Đề xuất bỏ khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn: “Bỏ là đúng nhưng thầy phải ra thầy”
Trước vấn đề gây tranh cãi khi GS Trần Ngọc Thêm đề xuất bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, GS Võ Tòng Xuân đã nêu quan điểm của mình.
Ngày 21/11, trong hội thảo giáo dục với chủ đề “ Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”, GS Trần Ngọc Thêm – trường ĐH KHXH & NV TP.HCM, đã nêu quan điểm: “Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn”.
Giải thích cho quan điểm này, vị Giáo sư cho biết xã hội muốn phát triển thì quan trọng là con người cần có sự sáng tạo, mà mà để có con người sáng tạo thì trước hết phải có con người chủ động”.
GS Trần Ngọc Thêm.
Sự chủ động sáng tạo này theo GS Trần ngọc Thêm là cần bắt đầu từ việc thay đổi quan niệm, không sử dụng những cách biểu đạt mang tính thụ động như ” con ngoan trò giỏi” – ngoan theo nghĩa “dễ bảo, vâng lời”, giỏi theo nghĩa “thuộc bài”.
“Chấm dứt sử dụng khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo… Chừng nào còn đề cao chữ “lễ” để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển”, vị GS phát biểu thêm.
Trước quan điểm trên, chúng tôi đã có cuộc nói chuyện với GS Võ Tòng Xuân – người có nhiều trăn trở về nền giáo dục Việt Nam trong thời đại mới.
Theo đó, GS Võ Tòng Xuân đồng ý với quan điểm thay đổi tư duy để phát triển ngành giáo dục. Thế nhưng, đối với việc bỏ khẩu hiểu trên trong nhà trường, Giáo sư đòi hỏi người làm giáo dục cần có đầy đủ yếu tố phẩm chất tốt đẹp.
Video đang HOT
“Bây giờ có rất nhiều trường hợp thầy cô thiếu phẩm chất như nói chuyện hay bông đùa, không nghiêm túc, kiến thức không chuyên sâu, dạy xong là đi mất nên bắt học sinh lễ phép với mình là không được. Nhưng đối với người thầy đàng hoàng, trịnh trọng, khả kính thì học trò tự khắc sẽ có sự lễ phép này.
Vì vậy, với điều kiện “thầy ra thầy” thì khi đó không cần khẩu hiệu, học sinh cũng tự khắc đã có sự kính trọng” – GS Võ Tòng Xuân giải thích thêm.
Hiện tại, quan điểm của GS Trần Ngọc Thêm vẫn đang gây nhiều tranh cãi.
Ai nên quyết định chọn sách giáo khoa?
Dù đã hơn 1 năm kể từ ngày Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT có hiệu lực, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề xoay quanh việc thực hiện việc hướng dẫn chọn sách này.
Mặc dù đã nhiều lần ban hành các hướng dẫn, sửa đổi việc lựa chọn bộ sách giáo khoa phù hợp với địa phương và người học, nhưng trên thực tế, nhiều chuyên gia giáo dục và các địa phương vẫn còn cho rằng những quy định đó vẫn chưa giải quyết triệt để câu chuyện "lựa" và "chọn" sách.
Chọn bộ sách nào để dạy cho học sinh đã được quy định cụ thể trong Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GD&ĐT. Tổng kết lại sau hơn 1 năm thực hiện, thông tư đã thể hiện nhiều mặt hạn chế.
Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, trước hết khẳng định sự cần thiết của chủ trương "một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa", ông khẳng định, việc sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa các nước trên thế giới đã thực hiện nhiều năm nay.
Về quyền quyết định lựa chọn SGK, nguyên Bộ trưởng cho rằng việc thực hiện theo Thông tư 25 như hiện nay tỏ rõ những bất cập. Khi mà, những người lựa chọn SGK không nắm sâu về chuyên môn.
"Chúng ta phải thay đổi quan điểm, quyết định chọn sách nào là phụ thuộc vào thầy cô giáo giảng dạy và nhà trường.
Theo tôi, trường nên có quyền quyết định việc này, bởi họ là người hiểu nội dung, hiểu phương pháp, điều kiện của nhà trường. Những người thực hành sử dụng sách được chọn sách sẽ phù hợp hơn là chính quyền địa phương", ông Nguyễn Minh Hạc khẳng định.
Tương tự, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) bày tỏ nhiều băn khoăn về Thông tư 25 đang thực hiện: "Chúng ta nên tôn trọng lựa chọn sách giáo khoa của từng trường, việc sử dụng loại sách nào phụ thuộc vào ý kiến của hội đồng của các tỉnh thành lập (theo Thông tư 25 - PV) là không hợp lý về mặt khoa học và thực tiễn.
