Đề xuất bán trường chuyên: Hàng loạt cựu học sinh Amsterdam bày tỏ tâm tư

Theo dõi VGT trên

Nhiều cựu học sinh trường Amsterdam cho rằng việc bán trường chuyên cho tư nhân không tạo ra sự bình đẳng, thậm chí sẽ làm học phí tăng và biến chất trường chuyên.

Những ngày qua, quan điểm “nên giải thể hoặc tư nhân hóa trường chuyên, đặc biệt là trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam” của PGS-TS Nguyễn Đức Thành – một chuyên gia kinh tế – khiến dư luận tranh cãi nảy lửa.

Một số ý kiến đồng thuận, ủng hộ việc bán trường chuyên để đảm bảo sự công bằng trong giáo dục, tất cả học sinh đều được hưởng quyền lợi như nhau trong học tập.

Ngược lại, nhiều ý kiến cho rằng trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam và hệ thống trường chuyên trên cả nước góp phần không nhỏ bồi dưỡng nhân tài mang lại niềm tự hào cho đất nước, cho các địa phương. Và đặc biệt là không nên giải thể trường chuyên.

Xoá bỏ trường chuyên là cào bằng!

Chị Nguyễn Thu Hiền (cựu học sinh trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam khoá 1991- 1994) cho rằng, ngoài việc tuyển sinh đầu vào gắt gao thì tỷ lệ học sinh tham gia các cuộc thi khoa học quốc tế rất nhỏ so với tổng số học sinh toàn trường.

Phần lớn mục tiêu của các em là làm đẹp hồ sơ để có nhiều lựa chọn xét học bổng du học. Trước đây các trường chuyên đào tạo học sinh xuất sắc để cống hiến cho đất nước. Còn bây giờ, các trường chuyên có còn đúng nghĩa như vậy không? Hay chỉ là nơi “luyện gà nòi” để chọi nhau, lấy thành tích du học. Điều này có đang làm lãng phí ngân sách?”, chị bày tỏ quan điểm.

Cả hai vợ chồng đều là học sinh trường chuyên Amsterdam những năm đầu thập kỷ 90, tuy nhiên chị Hiền thừa nhận không muốn con vào học tại ngôi trường này vì tiêu chuẩn tuyển sinh của trường hiện nay quá cao, gây áp lực về điểm số.

Đề xuất bán trường chuyên: Hàng loạt cựu học sinh Amsterdam bày tỏ tâm tư - Hình 1

Trường THPT chuyên Hà Nội- Amsterdam.

Trái ngược với luồng ý kiến cho rằng nên xóa bỏ và bán trường chuyên cho tư nhân, không ít cựu học sinh mong muốn giữ lại ngôi trường được đ.ánh giá nổi bật trong hệ thống giáo dục phổ thông ở thủ đô.

Video đang HOT

Anh Đỗ Hoàng Hà (cựu học sinh trường Amsterdam khoá 1999- 2001) thẳng thắn phản biện, người đưa ra đề xuất này đang cào bằng tất cả các trường chuyên cả nước.

Cạnh tranh khốc liệt khi xét tuyển, ngân sách đầu tư rất lớn, chỉ có học sinh “giàu” và giỏi mới có cửa vào… liệu có đúng với tất cả trường chuyên các tỉnh và trường chuyên tổng hợp, sư phạm?

Trường Amsterdam chỉ là một, còn ít nhất 63 trường chuyên ở 63 tỉnh, thành phố nơi mà phần lớn là các em học sinh xuất thân từ gia đình không khá giả gì và vẫn vươn lên bằng chính sức học của bản thân. Dẹp bỏ trường chuyên là cướp đi cơ hội được học tập ở môi trường chất lượng cao hơn của những em vốn có năng lực xuất sắc hơn“, anh phản bác đề xuất của TS Thành.

Đồng thời, vị này cho rằng việc bán trường chuyên Amsterdam cho tư nhân không hề tạo ra sự bình đẳng như đề xuất này đưa ra. Thậm chí tư nhân hoá sẽ làm học phí tăng cao và biến chất trường chuyên.

“Bình đẳng ở đâu khi trường đã bị tư nhân hóa, những học sinh có học lực tốt, đáng lẽ được thi công khai, có cơ hội để được vào trường chuyên, được đào tạo lên sẽ phải ngậm ngùi từ bỏ vì không đủ học phí? Nếu nói rằng cấp học bổng cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn thì chi bao nhiêu cho đủ?”

