Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí khiến giáo viên bất ngờ
Đề thi HSG môn Địa lí tại TP.HCM khiến giáo viên bất ngờ khi một số câu hỏi ở lớp 9 và lớp 12 có sự tương đồng.
Sáng 17-3, Sở GD&ĐT TP.HCM tổ chức kỳ thi học sinh giỏi lớp 9, lớp 12 cấp TP. Kỳ thi gồm rất nhiều môn, trong đó có môn Địa lí.
Đề thi môn Địa lí được giáo viên đánh giá cao vì mang tính thời sự, có tính giáo dục cao, tăng cường kỹ năng sử dụng bản đồ.
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 9. Ảnh: KH
Đề thi học sinh giỏi môn Địa lí lớp 12. Ảnh: KH
Giáo viên phát hiện trong đề thi lớp 9 và lớp 12 có nhiều điểm tương đồng trong một số câu hỏi. Họ đặt câu hỏi không biết là sự vô tình hay chủ ý của người ra đề.
Một điều cũng đáng lưu ý, trong đề thi lớp 9 có sai sót về số liệu. Điều này khiến giáo viên băn khoăn liệu có ảnh hưởng đến thí sinh.
Video đang HOT
Để giải đáp vấn đề trên, Báo Pháp luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi ngắn với ông Mai Phú Thanh, chuyên viên môn Địa lí, phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT TP.HCM.
. Phóng viên: Nhiều giáo viên cho rằng đề thi học sinh giỏi lớp 9 và lớp 12 có 2 câu hỏi trùng khớp với nhau, chỉ khác ở việc sử dụng tập bản đồ địa lí. Sự trùng hợp này là ngẫu nhiên hay có chủ đích? Đáp án liệu có giống nhau?
Ông Mai Phú Thanh: Vấn đề giáo viên băn khoăn là chính xác. Câu 3 của đề địa lí lớp 12 giống với câu 4 của đề địa lí lớp 9 chỉ khác việc sử dụng tập bản đồ địa lý.
Cụ thể, đề thi lớp 12: ” Dựa vào tập bản đồ Địa lí lớp 12 hoặc tập bản đồ Đông Nam Bộ, em hãy trình bày sự phân bố công nghiệp và nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ. Trình bày các ngành công nghiệp TP.HCM “. Còn đề thi lớp 9: ” Dựa vào tập bản đồ Địa lí lớp 9 hoặc tập bản đồ Đông Nam Á, em hãy trình bày sự phân bố công nghiệp và nông nghiệp vùng Đông Nam Bộ. Trình bày các ngành công nghiệp TP.HCM”.
Đề giống nhau nhưng đáp án sẽ khác nhau. Bởi thứ nhất, nội dung vùng Đông Nam Bộ của hai tập bản đồ khác nhau. Có những nội dung phân bố công nghiệp và nông nghiệp tập bản đồ lớp 9 có, lớp 12 không có và ngược lại.
Thứ hai, trong quá trình ôn thi học sinh giỏi về vùng Đông Nam Bộ nội dung rèn luyện kiến thức kĩ năng của học sinh khác nhau. Đối với lớp 12 đó là hướng lý luận ưu thế, còn lớp 9 là kỹ năng ưu thế.
Trong sách giáo khoa lớp 9 phần Đông Nam Bộ có bảng tổng hợp phân bố nông nghiệp theo tỉnh làm mẫu nhưng trong sách giáo khoa lớp 12 không có sự phân bố thành bảng như vậy. Vì thế, học sinh lớp 9 khi làm câu hỏi này sẽ dễ hơn học sinh lớp 12. Bởi học sinh 12 quen học ôn tập theo hệ thống kiến thức có sẵn nên khi yêu cầu chỉ sử dụng kỹ năng Atlat sẽ khó hơn lớp 9. Đây là cơ hội đánh giá lại kết quả học qua Atlas của thí sinh lớp 12.
