Đến trời Âu tị nạn trên lưng mẹ
Đó là những đứa trẻ được cõng trên lưng cha mẹ, đôi mắt thơ ngây và đầy sợ hãi sau hành trình tị nạn dài và đầy khó khăn để tìm đến châu Âu, với hy vọng có được cuộc sống bình yên.
Rất nhiều trẻ em vẫn còn trên lưng mẹ – Ảnh: AFP
Hàng ngàn người tị nạn từ các nước Trung Đông và châu Phi mỗi ngày vẫn cố gắng vượt Địa Trung Hải tới châu Âu. Họ mang theo những đứa trẻ trên lưng, sợ hãi chạy khỏi những vùng đất nhiều bom đạn và đói nghèo, với hy vọng tìm được một chốn bình yên.
Trên hành trình tới vùng đất mới, nhiều em bé đã bỏ mạng trên biển mà không kịp cùng cha mẹ đặt chân đến đất hứa. Trong số đó, hình ảnh thi thể nhỏ bé đang nằm úp mặt xuống cát trên bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ của cậu bé 3 tuổi người Syria làm dư luận thế giới bàng hoàng.
Dưới đây là những hình ảnh chân thực và khắc khoải về những đứa trẻ theo cha mẹ, người thân đi tị nạn những ngày qua:
Những ông bố, bà mẹ ra đi với mong muốn tìm vùng trời mới bình yên cho con họ – Ảnh: AFP
Video đang HOT
Họ bồng bế dắt díu nhau tìm đến châu Âu – Ảnh: AFP
Những đứa bé còn quá nhỏ đã phải trải qua một hành trình dài đầy khó khăn, thậm chí nguy hiểm – Ảnh: AFP
Những đứa trẻ vô tội vượt biên cùng cha mẹ – Ảnh: Reuters
Hành trình đầy khắc nghiệt, gian nan, có những người phải bỏ mạng trên biển – Ảnh: Reuters
Phần lớn người tị nạn đến từ các nước Trung Đông và châu Phi – Ảnh: Reuters
Các cuộc xung đột liên miên ở khu vực này khiến hàng triệu người mất nhà cửa – Ảnh: Reuters
Họ buộc phải rời bỏ quê nhà, lên những chuyến tàu vượt biển đầy hiểm nguy hoặc phải đi bộ hàng ngàn km tìm đến miền đất hứa châu Âu – Ảnh: AFP
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Chính trị gia Thụy Điển đòi dùng súng máy chặn người tị nạn
Một nữ chính trị gia Thụy Điển mới đây đề xuất bố trí một khẩu súng máy trên cây cầu nối Đan Mạch và Thụy Điển để ngăn người tị nạn; phát ngôn của bà tạo nên làn sóng giận dữ tại nước này.
Dòng người tị nạn vẫn đang đổ về châu Âu mặc cho các nước EU vẫn chưa thống nhất được về việc tiếp nhận những người này - Ảnh: Reuters
Bà Gunilla Schmidt, thành viên cánh hữu của đảng Dân chủ Thụy Điển, đã đăng trên Facebook rằng nên bố trí một khẩu súng máy tại cầu Oresund, nối eo biển giữa Thụy Điển với Đan Mạch, để ngăn dòng người tị nạn tràn vào, theo Sputnik ngày 10.9.
Đảng Dân chủ Thụy Điển coi dòng người tị nạn đang kéo đến là mối đe dọa cho an ninh quốc gia của Thụy Điển, theo trang webLifeNews.ru. Bà Schmidt cho rằng việc Thụy Điển không giảm mức trợ cấp thất nghiệp xuống như Đức và Đan Mạch là lý do khiến cho người tị nạn muốn kéo đến.
Một số người trên Facebook đọc được phát ngôn này và yêu cầu bà Schmidt làm rõ. Bà đáp lại rằng: "Ông có ngốc không?".
Khi phóng viên của tờ Evening Post hỏi về phát ngôn trên Facebook, bà Schmidt nói rằng đó chỉ là hành động điên rồ nhất thời. Nữ chính trị gia này đã gỡ dòng trạng thái trên ngay sau đó và nói lời xin lỗi.
Trước đó ngày 9.9, cảnh sát Đan Mạch đã chặn đường cao tốc và đường sắt nối với Đức để ngăn dòng người tị nạn hướng về Thụy Điển, theo Reuters. Đa số người tị nạn từ Trung Đông và châu Phi muốn tới Đức và Thụy Điển, hai quốc gia có chính sách khá rộng mở về việc tiếp nhận người tị nạn so với các nước EU khác. Những người tị nạn từ Đức muốn đến Thụy Điển phải đi qua Đan Mạch và không muốn dừng lại xin tị nạn ở Đan Mạch do chính phủ nước này cắt giảm phúc lợi xã hội.
Cuộc khủng hoảng tị nạn tại châu Âu đang trở thành vấn đề nhức nhối. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), ông Jean-Claude Juncker mới đây ngỏ ý rằng EU có thể tiếp nhận 160.000 người tị nạn từ Trung Đông và châu Phi trong 2 năm tới. Theo đó, Đức sẽ nhận 34.000, Pháp 24.000 và Tây Ban Nha 15.000 người.
Sputnik dẫn những dữ liệu gần đây cho hay có khoảng 350.000 người di cư đến châu Âu kể từ đầu năm 2015. EC gọi đây là cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất kể từ Thế chiến thứ 2.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Quân đội Hungary tập trận chặn di dân Quân đội Hungary vừa bắt đầu các bài tập trận để chuẩn bị cho vai trò có thể của họ trong tương lai, là bảo vệ biên giới phía nam trước khủng hoảng di dân. Budapest dự kiến sẽ triển khai binh sĩ tới trợ giúp cảnh sát ở biên giới, nơi có hàng nghìn người di cư từ Serbia kéo sang mỗi...