Theo anh Hà, hiện nay trên thế giới vẫn tồn tại và duy trì hệ thống các trường chuyên, trong đó có cả các quốc gia có nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới như: Mỹ, Canada, Australia, Anh, Singapore… nên xóa bỏ trường chuyên là bất cập và không tiệm cận với quốc tế.

Phá bỏ cái nôi đào tạo người tài?

Bên cạnh áp lực trong việc chạy đua về điểm số, một số lập luận cho rằng các trường chuyên được đầu tư quá nhiều, vô tình trở thành trường học của con nhà giàu.

Phản bác lại quan điểm, anh Lê Ngọc Phương (cựu học sinh trường Amsterdam khoá 2005-2008) cho rằng, mục tiêu của trường chuyên là để đào tạo “người tài” cho mỗi địa phương, cho đất nước. Cho tới ngày hôm nay, trường chuyên Amsterdam và chuyên trong cả nước đang làm rất tốt nhiệm vụ đó.

Ngoài kiến thức, trường chuyên là môi trường cạnh tranh công bằng từ học lực đến cơ hội thành tài. Những lứa học sinh chúng tôi đều đã thành công từ trong nước đến quốc tế. Đó là minh chứng rõ ràng nhất cho việc chú trọng bồi dưỡng đào tạo từ gốc, trái ngọt thành công càng đậm đà, anh Phương nói.

Từ những thành quả đó, các trường chuyên được địa phương ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý và giáo viên là điều dễ thấy, dễ hiểu.

Thử hỏi, “nếu môi trường học không có sự cạnh tranh, không có ganh đua thì học sinh lấy đâu ra động lực để cố gắng và thi đua học tốt. Nếu vì lý do ngân sách thì nên xem xét điều chỉnh phương thức huy động các nguồn lực của xã hội cho việc đổi mới phương thức đào tạo của các trường chuyên, không nên quá cực đoan xoá bỏ”, vị này cho hay.

Từ lâu, mô hình trường chuyên được coi là chuẩn mực, đầu tàu tạo ra những thế hệ học sinh “học tập tốt, rèn luyện tốt, ý thức tốt”. Chính vì lí do đó, khiến phụ huynh đã không tiếc t.iền chạy đua cho con trẻ 1 suất vào môi trường học tập tốt toàn diện. Các trường chuyên vẫn luôn là niềm tự hào, là đặc sản giáo dục của mỗi địa phương.

Đề xuất bán trường chuyên: Hàng loạt cựu học sinh Amsterdam bày tỏ tâm tư - Hình 2

Học sinh khối THPT. (Ảnh minh hoạ)

Anh Hoàng Công Minh, (cựu học sinh trường chuyên Hà Nội- Amsterdam khoá 2009-2012) cho rằng, đây không phải lần đầu tiên dư luận tranh cãi việc nên xoá bỏ hay thay đổi mô hình trường chuyên lớp chọn.

Là một cựu học sinh trường chuyên, Công Minh chưa bao giờ hối hận vì đã vào trường chuyên Hà Nội- Amsterdam để học. Cậu cho rằng, trường không chỉ dạy những lứa học sinh học sinh kiến thức mà dạy mình rất nhiều kiến thức về hoạt động xã hội.

“Tôi không tán thành việc bỏ trường chuyên nói chung và Amsterdam nói riêng. Bởi vì trường chuyên đang mở ra cơ hội học tập chất lượng cao, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu về một môn học, chuyên môn để phát huy thế mạnh của họ. Mô hình trường chuyên được coi như tinh hoa, là cái nôi của khác biệt và thành công”, vị này nói.

Đa số cựu học sinh đều cho rằng, trường chuyên khác trường thường ở chỗ chia ra thành nhiều lớp với môn chuyên khác nhau, những học sinh có thế mạnh về môn học nào sẽ xếp chung lớp để được đào tạo sâu hơn, đó cũng là điểm lợi trong bồi dưỡng và định hướng tương lai mà họ được hưởng.

Tuyển sinh lớp 10 chuyên tại Hà Nội: Tỷ lệ “chọi cao”, cạnh tranh gắt gao giữa những học sinh giỏi

Kỳ thi vào lớp 10 THPT chuyên tại Hà Nội sắp tới được dự báo là căng thẳng bởi ngoài tỷ lệ "chọi" cao, thí sinh cũng phải cạnh tranh gắt gao giữa những học sinh giỏi.