Từ trước đến nay chưa bao giờ có điều kiện so sánh giữa kết quả học tập nội dung đề thi lớp 9 và lớp 12. Vì thông thường, lớp 12 thi trước, lớp 9 thi sau. Không thể hỏi cùng một nội dung đề thi lớp 12 với đề lớp 9. Do đó, đây là lần duy nhất trong lịch sử, vì phòng tránh Covid, hai khối thi cùng 1 lượt, có dịp để so sánh, đối chiếu nội dung giống nhau giữa đề thi của 2 khối.
. Một điều thú vị giáo viên phát hiện ra cả hai đề thi đều nói về đồng bằng Sông Cửu Long nhưng cách giải quyết vấn đề khác nhau. Mục đích của câu hỏi này là như thế nào, thưa thầy?
Hiện nay đối với bậc THPT, Địa lí có thể hiện tích hợp môn Giáo dục công dân trong đó đề cập đến đường lối chính sách của Đảng thúc đẩy đến sự phát triển kinh tế.
Về lý thuyết là như thế nhưng thực tế học sinh khó có thể hiểu được đường lối đó thúc đẩy kinh tế như thế nào. Chính vì thế, đề thi đã đưa Nghị quyết “thuận thiên” vào để giúp học sinh lớp 12 hiểu rõ được đường lối của Đảng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế ra sao.
Trong khi đó đối với học sinh lớp 9, từ trước đến nay các em chỉ biết sống chung với lũ chứ không hiểu rõ lũ mang lại nguồn lợi kinh tế gì. Vì thế, câu hỏi này sẽ giúp các em nắm rõ hơn tại sao nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long lựa chọn sống chung với lũ.
. Trong đề thi có một phần sai sót về số liệu. Cụ thể ở câu 3 đề lớp 9 nêu dựạ vào bảng số liệu “trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế nước ta (2010-2019)” nhưng bảng số liệu chỉ có từ năm 2015-2019. Hơn nữa trong phần b yêu cầu học sinh nhận xét và giải thích sự thay đổi trị giá xuất khẩu và sự thay đổi cơ cấu trị giá xuất khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2010-2019. Ông giải thích sao về vấn đề này?
Đề thi dự kiến ban đầu có số liệu năm 2010 ở khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong quá trình làm đáp án tôi nhận thấy với phần số liệu trên, yêu cầu đề rất cao và học sinh khó có thể làm tốt. Vì thế để giảm nhẹ yêu cầu đề, trong đề thi chính thức tôi đã bỏ phần số liệu 2010, chỉ còn số liệu từ năm 2015 đến 2019. Tuy nhiên, tôi lại quên sửa số liệu ở phần câu dẫn cũng như phần b của câu hỏi.
Việc sai sót như trên sẽ phần nào ảnh hưởng đến thí sinh. Trong quá trình thí sinh làm bài, khi nghe các Hội đồng phản ánh, tôi đã hướng dẫn điều chỉnh lại giai đoạn 2010-2019 thành giai đoạn 2015-2019.
Để đảm bảo quyền lợi thí sinh, đáp án cân nhắc phần ảnh hưởng đến nhận xét của thí sinh và cho thí sinh được hưởng phần nhận xét là 0,5 điểm.
. Muốn làm tốt đề thi này, theo ông, học sinh cần những kỹ năng gì?
Đề thi năm nay khác với những năm trước do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nếu những năm trước, học sinh đến trường thì tỷ lệ Atlat không nặng phần đọc mà nặng phần giải thích. Tuy nhiên, năm nay do dịch, học sinh học trên internet trong một thời gian vì thế đề thi chỉ yêu cầu các em đọc và kỹ năng so sánh.
Muốn làm tốt đề này, học sinh phải có kỹ năng đọc tốt bản đồ, biết cách đọc bản đồ và giải quyết các câu hỏi so sánh, đối chiếu và tổng hợp. Tôi tin thí sinh làm tốt các yêu cầu của đề thi và các em sẽ tự tin vận dụng kiến thức kĩ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống và sản xuất, thật sự là học sinh giỏi môn Địa lí.
