viên được nhận học bổng từ chương trình từ 5-6 triệu. Như vậy trong năm 2013, Đại học Đông Á đã tài trợ cho chương trình 1.147 triệu đồng. Đặc biệt, ĐH Đông Á là là trường duy nhất trao học bổng toàn phần cho 7 SV là con các gia đình nạn nhân trong bão Chanchu. ĐH Đông Á cũng là trường duy nhất có ngân hàng máu sống từ SV, và đây cũng là nơi có số đơn vị máu nhân đạo cao nhất mỗi năm với hơn 2.000 đơn vị máu đã hiến tặng. Các nhóm SV trong toàn trường cũng tích cực đẩy mạnh các hoạt động xã hội như “Tủ bánh mì SV”, nồi cháo tình thương các chiến dịch Chủ nhật xanh.. mà SV trường Đại học Đông Á luôn nhận phần trách nhiệm về mình.
2.150 tin nhắn ủng hộ ngư dân Trường Sa, Hoàng Sa
Video đang HOT
Nguồn nhân lực tâm – tài cho DN
Là đơn vị “tự tìm đến” tham gia Ngày hội việc làm 2013, ông Phạm Quốc Tâm – Phó TGĐ Cty Luxgen Motors cho biết, “Trong tìm kiếm nhân sự, kỹ năng và trách nhiệm với công việc, với xã hội của ứng viên mới là quyết định. Một nhà trường tốt sẽ gồm những người dạy giỏi để tạo điều kiện cho SV tự học và hoàn thiện.Và chúng tôi tìm thấy điều đó ở SV Đông Á.” Bởi chỉ ở ĐH Đông Á, trách nhiệm cộng đồng đã trở thành nội dung học tập, rèn luyện nhận thức và hành vi ứng xử xã hội được SV tích cực đón nhận.
Gặp lại Trần Thị Thu Hòa – cựu SV lớp 07NVLH1A, cô nhân viên mẫn cán ở một khách sạn lớn của thành phố, hẳn nhiều người sẽ không nghĩ mới cách đây vài năm, việc học với Hòa tưởng chừng đã đứt gánh giữa đường khi người cha vùi mình ở biển trong cơn bão Chanchu. Nhưng suất học bổng toàn phần của ĐH Đông Á đã tiếp nối tương lai cho Hòa trong suốt 5 năm với học bổng toàn phần. Kết quả Hòa ra trường với tấm bằng loại ưu. Hòa chia sẻ: “Em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô đã giúp em vượt qua khó khăn, nâng bước tương lai và cuộc sống của em”.
Theo VNE
Một thí sinh khiếm thị từ chối đặc cách vào đại học
"Em muốn được bước vào giảng đường đại học bằng chính sức lực của mình", đó là câu trả lời của thí sinh khiếm thị Võ Văn Nhật tại buổi làm thủ tục thi sáng nay 3.7 ở Hội đồng thi ĐH Đông Á (TP.Đà Nẵng). Rất nhiều người - cả phụ huynh lẫn bạn bè - đều khuyên em nên đến Hội đồng Tuyển sinh ĐH Đà Nẵng để làm thủ tục được đặc cách vào đại học. Nhưng, Nhật lắc đầu.
Vượt lên nghịch cảnh
Cùng đồng hành với Nhật đến hội đồng thi là mẹ của em, chị Nguyễn Thị Anh và thầy giáo của em Nguyễn Duy Quy (giáo viên Trường chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu, TP.Đà Nẵng).
Theo lời của mẹ Nhật, lúc mới sinh ra, mắt Nhật vẫn sáng như bao người. Nhưng được 18 tháng tuổi, thị lực một bên mắt của Nhật bỗng suy yếu. Bốn tháng sau, con mắt còn lại cũng không còn nhìn thấy được nữa.
"Cố gắng chạy chữa khắp nơi, nghe ở đâu có bác sĩ giỏi, mình đều bồng con tìm đến. Nhưng, bất lực!", chị Anh kể lại trong tiếng thở dài.
