Đề xuất thưởng 2 triệu cho HS giỏi ở trường THCS trọng điểm
Ngoài ra, hỗ trợ 100% lệ phí thi nếu đạt một trong các chứng chỉ ngoại ngữ: TOEIC, TOEFL, IELTS trình độ tương đương bậc 4 (B2) trở lên. Trong khi đó, cán bộ quản lý, giáo viên dạy các môn được hỗ trợ từ 1,2 – 2,4 triệu đồng/tháng.
Đó là nội dung trong dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định một số chính sách đặc thù đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh các trường THCS trọng điểm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Theo đó, đối tượng áp dụng là cán bộ, quản lý, giáo viên và học sinh đang giảng dạy và học tập tại trường THCS trọng điểm, giáo viên bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh cho các trường THCS trọng điểm.
Đối với giáo viên
Cụ thể, dự thảo đề xuất mức hỗ trợ 2,4 triệu đồng/tháng cho mỗi cán bộ quản lý; giáo viên dạy các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học (môn Khoa học tự nhiên), Tin học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Lịch sử, Địa lý (môn Lịch sử & Địa lý), Tiếng Anh.
Giáo viên giảng dạy các môn học khác được hưởng hỗ trợ 1,2 triệu đồng/tháng. Thời gian được hưởng 9 tháng/năm cùng với kỳ lương hằng tháng.
Giáo viên trong và ngoài trường THCS trọng điểm được mời dạy bồi dưỡng đội tuyển đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa, thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh được bồi dưỡng 800.000 đồng/buổi (số buổi bồi dưỡng đội tuyển không quá 40 buổi/đội tuyển/năm).
Video đang HOT
Đối với học sinh các trường THCS trọng điểm
Đối với học sinh các trường THCS trọng điểm, dự thảo đưa ra mức thưởng 2 triệu đồng/năm học đối với học sinh đạt xếp loại cả năm hạnh kiểm Tốt, học lực Giỏi trở lên. Số lượng học sinh được thưởng tối đa 30% tổng số học sinh theo khối của trường, xếp ưu tiên từ cao xuống thấp lần lượt theo: điểm tổng kết năm học; gia đình chính sách; thành tích thi học sinh giỏi cấp tỉnh, tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh.
Ngoài ra, chính sách còn hỗ trợ một lần với mức 100% lệ phí thi đối với học sinh thi đạt một trong các chứng chỉ ngoại ngữ: TOEIC, TOEFL, IELTS trình độ tương đương bậc 4 (B2) trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
Dự thảo Nghị quyết này đang được lấy ý kiến rộng rãi của dư luận trong thời gian 30 ngày kể từ ngày 23/3/2021.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Theo báo cáo đánh giá thực trạng của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc, hiện nay trung ương và địa phương chưa có chính sách ưu đãi đặc thù đối với các đối tượng kể trên. Tỉnh Vĩnh Phúc cũng mới chỉ có cơ chế chính sách cho trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc.
Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu phát triển, đưa trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc trở thành trường trọng điểm quốc gia nói riêng với quy mô 1.500 học sinh cần đảm bảo nguồn tuyển sinh chất lượng cao, mà chủ yếu là từ các trường THCS trọng điểm.
Do đó, Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cho rằng, chính sách này nếu được ban hành sẽ góp phần tạo động lực, điều kiện để đội ngũ tại các trường nói trên tập trung nghiên cứu, giảng dạy, phấn đấu chuyên môn; giúp cho các trường THCS trọng điểm trở thành mô hình giáo dục kiểu mẫu tiên tiến, hiện đại, trung tâm rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ của các huyện, thành phố, thu hút được các giáo viên giỏi về công tác.
Còn đối với học sinh, chính sách này sẽ khuyến khích các em nỗ lực học tập, rèn luyện, phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập, nâng cao năng lực ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế.
Báo cáo đánh giá tác động của Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cũng chỉ ra, nhiều năm qua, mô hình trường THCS trọng điểm đã được hình thành và quy hoạch, được các địa phương trong tỉnh quan tâm đầu tư. Học sinh các trường THCS trọng điểm có tỷ lệ thi đỗ cao vào các lớp của THPT Chuyên Vĩnh Phúc cũng như đạt giải cao trong các kỳ thi văn hóa quốc gia, quốc tế.