Tuyển sinh lớp 10 chuyên tại Hà Nội: Tỷ lệ chọi cao, cạnh tranh gắt gao giữa những học sinh giỏi - Hình 1

Tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên tại Hà Nội luôn căng thẳng trong những năm qua. Ảnh minh họa: Q.Anh

Trường chuyên có tỷ lệ "chọi" cao

Kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2020 - 2021, Sở GD&ĐT Hà Nội có 4 trường có lớp chuyên là THPT chuyên Hà Nội Amsterdam, THPT Chu Văn An, THPT chuyên Nguyễn Huệ và THPT Sơn Tây. Bốn trường có tổng chỉ tiêu tuyển sinh khoảng 1.800 chỉ tiêu nhưng có tới hơn 8.000 thí sinh đăng ký dự thi. Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hà Nội cho thấy, Trường THPT chuyên Nguyễn Huệ có số lượng thí sinh đăng ký đông nhất là 2.606 học sinh, tiếp đó là THPT Chu Văn An với 2.406 học sinh, THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam là 2.322 học sinh, THPT Tây Sơn là 803 học sinh.

Trong đó, nếu tính theo tỷ lệ "chọi", Trường THPT Chu Văn An có tỷ lệ "chọi" cao nhất 1/6,9; THPT chuyên Nguyễn Huệ tỷ lệ "chọi" 1/4,9; THPT chuyên Hà Nội-Amsterdam tỷ lệ 1/3,9 còn THPT Sơn Tây 1 "chọi" 2,5. Để được dự tuyển vào các trường chuyên của Hà Nội, học sinh phải đạt điều kiện xếp loại hạnh kiểm, học lực cả năm học các lớp cấp THCS đạt khá trở lên, xếp loại tốt nghiệp THCS đạt khá trở lên.

Trong khi đó, cơ hội vào trường chuyên tại Hà Nội không chỉ học sinh Thủ đô mà cả nước có thể tham dự kỳ tuyển sinh vào lớp 10 chuyên của các trường đại học. Tuy nhiên, cũng giống như các năm học trước, thí sinh đăng ký dự tuyển vào các trường này luôn có sức hút đông đảo học sinh tham dự. Năm nay, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm nhận 4.860 hồ sơ đăng ký dự thi vào lớp 10 chuyên trong khi chỉ tiêu là 305. Trong 7 lớp chuyên, lớp tiếng Anh có tỷ lệ chọi cao nhất, 1/29,25 thí sinh. Trường THPT chuyên Ngoại ngữ nhận được 3.962 hồ sơ đăng ký dự vào lớp 10 năm nay trong khi chỉ có 475 chỉ tiêu.

Kỳ thi vào 10 THPT, đặc biệt là ở các trường chuyên, lớp chuyên tại Hà Nội luôn được dự báo là căng thẳng hơn cả thi đại học, bởi nhiều trường chỉ tiêu ít nhưng có số lượng lớn thí sinh dự thi. Trong đó, đều là những học sinh có học lực khá - giỏi tham dự nên nhiều phụ huynh, học sinh khá căng thẳng để ôn tập, dự thi. "Con vào được lớp 10 trường chuyên là mong muốn của gia đình, nên cũng đã sớm chuẩn bị từ trước để học và ôn tập. Biết là cạnh tranh gắt gao, song chỉ biết cố gắng. Nếu không đỗ, vẫn còn cơ hội ở các trường công lập hệ không chuyên", phụ huynh Nguyễn Thu Hương (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ.

Cạnh tranh quyết liệt giành vé

Theo chia sẻ của một số giáo viên THPT tại Hà Nội, nhiều năm nay, học sinh thường căn cứ vào tỷ lệ "chọi" để quyết định có thay đổi nguyện vọng hay không. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một trong những thông tin học sinh cần tham khảo vì thực tế, những trường vốn có điểm chuẩn "top" đầu, dù tỷ lệ chọi không quá cao nhưng không vì thế mà cuộc chạy đua vào trường giảm căng thẳng. Nguyên nhân là những học sinh phải thực sự giỏi, được giáo viên tư vấn mới đủ tự tin để đăng ký dự thi vào những trường top đầu, trường chuyên.

