Đề xuất kinh phí tổ chức dạy học 2 buổi/ngày khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới
Hiện nay, nhiều trường tiểu học chưa đủ khả năng tổ chức cho 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày. Các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày trên tinh thần học sinh có nhu cầu, cha mẹ học sinh tự nguyện cho con em tham gia.
Ngày 26-2, Sở GD-ĐT TPHCM đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết học kỳ 1 năm học 2020-2021 giáo dục tiểu học với sự tham gia của đại diện 21 phòng GD-ĐT quận, huyện và Phòng GD-ĐT TP Thủ Đức, đại diện các trường tiểu học trên địa bàn TPHCM.
Báo cáo sơ kết công tác giáo dục tiểu học học kỳ 1 năm học 2020-2021, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, năm học này toàn TP tăng thêm 13 trường tiểu học so với năm học 2019-2020. Trong đó, tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày tăng từ 73,5% của năm học trước lên 75,8% trong năm học này.
Đây là năm học đầu tiên cả nước thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình Giáo dục phổ thông (CT GDPT) năm 2018 theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT (ngày 26-12-2018) đối với lớp 1, đồng thời tiếp tục thực hiện CT GDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh ở các khối 2, 3, 4, 5, hoàn thành các điều kiện chuẩn bị triển khai chương trình lớp 2 theo CT GDPT năm 2018.
Năm học này, các quận, huyện tiếp tục rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất các trường tiểu học đáp ứng việc thực hiện CT GDPT hiện hành và CT GDPT năm 2018 một cách hiệu quả.
Đầu năm học 2020-2021, TPHCM đã khánh thành và đưa vào sử dụng 6 trường tiểu học gồm Tiểu học Hồng Đức (quận 8), Tiểu học Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Tân), Tiểu học Phú Hòa Đông (huyện Củ Chi), Tiểu học Bình Mỹ (huyện Cần Giờ), Tiểu học Nguyễn An Ninh và Tiểu học Nhị Tân (huyện Hóc Môn).
Song song đó, các địa phương tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục, tiếp tục rà soát và sắp xếp lại đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng theo chuẩn nghề nghiệp.
Video đang HOT
Đặc biệt, với yêu cầu tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, sở này nhận định, do tình hình dân số cơ học tại các quận, huyện tăng nhanh dẫn đến số lượng học sinh tăng cao, tạo áp lực lớn về cơ sở vật chất, trường lớp và đội ngũ giáo viên không đáp ứng kịp thời.
Hiện nay, nhiều trường tiểu học chưa đủ khả năng tổ chức cho 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày. Các trường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày trên tinh thần học sinh có nhu cầu, cha mẹ học sinh tự nguyện cho con em tham gia. Hiệu trưởng phân công giáo viên, xếp thời khóa biểu đảm bảo công bằng về định mức lao động.
Từ thực tế đó, đại diện Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT TP lưu ý các quận, huyện tích cực dự báo và quyết liệt tham mưu UBND quận, huyện chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất thực hiện CT GDPT năm 2018 đối với học sinh lớp 1 và lớp 2 sắp tới, đồng thời xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên.
Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4) trong một hoạt động học tập theo nhóm
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP bày tỏ, học kỳ 1 vừa qua, công tác dạy học theo sách giáo khoa, CT GDPT mới còn nhiều khó khăn nhưng ngành giáo dục đã kịp thời có biện pháp tháo gỡ và thông tin đến phụ huynh học sinh.
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP nhìn nhận, đây là cơ hội cho các trường tiểu học nhìn nhận và điều chỉnh lại công tác dạy học. CT GDPT năm 2018 với điểm mới là không có phân phối chương trình cụ thể nên giáo viên có thể chủ động thời lượng, số tiết dạy dựa vào tình hình thực tế của học sinh.
Bên cạnh đó, chương trình mới hướng đến các mục tiêu cụ thể về phẩm chất, năng lực học sinh vào cuối năm học chứ không phải trong một thời điểm. Vì vậy, giáo viên có thể phân ra các chặng mục đích, yêu cầu phù hợp trình độ thực tế của học sinh.