Năm học 2020-2021, có tổng số 221 học sinh các trường THCS trọng điểm trên toàn tỉnh thi đỗ vào lớp 10 THPT Chuyên Vĩnh Phúc, chiếm 17,1% tổng số học sinh tốt nghiệp THCS của các trường này. Trong đó, tỷ lệ học sinh đỗ vào THPT Chuyên Vĩnh Phúc cao nhất là các trường THCS trọng điểm của TP Vĩnh Yên (40,1%), tiếp theo là huyện Tam Dương (24,2%), huyện Bình Xuyên (22,6%), huyện Vĩnh Tường (18,8%)…
Chuẩn hóa chứng chỉ ngoại ngữ
Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) vừa ban hành thông báo danh sách 16 trường đại học (ĐH) được cấp chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Ảnh minh họa
Trao đổi với PV Báo SGGP vì sao cả nước chỉ có 16 trường ĐH được cấp chứng chỉ này, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, cho biết, danh sách các đơn vị được tổ chức thi và cấp các chứng chỉ thực hiện theo Thông tư số 23/2017/TT-BGDĐT về quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ. Điều 4 của thông tư này nêu rõ, mỗi cơ sở đều phải có đề án tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Đơn vị nào đủ điều kiện và nộp hồ sơ về Bộ GD-ĐT để được cấp phép đào tạo sẽ được xem xét, thẩm định và công nhận. Có những đơn vị đủ điều kiện đào tạo nhưng không có nhu cầu cấp chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh) theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, sẽ không nằm trong danh sách mà Bộ GD-ĐT thông báo. Hiện ngoài 16 đơn vị đã được công nhận còn một số trường đang được Bộ GD-ĐT xem xét hồ sơ.
Xung quanh việc cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, còn nhiều vấn đề lúng túng nảy sinh từ thực tiễn. Đơn cử như một số nơi chỉ công nhận chứng chỉ ngoại ngữ của trường này mà không chấp nhận chứng chỉ của trường kia. Theo giải thích của Bộ GD-ĐT, việc chấp nhận chứng chỉ/chứng nhận năng lực ngoại ngữ nào và thời hạn áp dụng của chứng chỉ/chứng nhận là do chủ tịch UBND tỉnh thành hoặc giám đốc sở GD-ĐT (nếu được chủ tịch UBND tỉnh thành ủy quyền) xem xét, quyết định dựa theo yêu cầu về năng lực ngoại ngữ đối với vị trí công việc.
Tuy nhiên, bất cập mang tính mấu chốt trong vấn đề chứng chỉ ngoại ngữ hiện nay là các doanh nghiệp hay nhiều cơ quan không sử dụng khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam mà chỉ yêu cầu các chứng chỉ quốc tế. Nhiều ý kiến nêu thực tế hiện không ít doanh nghiệp thậm chí không biết đến chứng chỉ ngoại ngữ mà các trường ĐH cấp, họ chủ yếu yêu cầu chứng chỉ quốc tế phổ biến như IELTS, TOEIC, TOEFL và các chứng chỉ của Cambridge (FCE, CAE, CPE). Vì thế, nhiều sinh viên tốt nghiệp đã phải đăng ký học IELTS để thi lấy chứng chỉ. Với sự khác nhau và vênh nhau về yêu cầu tiếng Anh giữa chuẩn đầu ra của trường ĐH với đầu vào của doanh nghiệp, thì sinh viên là người chịu thiệt thòi.
Dù nhiều trường ĐH yêu cầu chuẩn đầu ra đối với tiếng Anh là tính theo điểm TOEIC, nhưng cách dạy và luyện thi chứng chỉ này ở một số nơi chưa đảm bảo được việc phát triển kỹ năng nên xảy ra nhiều trường hợp đáp ứng được chuẩn đầu ra của trường nhưng khi đi làm vẫn gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp tiếng Anh. Bên cạnh đó, tiếng Anh mà doanh nghiệp yêu cầu khác với tiếng Anh học ở trường, do đó thường đòi hỏi chứng chỉ tiếng Anh khác với chứng chỉ mà sinh viên đã đạt được ở trường ĐH. Rất nhiều trường hợp sau khi đi làm rồi vẫn phải đi học tiếng Anh lại từ đầu.
Rõ ràng, việc đào tạo, cấp chứng chỉ ngoại ngữ ở các trường ĐH cần được chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế để bảo đảm sinh viên chỉ cần học tiếng Anh ở trường là đã có thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp, tránh lãng phí thời gian và tiền bạc.
Bộ GD-ĐT lên tiếng vụ 'Giáo viên IELTS 8.0 vẫn chưa đủ điều kiện dạy ở Việt Nam' Cục Quản lý chất lượng Bộ GD-ĐT vừa có công văn gởi Sở LĐ-TB&XH Hà Nội liên quan việc cấp phép lao động cho người nước ngoài có chứng chỉ tiếng Anh IELTS và CELTA mà báo Tuổi Trẻ đã phản ánh. Công văn trả lời chiều 21-12 của Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT về việc sử dụng các chứng chỉ...