. Xin cảm ơn ông!
Chia sẻ kinh nghiệm phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi ở một tỉnh miền núi
Ngày 16/3, Hôi thao Nâng cao chất lượng công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS, THPT, được tổ chức trực tuyến ở 9 điểm cầu huyện, thị, thành phố tại Yên Bái.
Các đại biểu tại điểm cầu TP Yên Bái
Đây được coi như một "Hội nghị Diên Hồng" về phát hiện bồi dưỡng HS giỏi tỉnh Yên Bái với đầy đủ các cấp lãnh đạo Sở GD&ĐT, Hội khuyến học, các phòng GD&ĐT, các trường THPT, THCS và đặc biệt là những giáo viên đang trực tiếp đứng lớp bồi dưỡng học sinh giỏi. Các thầy cô cùng đến để hiến kế, nghe về kinh nghiệm hay và phương pháp đúng trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp.
Giai đoạn 2015 - 2020, chất lượng giáo dục mũi nhọn của Yên Bái có nhiều chuyển biến tích cực. Yên Bái có 119 giải quốc gia, 2 giải quốc tế, 3.000 giải học sinh giỏi cấp tỉnh. Kết quả này thể hiện sự cố gắng rất lớn của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục; sự nỗ lực phấn đấu không ngừng trong học tập, rèn luyện của các em học sinh ở tất cả các cấp học.
Các hoạt động đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao chắt lượng dạy - học được đẩy mạnh triển khai. Các nhà trường đã đưa ra các biện pháp quản lý dạy học thiết thực, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá, thi học sinh giỏi các cấp; rà soát, phân loại đối tượng học sinh; tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên bồi dưỡng đội tuyển; đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng cho giáo viên, học sinh đạt thành tích cao tại các kỳ thi học sinh giỏi...
Đặc biệt trong đó là công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi có nhiều đổi mới. Các nhà trường đã tuyển chọn các học sinh có tố chất, năng khiếu để thành lập các lớp học sinh nguồn. Để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh, Sở GD&ĐT, Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành đã mời chuyên gia giỏi từ các trường đại học để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên sâu về bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia cho giáo viên Trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành và giáo viên cốt cán cấp tỉnh dạy đội tuyển.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế. Nhiều trường chưa tích cực, chưa phát huy hết tiềm năng của đội ngũ giáo viên trong bồi dưỡng học sinh giỏi; số lượng học sinh đạt giải quốc gia, khu vực và quốc tế còn ít, chưa bền vững, chưa đồng đều giữa các môn; việc gắn kết đổi mới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi với công tác đổi mới dạy và học còn hạn chế.
Tham luận tại Hội thảo, nhiều thầy cô giáo đã đã đưa ra ý kiến thiết thực, mang tính xây dựng cao, trong đó đặc biệt nhấn mạnh giữ vững và làm tốt phong trào dạy tốt - học tốt. Thầy cô và các nhà quản lý cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần phải có sự quan tâm của các cấp chính quyền và người dân, để cùng chung tay phát triển bồi dưỡng, gây dựng nên phong trào dạy tốt học tốt, hướng đến bồi dưỡng học sinh giỏi ở các địa phương.
Đề xuất tăng mức thưởng lên 10 - 20 lần cho học sinh, giáo viên đạt giải thưởng cao tại các kỳ thi Sở GD-ĐT TPHCM vừa có văn bản gửi UBND TP về đề xuất một số chính sách khen thưởng cho giáo viên, học sinh, học viên đạt giải trong các kỳ thi cấp TP, quốc gia, khu vực và quốc tế và giáo viên có thành tích đào tạo, bồi dưỡng học sinh, học viên đạt giải. Theo đó, sau 16 năm thực...