Đêm mất ngủ, trưa ngủ bù có sao không?
Bạn đọc Trần Thị Uyên (64 tuổi; quận Bình Thạnh, TP HCM) hỏi: Tôi càng lớn tuổi càng khó ngủ về đêm nhưng ngủ trưa lại rất ngon và cảm thấy lại sức sau đó. Nhưng có người nói ngủ trưa chỉ nên chợp mắt vài phút, ngủ như tôi là không bình thường và có hại, đúng không?
Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Thống Nhất, trả lời: Việc cô khó ngủ hơn vào ban đêm khi dần lớn tuổi là điều bình thường. Người lớn tuổi có xu hướng tự nhiên là ngủ trưa nhiều hơn và ngủ ngon như cô mô tả.
Buổi tối chỉ cần tổng thời gian ngủ không quá ít, cảm thấy cơ thể được phục hồi, tinh thần, thể chất khỏe mạnh là không có gì phải lo lắng (Ảnh minh họa từ Internet)
Tùy theo cơ địa từng người, có người ngủ 7-8 giờ mới thấy cơ thể hồi phục, có người ngủ 6 giờ là đã thấy đủ. Chỉ cần tổng thời gian ngủ không quá ít, cảm thấy cơ thể được phục hồi, tinh thần, thể chất khỏe mạnh là được, không có gì lo lắng. Người lớn tuổi cũng có xu hướng ngủ ít hơn thời trẻ, đó là sinh lý tự nhiên. Chỉ khi nào việc ngủ ít khiến cô cảm thấy mệt mỏi, uể oải, mới cần đi khám.
Tuy nhiên, cô cũng cần lưu ý cân đối thời gian ngủ trưa nếu muốn ngủ một giấc dài vào ban đêm vì có khi ngủ trưa quá nhiều, tới 2-3 giờ chẳng hạn, thì chắc chắn đêm sẽ khó ngủ hơn. Nếu có vấn đề sức khỏe phát sinh, cô đừng nghĩ là do ngủ trưa hơi lâu mà nên đi khám để tìm đúng bệnh và nguyên nhân thực sự.
Video đang HOT
Không chủ quan với "sát thủ" thầm lặng: Bệnh trầm cảm
Ngay trong tuần đầu tháng 11-2020, liên tiếp xảy ra 2 vụ nạn nhân ngã từ tầng cao tại 2 chung cư ở quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyên nhân được cơ quan chức năng nhận định sơ bộ là tự tử do trầm cảm. Đây là căn bệnh của xã hội hiện đại ít được chú ý, nhưng số người chết vì nó còn cao hơn cả nạn nhân của tai nạn giao thông.
Những con số đáng lo ngại
Chiều 30-10, nhiều người dân sinh sống ở chung cư Mỹ Phú (đường Lâm Văn Bền, phường Tân Kiểng, quận 7) đã hốt hoảng khi phát hiện cụ ông N.T.V, 84 tuổi, ngã từ tầng 16 xuống đất, tử vong tại chỗ.
Cơ quan chức năng ngay lập tức có mặt, khám nghiệm hiện trường. Theo kết quả điều tra ban đầu, ông N.T.V bị bệnh hô hấp nhiều năm qua. Vài năm trở lại đây, ông luôn bày tỏ ý định tự tử và xa lánh mọi người trong gia đình. Chiều 30-10, khi người thân đi vắng, ông đã trèo ra cửa sổ căn hộ và nhảy xuống.
Cũng tại quận 7, trưa 8-11, nhiều cư dân tòa B chung cư Hoàng Anh Thanh Bình (đường D5, phường Tân Hưng) nghe thấy tiếng động mạnh trong giếng trời tòa nhà. Sau đó, cư dân phát hiện chị N.T.A.T, 33 tuổi, ngụ tại tòa nhà, đã tử vong khi rơi xuống tầng 3. Kết quả điều tra ban đầu của Công an quận 7 cho thấy, chị T có khả năng đã tự tử. Người nhà và hàng xóm xác nhận chị bị trầm cảm lâu nay, do buồn chuyện gia đình và chưa tìm được việc làm.
