Đến trường trên lưng mẹ cha
Để đến được Trường tiểu học và THCS Hưng Trạch, mỗi ngày các em nhỏ bên kia sông Bùng, ở thôn Bồng Lai (Hưng Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) phải nhờ mẹ cha cõng qua sông.
Vượt 40km từ TP Đồng Hới, rồi gần 4km đường đồi rừng nhiều ổ trâu lầy lội, qua các con đập ngấp nghé nước tràn bờ mới đến được thôn Bồng Lai. Tại đây, hằng ngày diễn ra cảnh những người mẹ, người cha cõng con, ông bà cõng cháu trên lưng, hay ẵm ngang hông để vượt qua dòng sông Bùng đến trường.
Ông Nguyễn Chiến Sự, trưởng thôn Bồng Lai, cho biết: “Hình ảnh này đã trở thành quen thuộc với người dân thôn Bồng Lai từ nhiều năm qua rồi”. Cô bé Nguyễn Thị Hải, học lớp 5, kể: “Nhà cháu ở bên tê sông. Ngày mô mẹ cũng phải cõng cháu qua sông đi học. Khi mô nước sông thật cạn, bọn cháu mới tự lội qua, còn không thì sợ lắm, không đứa mô dám lội cả”.
Trường tiểu học và THCS Hưng Trạch nằm lọt thỏm giữa cánh đồng mênh mông và đám cỏ cây. Trường có 116 học sinh tiểu học và 94 học sinh THCS, là con em của 270 hộ dân ở thôn Bồng Lai 1 và Bồng Lai 2 sống hai bên bờ sông Bùng. Thầy Dương Minh Thu, hiệu trưởng nhà trường, cho biết học sinh của trường hiện nay có hơn 100 em ở cả hai cấp sống bên kia sông Bùng.
Sông Bùng dài khoảng 25km, là một nhánh ở khu vực thượng nguồn chảy vào sông Son nên quanh năm người dân Bồng Lai luôn phải đối mặt với nước lũ. Nhiều cụ già sống ở đây cho biết sông thường xuyên thay đổi thất thường trong ngày.
Thôn Bồng Lai có hơn 1.200 người chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng, trồng sắn (khoai mì), bắp trên rẫy và đi rừng lấy lá nón. 50% người dân ấy đang sống bên kia sông Bùng. Nghĩa là con em họ đến trường học đều phải được cha mẹ đưa qua sông Bùng. Chị Hòa tâm sự: “Không muốn đời con cháu vất vả như mình nên bầy tui phải cố gắng thôi. Nhưng cũng cực khổ lắm. Vì buổi sáng cõng con qua sông, lúc đón con về được thì trời đã gần trưa, vậy là sắp hết nửa ngày công làm ăn. Quanh năm như rứa nên chẳng còn mấy thời gian để lo ruộng rẫy”.
Ông Trần Khánh Hòa, trưởng Phòng Giáo dục – đào tạo huyện Bố Trạch, cho biết tình trạng học sinh vượt sông đến trường đã diễn ra nhiều năm ở thôn Bồng Lai, nhưng do điều kiện của ngành và địa phương còn quá khó khăn nên vừa qua chỉ cấp được cho các em áo phao, đò ngang…
Theo BDVN
Video đang HOT
Chuyện khó tin - Học sinh vùng núi liều mình băng suối đến trường
Mặc cho những dòng nước đang chảy xiết, hố sâu,... nhưng các học sinh tại vùng núi đều chấp nhận liều mình băng qua mỗi khi đến trường.
Từ trước đến nay, ai cũng biết học sinh ở những nơi vùng sâu vùng xa thường phải có một cuộc sống cực khổ như thế nào. Ngoài việc thiếu ăn, thiếu mặc,... mà còn có rất nhiều mặt hạn chế khác. Tuy nhiên, lại chẳng ai có thể ngờ ngay cả việc đến trường để học từng con chữ mỗi ngày cũng đầy nguy hiểm!
Chưa bao giờ học sinh... khổ đến thế!
Thời gian gần đây có rất nhiều bài báo nói về học sinh ở các miền cao phải băng suối đến trường do không có cầu để đi cũng như thiếu phương tiện đi lại trên sông. Như các em và các bạn học sinh tại huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Với hơn nghìn học sinh mỗi ngày phải vượt qua tổng cộng 12 con suối lớn nhỏ. Có em nhà cách trường 10 km, thậm chí có bạn chân đất cuốc bộ hơn 15km, cố chống qua dòng nước chảy xiết để được đến lớp gặp bạn, gặp thầy mà chẳng ai cần nghĩ công việc này nguy hiểm đến mức nào!