Vậy là... cậu bé con mới 2 tuổi đầu đã không được nhìn thấy ánh sáng, bắt đầu từ ngày đó!
Tại kỳ thi ĐH năm nay, Nhật sẽ làm bài thi bằng chữ nổi với sự hỗ trợ của cán bộ coi thi
Song, mặc số phận nghiệt ngã, Nhật cứ thế mà lớn lên, chấp nhận một sự thật không hề dễ dàng với mình.
Nhưng, trong em luôn cháy bỏng một niềm khát khao, đó là được tiếp cận những con chữ.
Sau đó, em vào học tại Trường chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu và ở nội trú tại đây.
"Nhật là học sinh rất thông minh, lại siêng năng. Em học ngày, học đêm, học bất kể thời gian. Đối với em, thêm được kiến thức nào vào đầu thì niềm vui càng thêm lớn hơn!", thầy Quy cho hay. Vì vậy, thành tích học tập của Nhật bao giờ cũng rất tốt.
Lên lớp 10, em phải học cùng các bạn bình thường khác tại Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền. Là học sinh khiếm thị, ở trường và về nhà, tài liệu các môn học Nhật đều phải nhờ bạn bè, người thân đọc giúp để chuyển sang chữ nổi và tự học tập.
Ấy vậy mà, suốt 3 năm THPT, Nhật luôn giữ vững danh hiệu học sinh giỏi và luôn dẫn đầu lớp. Em đặc biệt giỏi các môn Toán, Lý, Hóa.
Năm lớp 12, Nhật còn đạt giải ba môn Hóa kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố.
Không chỉ học giỏi, Nhật còn là thành viên của đội văn nghệ của trường vì em là một "nghệ sĩ" đàn organ. Ngoài ra, Nhật còn tham gia các hoạt động thể thao khác như bóng đá, cờ vua...
Không chấp nhận được xét đặc cách
Năm nay, Nhật đăng ký dự thi khối A, vào ngành Quản trị kinh doanh tổng quát, ĐH Kinh tế Đà Nẵng (ĐH Đà Nẵng).
Thầy giáo Quy từng khuyên Nhật nên làm thủ tục đặc cách, nhưng em từ chối
Chọn học ngành này, Nhật bảo do em có một mong ước riêng. Đó là: Sau khi học xong, em sẽ về nhà, sử dụng kiến thức của mình để mở một công ty riêng, để từ nơi này, thâu nhận những người khuyết tật, đặc biệt là những người khiếm thị như em vào làm việc, để họ có cơ hội cống hiến cho xã hội.
Đứng trước những lời khuyên về quy chế đặc cách cho thí sinh khuyết tật, Nhật thẳng thắn: "Em muốn được bước vào giảng đường ĐH bằng chính sức lực của mình. Em không muốn được hưởng đặc cách dù thầy cô, bạn bè cũng đã khuyên nhủ em!". Câu trả lời đầy nghị lực và tự tin của Nhật khiến nhiều người, cả người đã biết Nhật lâu nay cũng như người mới quen, đều càng thêm khâm phục.
Thầy giáo Quy cho biết, thầy cô cũng đã có lời khuyên em là nên hưởng chế độ đặc cách, miễn khi vào giảng đường đại học, em nỗ lực, đạt kết quả tốt là được. Nhưng, Nhật vẫn nhất quyết từ chối.
Thậm chí, với gia đình, Nhật cũng thế. Em lẳng lặng giấu cha mẹ để làm hồ sơ dự thi.
"Tôi cũng không biết là cháu được đặc cách theo đúng quy định. Cháu chỉ nói là mình phải thi như các bạn khác nên tôi cũng giúp cháu làm hồ sơ, đưa cháu đi thi thôi! Giờ cháu mong muốn được thi thì cứ để cháu được thực hiện suy nghĩ đó của mình!", mẹ Nhật chia sẻ, tự tin về cậu con trai của mình.
Theo Thanhnien