Vì vậy, cuộc "đua" giữa những học sinh giỏi, tuy nhìn về số lượng có thể là không cao, song rất áp lực bởi chất lượng của những người dự thi. Đơn cử, Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, dù không phải là trường có số lượng thí sinh dự thi đông nhất, nhưng điểm thi và tính cạnh tranh luôn cao nhất. Để dự thi vào trường, trong suốt những năm học THCS, học sinh có sự chuẩn bị, ôn tập, thậm chí ôn thi từ khá sớm. Chất lượng học sinh "đầu vào" cao cũng là lý do trường thành công ở các cuộc thi học sinh giỏi trong nước, quốc tế, số lượng giải áp đảo so với các trường chuyên khác

Chỉ ra nhu cầu thực tế của phụ huynh, học sinh với mong muốn vào các Trường THPT chuyên, thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) cho biết, phụ huynh nào cũng mong muốn con vào học trường THPT có đội ngũ giáo viên tốt, cơ sở vật chất tốt, trường nổi tiếng để có cơ hội phát triển, những yếu tố này thường nổi trội ở các trường chuyên. Do đó, trước hết đó là một mong muốn hoàn toàn chính đáng mà bất kể phụ huynh nào cũng đặt ra khi con đi học phổ thông.

"Dù là mong muốn tốt đẹp, tuy nhiên nếu không thực sự là ngôi trường mà học sinh yêu thích, phù hợp với năng lực cũng sẽ tạo ra hệ lụy. Phụ huynh hãy tìm hiểu năng lực thật sự của con và cả nguyện vọng của con nữa, con đang học thế nào, thích ngôi trường nào... Nếu quá kỳ vọng mà con thi chẳng may không đỗ, sẽ bị áp lực, thậm chí trầm cảm... Hiện nay, nhiều trường có cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên không có sự chênh lệch nhiều, trong đó có các trường ngoài công lập chất lượng cũng rất tốt. Theo tôi thấy, đâu phải những người trưởng thành, thành công là từ các trường chuyên đâu? Vì thế, học trường nào mà phù hợp, con thấy hạnh phúc là được", thầy Bình đưa ra lời khuyên.

Sở GD&ĐT Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng kí vào lớp 10 không chuyên của từng trường THPT. Trong đó, tổng số học sinh đăng ký dự thi (kể cả tuyển thẳng) là 88.928 thí sinh, nhưng tổng chỉ tiêu chỉ là 64.200 thí sinh. Có 88.928 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 và 85.835 thí sinh đăng ký nguyện vọng 2. Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 công lập không chuyên tại Hà Nội diễn ra vào ngày 17 và 18/7, với 3 bài thi gồm: Ngữ văn, Ngoại ngữ và Toán. Nếu học sinh có nguyện vọng dự thi vào lớp 10 chuyên, ngoài việc dự thi các môn nói trên thì phải dự thi thêm các bài thi môn chuyên vào chiều 18/7 và sáng ngày 19/7.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Thiếu gia Minh Đạt: "Với tôi, một đời này vẫn chưa đủ để yêu Midu"
23:23:08 30/06/2024
Quang Lê thon gọn đến bất ngờ, Trương Ngọc Ánh xinh đẹp bên con gái
22:31:20 30/06/2024
Quang Lê vừa hát xong, bị một nam ca sĩ chỉ tay vào mặt dọa: "Ai cho mày hát bài của tao?"
06:12:33 01/07/2024
"Chồng hụt" công khai bạn gái, Dương Mịch bỗng bị réo gọi vì scandal m.áu l.ạnh "đá" tình cũ
23:18:41 30/06/2024
Lớn tiếng với Tuấn Hưng, Tự Long thừa nhận 't.uổi cao, dễ cáu gắt, hay dỗi'
22:07:26 30/06/2024
Loạt sao Hàn biến mất khỏi làng giải trí sau scandal: Đáng tiếc nhất là Kim Hyun Joong
22:37:31 30/06/2024
Mai Phương Thuý sốt cao sau khi dự đám cưới Midu và chồng doanh nhân
22:28:10 30/06/2024
NSƯT Chí Trung hạnh phúc thông báo tin vui
22:25:16 30/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Từ khi chơi với 'hội bỏ chồng', vợ nhìn tôi bằng nửa con mắt

Góc tâm tình

07:30:30 01/07/2024
Vợ tôi trước đây hết lòng hy sinh cho chồng con, nhưng từ khi chơi thân với hội chị em bỏ chồng ở lớp yoga thì trở nên tự do quá trớn, không coi chồng ra gì.

