Đến trường ngày đông giá
Những ngày này, giá lạnh, rét đậm, rét hại tràn ngập khắp các nẻo đường vùng cao Tây Bắc. Điều đó khiến cho bước chân đến trường của học trò vùng cao trở nên gian nan và khó khăn.
ảnh minh họa
Giá rét không phải chuyện lạ
Tuy cái rét thấu da, thấu thịt, sương mù đặc quánh trên các lối đi, nhưng không ngăn nổi tinh thần hiếu học của các em học sinh vùng cao.
Ở những tỉnh vùng cao như Lạng Sơn, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang và một số huyện vùng cao của Phú Thọ như Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Sơn giá rét tràn khắp mọi nẻo, nhất là ở những xã vùng cao, nơi có thời tiết quanh năm khắc nghiệt.
Ở vùng núi Sa Pa (Lào Cai), nhiệt độ giảm xuống dưới 10 độ khiến cho băng giá xuất hiện. Năm nào cũng vậy, vào thời điểm này, công việc đến trường của các em học sinh ở những địa phương trên trở nên khó khăn. Con đường đến trường trở nên gập ghềnh hơn và như dài hơn đối với các em.
Ông Giàng A Chúng, Phó Chủ tịch UBND xã Tả Van (Sa Pa – Lào Cai) : “Năm nay rét hơn mọi năm nên băng giá nhiều, ở các điểm trường như Tả Van Giáy 1, Tả Van Giáy 2, Tả Chải Mông, Tả Van Mông và Tả Chải Dao học sinh đi học trong tiết trời giá buốt rất vất vả”.
“ Em đã quen giá lạnh vùng cao”
Video đang HOT
Ở những nơi là tâm điểm của giá rét, cộng với mưa phùn kéo dài, mưa tuyết khiến cho con đường đến điểm trường học chữ của học trò trở nên nhọc nhằn. Vì các em còn nhỏ, điều kiện sống còn thiếu thốn như mũ len, áo ấm, giầy tất còn thiếu nên khó lòng chống chọi với giá rét.
Mùa A Chung ở bản Mông Mỹ Á (Tân Sơn- Phú Thọ) năm nay học lớp 9. Nhà cách trường tới gần 20 cây số đường dốc núi : “Chẳng biết từ bao giờ em đã quen với cái giá lạnh của vùng cao. Bản em ở trên đỉnh Củm Cò, cứ đến giữa mùa đông, sương mù giăng kín lối đi, phải gần trưa mới lấp ló mặt trời”.
Trước đây, đến Trường vào mùa này, Chung cùng các bạn chân tay run rẩy, mặt ướt đẫm sương núi. Nhưng nay, em chỉ phải đến trường vào ngày Chủ nhật vì nhà trường có nhà bán trú. Với em, mùa đông giá lạnh bao nhiêu thì lại càng quyết tâm học bấy nhiêu.
Phân hiệu Trường Chống Chùa là điểm trường xa trung tâm và khó khăn nhất ở Tà Xi Láng (Trạm Tấu- Yên Bái). Ở đây, độ cao của Chống Chùa tới 1.600 m so với mực nước biển do vậy khí hậu ở đây giống hệt như Sa Pa của Lào Cai, quanh năm mây mù bao phủ. Có ngày nhiệt độ xuống tới 5 độ, lạnh thấu xương. Theo lời kể của dân bản, có những năm lạnh quá, trâu và ngựa chết rét nhiều. Vậy mà ở điểm trường này, những đứa trẻ với quần áo mỏng, giầy mũ vẫn vượt sương, vượt dốc đến trường học chữ. Có những ngày mưa rét, thầy cô phải đốt đống lửa ở sân trường để các em đến sưởi ấm cơ thể trước khi vào lớp.
Còn ở Y Tý (Bát Xát – Lào Cai), mùa này, giá lạnh tràn ngập khắp nơi khiến cho việc đi lại của người dân và đến các điểm trường học chữ của học trò trở nên khó khăn. Ở các điểm trường của Trường Tiểu học Y Tý như Sim San I, Sim San II và Hồng Ngài là những nơi địa hình đi lại khó khăn, giá rét kéo dài, nhiều ngày còn mưa khiến cho công việc dạy và học ở nơi đây trở nên nhọc nhằn hơn những mùa khác.