Một thực tế khác, đa số giáo viên tiểu học hiện nay đều kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác trong trường học nên vượt quy định về tổng số giờ lao động phụ trội cho phép đối với giáo viên.
Ngoài ra, hiện nay giáo viên các khối 2, 3, 4, 5 vẫn được nhận tiền hỗ trợ dạy học 2 buổi/ngày trong khi giáo viên lớp 1 dạy học theo CT GDPT năm 2018 không được nhận khoản hỗ trợ này.
Ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết, Sở GD-ĐT đang tham mưu UBND TP ban hành chế độ, chính sách hỗ trợ dạy học 2 buổi/ngày đối với giáo viên thực hiện CT GDPT năm 2018, kinh phí lấy từ ngân sách.
Trước đó, ngày 25-2, Sở GD-ĐT TPHCM đã có văn bản gửi UBND TPHCM về đề xuất chủ trương xây dựng chính sách hỗ trợ giáo dục tiểu học trên địa bàn TPHCM căn cứ theo Luật Giáo dục năm 2019.
Cụ thể, sở này đề xuất xây dựng cơ chế hỗ trợ cấp bù tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho các trường tiểu học khi triển khai thực hiện CT GDPT năm 2018. Hỗ trợ được thực hiện theo hình thức hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng chính sách là học sinh đang học tại các cơ sở giáo dục tiểu học công lập trên địa bàn TP, được tính theo số tháng thực học tại các cơ sở giáo dục (tối đa không quá 9 tháng/năm học).
Mức hỗ trợ được tính bằng mức cấp bù tiền miễn giảm khi tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với bậc tiểu học là 70.000 đồng/học sinh/tháng, có điều chỉnh theo mức lương cơ sở hàng năm. Thời gian thực hiện được đề xuất bắt đầu từ năm học 2021-2022, kinh phí từ nguồn ngân sách của TP.
Học sinh lớp 1 học tốt chương trình, sách giáo khoa mới
Ngày 19-1, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2020-2021 cấp tiểu học theo hình thức trực tuyến.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến phát biểu tại hội nghị.
Giáo dục tiểu học thành phố Hà Nội hiện có 786 trường với gần 789.000 học sinh, hơn 38.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tỷ lệ học sinh học 2 buổi/ngày đạt gần 97%.
Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cấp tiểu học đã thực hiện nghiêm túc, hoàn thành tốt nhiệm vụ học kỳ I năm học 2020-2021. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị, nhà trường đã có nhiều biện pháp cải tiến, đổi mới, sáng tạo, đem lại hiệu quả thiết thực. Chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy và học tiếp tục được nâng cao.
Kết quả đáng chú ý nhất là các nhà trường đã chuẩn bị đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đáp ứng cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với học sinh lớp 1. Kết thúc học kỳ I, về cơ bản, học sinh lớp 1 của thành phố Hà Nội đã đáp ứng tốt các yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới.
Các ý kiến tham luận của một số phòng giáo dục và đào tạo, nhà trường tại hội nghị đã làm rõ thêm những kết quả đạt được, song cũng chỉ ra những vấn đề còn tồn tại. Điển hình là việc khai thác, sử dụng đồ dùng dạy học, phòng chức năng ở một số đơn vị chưa hiệu quả; công tác xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở một số nơi còn khó khăn, tiến độ chậm; một số trường thiếu phòng học, phòng chức năng...
Về nhiệm vụ trong học kỳ II năm học 2020-2021, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Xuân Tiến đề nghị các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường tăng cường xây dựng, cải tạo, mở rộng trường, lớp học để giãn tối đa sĩ số học sinh/lớp học, giải quyết từng bước tình trạng sĩ số học sinh/lớp cao hơn quy định. Bên cạnh đó, các đơn vị, nhà trường cần quan tâm chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 2 từ năm học 2021-2022...
Đề xuất hỗ trợ học phí cho học sinh tiểu học ngoài công lập ở TP.HCM Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có văn bản gửi UBND thành phố, đề xuất từ năm 2021-2022, học sinh tiểu học ở trường ngoài công lập được hỗ trợ học phí theo quy định của Luật Giáo dục 2019. Ngày 24/2, Sở GD&ĐT TP.HCM có văn bản đề xuất UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương cho phép xây dựng chính sách hỗ trợ học...