Bởi người không sử dụng không thể chọn cho người sử dụng, hoặc một vài người lại chọn cho số đông là không hợp lý".
Thầy Lâm cho rằng, sách giáo khoa chỉ là tài liệu tham khảo, các giáo viên thấy bộ sách giáo khoa nào hợp với người dạy và người học thì họ chọn.
TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục, đồng sáng lập Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội
"Hiện nay chúng ta vẫn quan niệm sách giáo khoa là pháp lệnh là không đúng, sách chỉ mang tính tham khảo còn chương trình giáo dục mới là pháp lệnh. Không nên áp dụng theo kiểu cũ, coi sách giáo khoa là chính", chuyên gia bày tỏ.
TS.Nguyễn Tùng Lâm cho biết thêm "Việc lựa chọn của các hội đồng này phải căn cứ trên cơ sở biên bản của tổ chuyên môn của các trường học. Các trường lựa chọn như thế nào thì phải tôn trọng ý kiến đó.
Ngay cả việc lựa chọn những người tham gia hội đồng là các thầy cô giáo thì việc lựa chọn vẫn chỉ phản ánh ý kiến của nhóm nhỏ chứ không phải của tất cả giáo viên. Trách nhiệm của họ là xem xét, đánh giá lại những trường học nào lựa chọn thiếu trách nhiệm, lựa chọn không phù hợp với điều kiện của địa phương".
Thầy cô nên là người chọn lựa những bộ sách phù hợp
Những bộ sách giáo khoa được phát hành cũng đã trải qua rất nhiều vòng thẩm định và lựa chọn. Mỗi bộ sẽ có những thế mạnh riêng, theo chuyên gia giáo viên có quyền lựa chọn nhiều bộ sách chứ không nhất thiết chỉ sử dụng một bộ.
"Các địa phương nên lựa chọn nhiều bộ sách giáo khoa để đưa vào sử dụng chứ không nên cứng nhắc sử dụng một bộ duy nhất. Trên thế giới họ cũng không quá coi trọng việc lựa chọn sách giáo khoa nào, vì đấy là phụ thuộc vào nhu cầu của người cần", TS. Nguyễn Tùng Lâm chia sẻ.
Đại biểu Quốc hội Hồ Thị Minh (Đoàn Quảng Trị) cũng đã có những chia sẻ với Người Đưa tin, sau khi kết thúc đợt 2 của kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV: "Vừa qua ở nghị trường Quốc hội các đại biểu cũng có ý kiến về vấn đề này. Theo đó, hội đồng chọn sách chưa gắn trách nhiệm của chính quyền địa phương với cơ quan quản lý chuyên môn. Trong hội đồng nên có cả thành viên của chính quyền, đội ngũ các chuyên gia, thầy cô chuyên môn mới phù hợp".
Quy trình chọn sách giáo khoa theo Thông tư Số 25/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GD&ĐT:
Theo đó cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn sách giáo khoa. Tổ chuyên môn của cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận và đánh giá các sách giáo khoa của môn học thuộc chuyên môn phụ trách theo tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa.
Phòng GD&ĐT tổng hợp, báo cáo Sở GD&ĐT danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
Sau khi tổng hợp, chuyển giao cho Hội đồng danh mục sách giáo khoa được các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự sách giáo khoa có số cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất lựa chọn từ cao xuống thấp.
Hội đồng tổ chức lựa chọn sách giáo khoa bằng việc tổ chức họp, thảo luận, đánh giá sách giáo khoa trên cơ sở danh mục sách giáo khoa do các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất; bỏ phiếu kín lựa chọn một hoặc một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.
Sách giáo khoa được lựa chọn phải đạt trên 1/2 (một phần hai) số phiếu đồng ý lựa chọn.
Sở GD&ĐT tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các Hội đồng, trình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Căn cứ vào kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các Hội đồng do Sở GD&ĐT trình, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông tại địa phương.
Thừa thiếu giáo viên cục bộ và giải pháp sáng tạo của Hiệu trưởng THPT Trần Phú Hoạt động trải nghiệm không chỉ hình thành năng lực phẩm chất, mà còn phát hiện ra học sinh có thiên hướng gì để định hướng cho tương lai nghề nghiệp sau này. "Khi nghiên cứu về Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, bản thân tôi khá lo lắng, bởi chương trình này thiên về phát triển năng lực học sinh, nhưng...