“Để khắc phục những khó khăn của học trò vào mùa giá rét, nhà trường ở vùng cao đã kịp thời và chủ động bằng mọi biện pháp để giữ ấm cho các em từ nhà đến trường – ” thầy giáo Nguyễn Tùng Sơn, Phó Hiệu trưởng Trường PTBT THCS Tân Tiến (Bảo Yên – Lào Cai) .
Một mặt, nhà trường theo dõi thời tiết để kịp thời báo cho phụ huynh chủ động cho con em mặc áo ấm, đưa các cháu đến trường để tránh giá lạnh. Mặt khác, tại các điểm trường, thầy cô giáo chủ động đốt đống lửa trước lớp học để các em hơ tay, sưởi ấm cơ thể trước khi vào học.
Tại các trường có khu bán trú, việc đầu tiên là chăm lo bữa ăn hằng ngày của các em được đều đặn và đầy đủ, giúp các em giữ ấm cơ thể. Ngoài ra, các nhà trường còn chuẩn bị đầy đủ chăn ấm, nước ấm và giữ kín phòng ở để các em tránh được giá lạnh.
Con đường đến trường của học trò vùng cao vào mùa đông giá lạnh sẽ trở nên ấm áp nếu được sự chung tay của toàn xã hội, các đoàn thiện nguyện. Và hơn cả đó là tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô và tinh thần vượt khó hiếu học sẽ xua tan giá lạnh, nâng bước chân các em tới trường.
Theo Giaoducthoidai.vn
Lênh đênh đến trường trên những chuyến đò ngang
Thôn Hà Kiên bị chia cắt với phần còn lại của xã Hàm Ninh bởi dòng sông Nhật Lệ, vậy nên hàng ngày hàng chục học sinh tại đây phải đến trường bằng đò. Việc phải lênh đênh trên những chuyến đò ngang đầy bất tiện, hiểm nguy đã khiến con đường đến trường của các em trở nên gian nan hơn bội phần.
Thôn Hà Kiên bị ngăn cách với trung tâm xã Hàm Ninh bởi dòng sông Nhật Lệ
Hà Kiên là một thôn thuộc xã Hàm Ninh, huyện Quảng Ninh, (Quảng Bình). Bị chia cắt với phần còn lại của xã Hàm Ninh bởi dòng sông Nhật Lệ nên nhiều năm qua, việc người dân, đặc biệt là các em học sinh hằng ngày phải lênh đênh trên những chuyến đò ngang để về trung tâm xã, đến trường học đã không còn là điều xa lạ.
Toàn thôn Hà Kiên hiện có trên 157 hộ dân, trong đó có trên 50 em học sinh đang theo học tại các trường học trên địa bàn. Những người dân tại địa phương này cho biết, khoảng cách từ thôn này về trung tâm xã theo đường chim bay cũng chỉ vỏn vẹn chưa đầy 2km. Thế nhưng vì bị ngăn cách bởi dòng Nhật Lệ nên họ phải đi đường vòng gần 20km. Bởi vậy đi đò qua sông là phương án được người dân lựa chọn để rút ngắn thời gian.
"Ở đây nếu đi đường bộ về xã phải 20 cây số nên ai cũng chọn đi đò cho nhanh, mấy cháu học sinh ngày nào cũng phải hai lượt đi về. Biết là bất tiện và nguy hiểm nhưng nếu đi đường đường vòng còn cực và mất thời gian hơn nữa", chị Võ Thị Thương, một người dân tại thôn Hà Kiên cho biết.