Các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Bác sĩ Lê Đình Phương, Trưởng khoa Nội tổng quát và Y học gia đình, Bệnh viện FV (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin, hậu quả nghiêm trọng nhất của trầm cảm chính là hành vi tự sát. Theo thống kê tại Việt Nam, số người tự tử hằng năm lên tới khoảng 36.000-40.000 người, gấp 3-4 lần số ca tử vong do tai nạn giao thông. Có tới 70% trong số này tự tử do trầm cảm.
"Trên thực tế, khoảng 80% người mắc trầm cảm không được phát hiện. Điều đó có nghĩa là trong 10 người mắc trầm cảm thì chỉ có 2 người được phát hiện và điều trị. Ngoài những lý do về mặt nhận thức, tâm lý xấu hổ, sợ bị kỳ thị đối với bệnh trầm cảm thì một nguyên nhân quan trọng không kém khiến cho bệnh trầm cảm không được phát hiện sớm đó là những triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn vào các bệnh lý khác", bác sĩ Phương cho biết.
Phát hiện và phòng tránh bệnh trầm cảm
Theo các tài liệu y khoa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nguyên nhân dẫn đến trầm cảm có thể do bệnh nhân bị căng thẳng trong cuộc sống hoặc mắc các bệnh lý như bệnh tim, hô hấp, ung thư...
Một số triệu chứng tiêu biểu của bệnh trầm cảm gồm: Khó ngủ, mất ngủ trong thời gian dài hoặc ngủ nhiều; cảm giác chán ăn, ăn không ngon thường xuyên hoặc ăn nhiều quá mức. Cơ thể khó chịu, tâm thần bất an như luôn cảm thấy bồn chồn, bứt rứt khó chịu, không thoải mái và lo lắng.
Những người bị bệnh trầm cảm thường ngại giao tiếp xã hội: Không muốn nói chuyện, tiếp xúc với những người xung quanh. Họ tỏ ra chậm chạp, chán nản, không có hứng thú với bất kỳ điều gì; luôn bi quan trong mọi việc, cảm thấy mọi thứ sẽ tồi tệ; tự ti về bản thân (luôn lo lắng bản thân kém cỏi, cảm thấy mình vô dụng, sợ hãi). Nghiêm trọng nhất, những người này có ý nghĩ về tự tử hoặc từng tự tử.
Theo bác sĩ Phương, trầm cảm là một bệnh lý, không phải là một sự yếu đuối về nhân cách hay thiếu ý chí và nó cần được nhìn nhận cũng như điều trị giống các bệnh lý thông thường khác.
Người thân và bạn bè cần quan tâm, sớm phát hiện người có dấu hiệu trầm cảm để kịp thời chia sẻ, hỗ trợ.
Còn theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thi Phú (Khoa Tâm thần, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh), rối loạn lo âu là biểu hiện ban đầu đặc trưng và sẽ dẫn đến trầm cảm, nếu người bệnh không được phát hiện và điều trị từ sớm.
Để điều trị rối loạn lo âu, các bác sĩ thường dùng liệu pháp tâm lý nhận thức hành vi và dùng thuốc đặc trị. Trong đó, liệu pháp tâm lý hành vi là việc mà các bác sĩ tâm lý gặp gỡ, trò chuyện, giúp người bệnh giải tỏa sự lo âu. Còn thuốc đặc trị sẽ do các bác sĩ chỉ định từng liệu trình, giúp người bệnh vượt qua những triệu chứng các loại bệnh lý có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm.
"Trầm cảm là một bệnh lý mạn tính, cần điều trị lâu dài, đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì cũng như cần có sự thấu hiểu, hỗ trợ, động viên từ người thân", Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thi Phú lưu ý.
Cơ thể cần bao nhiêu magie mỗi ngày? Magie có tác dụng giảm tình trạng mất ngủ, giúp tim khỏe mạnh, chữa táo bón, đầy hơi... Magie là khoáng chất chủ yếu được lưu trữ trong xương, giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng và giúp cơ thể sản xuất hoóc-môn. Nhờ đó magie đóng vài trò quan trọng trong hơn 300 hệ thống enzym điều chỉnh việc kiểm soát...