Những tảng đá này rất trơn và phía dưới là lòng nước chảy xiết!
Đoàn học sinh nối đuôi nhau đến trường.
Đó chỉ là một trong vô số những trường hợp mà hiện nay học sinh đến trường cũng phải đối mặt với "tử thần" khiến mọi người phải cảm phục. Cho đến khi hình ảnh của 31 học sinh tại xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình cách đây ít ngày được xuất hiện trên báo chí, thời sự,... mới thật sự khiến nhiều người phải "nhót" mình khi các em thật sự quá liều lĩnh với dòng nước xiết! Vào mùa khô lẫn mùa lũ nước đều chảy rất mạnh, xiết và xoáy, mà các học sinh lẫn người dân ở xã Trọng Hóa này vẫn đều đều xuôi dòng, rồi ngược dòng băng qua con suối này...
Các học sinh tại bản Ôn Tú này rất vô tư, đôi khi còn cảm thấy vui vẻ, nhưng lại chẳng biết đây là một hành động nguy hiểm.
Mối đe dọa tên... "con đường chữ"
Hiện tượng học sinh tại bản Ông Tú phải bơi qua suối đến trường đã xảy ra hơn 1 năm nay. Cứ đều đặn hằng ngày học sinh tại bản tập trung ngay đoạn dốc của con suối, chuẩn bị một chiếc túi ni long thật to rồi cởi hết quần áo, cặp sách cho vào trong, buộc kín lại. Sau đó tất cả không chần chừ mà lao ào xuống suối, ai to khỏe có trách nhiệm cầm túi đồ giữ căng trên mặt nước, tay giữ, tay bơi, đến đoạn nước xiết thì cứ túm tụm lại với nhau cho... đỡ sợ.
Trước khi đến trường phải gói ghém quần áo, tập vở vào túi để lội qua suối.
"Ngay giữa suối có một đoạn nước rất sâu và chảy xiết, nên bọn em sợ lắm. Nhưng rồi nghĩ lại đến việc nếu không lội qua được thì làm sao đến trường học chữ nên phải đánh liều!" - Hồ Không (học sinh lớp 5 tại bản) cho biết.
Dòng nước xiết cuốn trôi các học sinh đi...
Rồi những lần bị dòng nước đập mạnh người người như muốn nhấn chìm tất cả!
Ấy vậy mà mỗi ngày các em phải lội đi lội lại 2 lần từ nhà đến trường và từ trường về nhà.
Cứ mùa khô thì phải đi bộ 5 cây số để đến được nơi có thể lội sang suối, còn mùa lũ chỉ được địa phương cung cấp áo phao, vài chiếc xuồng để hỗ trợ các học sinh lẫn người dân trong vùng. Ấy vậy mà việc đi lại cũng còn lắm khó khăn. Nhìn thấy các em học sinh lớp 1 như thả ngưởi mặc cho dòng nước xiết cuốn đi, rồi cố níu người, bám víu trên những tảng đá để tấp vào bờ thật chỉ nghe thì chẳng thể tin! Nhưng các học sinh tại bản Ông Tú, tỉnh Quảng Bình này như đã quá đỗi quen thuộc.
Em Hồ Thuần tâm sự bản thân cũng cảm thấy hơi sợ mỗi khi băng qua con suối này.
Do địa phương không đủ kinh phí để xây cầu nên việc học sinh tại vùng phải băng suối vẫn chưa biết khi nào mới kết thúc.
Vào mùa lũ năm 2009, cô Cao Thị Thức là giáo viên trường Mầm non Trọng Hóa cùng một cô giáo tại bản Ông Tú bị nước xoáy trên con suối này cuốn trôi đi 200m. May mắn cả hai đều biết bơi và được người dân trong vùng kịp thời cứu thoát.
Theo PLXH
Cậu "họa sĩ tí hon" đến trường bằng đôi chân thủy tinh Phạm Văn Tuyên, tân SV khoa thiết kế đồ họa trường đại học Mỹ thuật Việt Nam cho biết. Đã hơn 15 lần gẫy chân Phạm Văn Tuyên, chàng sinh viên năm thứ nhất khoa Thiết kế đồ họa, trường đại học Mỹ Thuật Việt Nam sinh ra và lớn lên tại miền quê "gang thép" (TX Sông Công, Thái Nguyên). Ngay từ...