Cách giúp trẻ giảm sổ mũi tại nhà hiệu quả

Sức khỏe

07:25:00 01/07/2024
Khi thời tiết diễn biến nắng mưa thất thường khiến trẻ thường xuyên sổ mũi cha mẹ cần thực hiện các biện pháp để giúp trẻ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp nói chung và sổ mũi nói riêng.

Lisa bị NTK Trung Quốc chỉ mặt vì đạo nhái trang phục, còn mượn ý tưởng làm MV?

Sao châu á

07:23:06 01/07/2024
Không cần bàn cãi, Rockstar của Lisa chính là sản phẩm âm nhạc đang được quan tâm nhất thế giới. Sự trở lại của Lisa dưới trướng công ty riêng LLOUD nhận được nhiều sự khen ngợi từ khán giả.

Hari Won vũ đạo lép vế vẫn làm giám khảo gameshow lớn, CĐM tranh cãi gay gắt?

Sao việt

07:22:01 01/07/2024
Ngay khi Street Woman Fighter công khai dàn ban giám khảo, bà xã Trấn Thành bất ngờ nhận làn sóng chỉ trích lớn từ netizen, cho rằng cô không đủ trình để ngồi ghế nóng, vì vũ điệu của Hari Won vốn lép vế hơn so với Diệp Lâm Anh và Woota...

Phanh Nè được tìm thấy nghi là dàn dựng, Hùng Didu bị cho là diễn giỏi, dọa CĐM

Netizen

06:46:53 01/07/2024
Sự việc Phanh Nè được tìm thấy sau nhiều ngày mất tích, liên quan đến ồn ào bị một tài khoản tiktok đào bới quá khứ, tố là có vết nhơ cặp kè với nhiều người. Thì mới đây, cô đã được công khai tìm thấy, trong tình trạng kiệt sức phải nhậ...

Gợi ý 3 cách làm cánh gà chiên giòn ngon, đủ vị, chuẩn công thức nhà hàng

Ẩm thực

06:35:48 01/07/2024
Cánh gà luôn là một lựa chọn hàng đầu trong danh sách nguyên liệu của các bà nội trợ. Với chỉ vài chiếc cánh gà, họ có thể sáng tạo ra nhiều món ăn ngon và dinh dưỡng cho cả gia đình

Rain, Song Kang, Hứa Quang Hán 'đổ bộ' truyền hình Hàn tháng 7

Phim châu á

06:34:28 01/07/2024
Tháng 7 năm nay, nhiều phim truyền hình Hàn Quốc có sự tham gia của loạt nam thần Rain, Song Kang, Hứa Quang Hán, Lee Do Hyun, Chae Jong Hyeop... lên sóng.

Cặp sao Việt lệch 11 t.uổi vẫn được khen đẹp đôi, nhà gái là mỹ nhân từng gây bão MXH vì mặt mộc trong veo

Hậu trường phim

06:33:47 01/07/2024
Trên phim vào vai vợ chồng rất đẹp đôi trong mắt tất cả mọi người nhưng thực tế ngoài đời, Tiến Lộc hơn Bích Ngọc tới 11 t.uổi.

Lý do không thể bỏ lỡ siêu phẩm kinh dị 'Vùng đất câm lặng: Ngày một'?

Phim âu mỹ

06:32:40 01/07/2024
Thành phố New York bị tấn công bởi một kẻ thù nguy hiểm, vô danh chuyên săn lùng bằng âm thanh và g.iết chóc một cách tàn nhẫn trong Vùng đất câm lặng: Ngày một (tựa gốc: A quiet place: Day one).

HYBE lại tự làm xấu mặt mình: Ăn cắp cả tên gọi lẫn thiết kế cho nhóm nữ "ảo", thiết lập nhân vật như cosplay thành viên aespa

Nhạc quốc tế

06:14:04 01/07/2024
Vừa qua, HYBE thông báo ra mắt nhóm nữ theo mô hình virtual idol có tên SYNDI8. Đây là bước đi tiếp cận thị trường sản xuất nhóm nhạc AI của tập đoàn giải trí mới nổi.

Cụ bà 90 t.uổi nhưng khuôn mặt rất ít nếp nhăn, bí quyết đến từ 1 thói quen chống nắng mọi cô gái trẻ đều phải học theo

Làm đẹp

06:12:29 01/07/2024
Càng lớn t.uổi thì nếp nhăn sẽ càng tăng sinh, nhưng cụ bà 90 t.uổi này hầu như có rất ít nếp nhăn nhờ 1 việc cụ luôn làm trước khi ra đường.