Dẻo thơm đặc sản bánh cáy làng Nguyễn
Nói đến đặc sản Thái Bình, không thể không nhắc tới món bánh cáy với hương vị dẻo thơm, béo ngậy.
Chỉ từ những nguyên liệu dân dã, giản dị như gạo nếp, vừng, lạc, gấc, mỡ lợn, mứt bí, dừa, vỏ quýt… người dân làng Nguyễn, Thái Bình đã tạo ra bánh cáy – thức quà quê ngọt ngào, vừa béo, vừa bùi. Tên gọi của bánh bắt nguồn từ màu vàng bắt mắt, giống như trứng con cáy.
Không phải ai cũng biết rằng món bánh dân dã này lại đòi hỏi một quy trình chế biến tỉ mỉ, công phu như thế nào. Riêng quá trình sơ chế đã mất tới 2-3 tuần. Trước tiên, mỡ lợn được thái hạt lựu, rồi ướp gia vị, trộn đường cho ngấm. Khi gần đến thời điểm làm bánh, nguyên liệu này được xào cho tới khi đạt độ trong và giòn. Các phụ liệu như lạc, vừng được rang chín, xát bỏ vỏ, giã nhẹ. Cà rốt, gừng, vỏ quýt tươi đem xào đường rồi để riêng.
Video đang HOT
Bánh cáy làng Nguyễn xưa kia từng là sản vật tiến vua. Ảnh: vnexpress.net
Bánh cáy ngon phải làm từ gạo nếp cái hoa vàng, đem ngâm, một phần để làm bỏng, một phần trộn gấc đỏ đồ xôi, một phần nấu với nước quả dành dành để có màu vàng tươi.
Sau khi đã sơ chế hoàn chỉnh, người ta đem các nguyên liệu trên trộn đều với mật mía và đổ vào chảo, đảo đều tay cho tới khi dậy mùi thì múc vào khuôn gỗ đã lót sẵn vừng bên trong để ép bánh, tạo hình. Bánh khi cứng lại được lấy ra khỏi khuôn, cắt nhỏ và rắc thêm sợi dừa và vừng bóng bẩy.
Khi thưởng thức món bánh này, thực khách sẽ cảm nhận được vị ngọt của mật mía, vị bùi của xôi, vị béo của thịt mỡ, hoà quyện với cái giòn của bỏng ngô, lại vừa dẻo vừa thơm. Còn gì thú vị và ấm lòng hơn là những ngày tiết trời se lạnh, được nhâm nhi ly trà nóng và thưởng thức món bánh đậm hương vị quê lúa Thái Bình.
Nhớ mãi hương vị dân dã bánh cáy Thái Bình
Thái Bình vốn nổi tiếng với danh xưng " quê lúa ", nơi đây trải rộng bạt ngàn những cánh đồng trù phú tuyệt đẹp và để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách bởi nền ẩm thực dân dã hấp dẫn.
Trong đó, nổi bật phải kể tới món đặc sản bánh cáy với hương vị thơm ngon đặc biệt.
Nhắc về món bánh cáy Thái Bình , người dân vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện kể từ thời xưa. Theo đó, để để cứu thái tử sống trong ngục tù qua cơn hoạn nạn, bà Nguyễn Thị Tần đã tạo nên một món bánh không chỉ nhiều vị, ngon, dẻo thơm, dễ ăn mà lại tuân theo "âm dương ngũ hành" với ngũ sắc (đỏ, xanh, vàng, trắng, đen) và bát vị (đắng, cay, chua, mặn, ngọt, bùi, ngậy, béo). Rồi từ đó món ăn này trở thành món ăn tiến vua vào mỗi dịp quan trọng. Sau này món bánh được gọi là bánh cáy nổi tiếng khắp Thái Bình.
Để làm được món bánh cáy thơm ngon đúng điệu, người ta sẽ phải chuẩn bị những thứ nguyên liệu phong phú. Đó là những miếng mỡ lợn tươi ngon nhất, thêm hạt lựu và đường cho thấm vào với nhau. Sau nửa tháng, các gia vị hòa quyện thì đi đem xào cho đến khi mỡ đạt được độ trong và giòn.
Nếp làm bánh nhất định phải là nếp cái hoa vàng, hạt gạo thơm, khi nấu lên có độ dẻo ngọt lành thì bánh mới ngon và chuẩn vị. Người chế biến sẽ chia gạo thành 3 phần, 2 phần được nấu xôi, phần còn lại đem đi làm bỏng. Phần xôi được chia làm 2 phần, một nửa đi nấu với gấc tạo màu đỏ, phần còn lại nấu với quả dành dành tạo nên màu vàng tươi. Sau khi đồ xôi chín, cả 2 được đem đi giã lẫn rồi cán mỏng, cắt lát rồi sấy khô. Phần còn lại của gạo được đem rang trên chảo nóng cho đến khi những hạt gạo nở bung ra thành bỏng.
Công đoạn tiếp theo, người ta sẽ trộn tất cả cùng với mật mía trong một chiếc chảo nóng và đảo cho đến khi những nguyên liệu hòa quyện vào nhau và dậy mùi thơm thì đổ ra khuôn gỗ có một lớp vừng. Chờ bánh cứng thì lấy ra khỏi khuôn và cắt thành những miếng nhỏ.
Du khách đến Thái Bình thì nhớ thưởng thức món bánh cáy thơm ngon, hương vị ấn tượng của nó chắc chắn sẽ níu giữ bước chân bạn muốn quay lại lần sau. Còn với người con "quê lúa" thì bánh cáy tựa như hương vị dân dã nhớ về "nơi chôn rau cắt rốn" của mình.
Độc đáo bánh chưng gù - đặc sản nức tiếng vùng cao nguyên đá Nói đến ẩm thực vùng đat đia đau cua To quoc nguoi ta se nghi ngay đen banh chung gu - đac san noi tieng Hà Giang. Bánh chưng gù được biết đến là món ăn nổi tiếng của đồng bào Dao Đỏ nói riêng và vùng đất Hà Giang nói chung. Nét độc đáo của bánh chưng gù Hà Giang so với...