Hiện nay người dân và các em học sinh tại thôn Hà Kiên đang sử dụng con đò của gia đình ông Trần Văn Vững (SN 1965) để qua sông. Trung bình mỗi ngày vợ chồng ông Vững chạy khoảng 8 chuyến đò qua lại để phục vụ người dân. Ông Vững làm nghề lái đò đến nay cũng đã hơn 10 năm, ông cho biết cứ một lượt qua đò là 1 ngàn đồng, xe máy 5 ngàn. Riêng các cháu học sinh thì 15 ngàn/tháng.
"Ở đây dân họ chọn đi đò chứ không mấy ai đi đường bộ vì xa quá. Như các cháu học sinh cấp 1 mà đi xe đạp hay đi bộ hàng chục cây số như thế thì cực hơn nữa. Là người lái đò tui cũng rất mong chính quyền có sự hỗ trợ để gia đình tui có thể đầu tư chiếc đò lớn hơn để đưa đón các cháu cho an toàn. Bên cạnh đó hỗ trợ chi phí đi lại cho các cháu cho đỡ tốn kém", ông Vững tâm sự.
Vì đi đường bộ đến trung tâm xã quá xa nên người dân và học sinh thường vượt sông bằng đò
Đi đường vòng thì xa, còn đi đò lại vô cùng bất tiện và luôn rình rập hiểm nguy đã khiến con đường đến trường của các em học sinh tại thôn Hà Kiên trở nên gian nan hơn. Mỗi lần đi học các em thường phải đi sớm để không bị lỡ đò, bởi mỗi lần lỡ đò thường phải chờ gần 1 tiếng đồng hồ. Bên cạnh đó vào những ngày mưa to, gió lớn, đò ngang không thể hoạt động nhiều em đành phải nghỉ học.
"Cứ đông người là đò chạy nên cháu thường ra sớm chờ, nếu ra muộn sẽ phải chờ chuyến sau thì chậm học. Trời mưa to là đò không chạy, những ngày như thế nếu không ai chở đi là cháu lại phải nghỉ ", em Võ Quốc Cường, học sinh Trường Tiểu học Hàm Ninh tâm sự.
Người dân thôn Hà Khê vẫn luôn mỏng mỏi có được một cây cầu để đi lại thuận tiện, an toàn hơn
Trao đổi với Báo, ông Võ Thanh Thuần, Trưởng thôn Hà Kiên cũng cho biết, những chuyến đò ngang dù bất tiện, phải chờ đợi và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm thế nhưng so với đường bộ vẫn còn thuận tiện hơn nhiều. Người dân địa phương này luôn mong mỏi có một cây cầu để qua lại an toàn, để con đường đến trường của các em học sinh bớt vất vả hơn. Người dân cũng đã kiến nghị lên chính quyền nhưng mong mỏi đó vẫn chưa thể thành hiện thực.
"Đi đường bộ xa nên hầu hết người dân đều lựa chọn đi đò. Vào mùa mưa bão chứng kiến cảnh các em học sinh lênh đênh trên sống như vậy chúng tôi cũng rất lo lắng. Chúng tôi quán triệt người lái đò nếu mưa lớn, gió cấp 5 trở lên phải dừng đò để đảm bảo an toàn. Về lâu dài chúng tôi rất tha thiết sẽ có chiếc cầu nối đôi bờ sông để người dân và các em học sinh đi lại cho thuận tiện.
Còn trước mắt chúng tôi mong muốn UBND xã Hàm Ninh sẽ có hỗ trợ để thôn Hà Kiên có được chiếc đò chắc chắn, an toàn để qua sông. Bên cạnh đó cũng nên hỗ trợ chi phí qua đò cho học sinh để giảm bớt gánh nặng cho gia đình các em", ông Thuần bày tỏ.
Theo Dân Trí
Học trò lớp 9 viết đơn xin đổi lịch học để cổ vũ U23 Việt Nam Có buổi học Toán đúng vào chiều thứ 7 - trùng với lịch thi đấu trận chung kết giải U23 Châu Á, học sinh lớp 9 tại Nghệ An đã viết đơn tập thể, thuyết phục cô giáo đổi lịch học để cổ vũ cho đội tuyển quốc gia. Cô giáo đã không nỡ từ chối nguyện vọng chính đáng này của học...