(Dân trí) – Khi sang thu, thời tiết trở lạnh thất thường sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc chứng liệt mặt. Do đó cần đặc biệt lưu ý và phòng tránh chứng bệnh nguy hiểm này.
Liệt mặt chính là liệt dây thần kinh số VII, thường gặp nhất là liệt mặt ngoại biên do thay đổi không khí lạnh đột ngột. Chứng bệnh này do mạch máu (bao gồm cả động mạch và tĩnh mạch) suy yếu, khi gặp gió lạnh, mạch dương minh và tĩnh mạch tiểu dương bị kích thích mạnh, gây cản trở kinh khí, từ đó làm suy nhược chức năng hoạt động của dây thần kinh quanh vùng mặt, huyết quản của thần kinh dinh dưỡng cục bộ bị co giật mạnh làm cho tổ chức thần kinh bị thiếu máu, sưng, ứ nước chỉ cần một áp lực nhỏ (gió lạnh) có thể dễ dàng mắc chứng liệt mặt.
70-80% trường hợp mắc bệnh thường tự khỏi sau khoảng 1-3 tháng nhưng một số trường hợp tiến triển xấu do điều trị không đúng cách gây biến chứng và di chứng như viêm loét giác mạc (do mắt không nhắm chặt được nên dễ bị gió bụi bẩn bám vào gây nhiễm trùng), co giật cơ mặt (do phục hồi thần kinh không hoàn toàn), hoặc co cứng nửa mặt (do thoái hóa dây thần kinh).
Triệu chứng lâm sàng của bệnh: không nhắm được mắt, méo miệng, chảy nước miếng, nước mắt, đau phía sau tai, nói cười khó khăn. Rõ nét nhất là mặt mất cân xứng: bên liệt trông như mặt nạ, các nếp nhăn, rãnh mũi tự nhiên bị mờ hoặc mất hẳn, miệng và nhân trung méo về bên lành. Đặc biệt, mắt bên liệt chỉ lộ phần lòng trắng do liệt cơ khép vòng mi khiến nhãn cầu bị đẩy lên.
Bệnh xảy ra ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi. Tuy nhiên thường gặp ở độ tuổi trung và thanh niên, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh này nhiều hơn so với nữ giới.
Các chuyên gia cho biết, chứng liệt mặt này không quá nguy hiểm đến tính mạng và cuộc sống thường nhật, tuy nhiên làm mất mỹ quan, khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc trên nét mặt. Do đó, không nên coi nhẹ việc phòng tránh căn bệnh này. Bệnh cần phải được phát hiện sớm để sớm điều trị, châm cứu đặc biệt có hiệu quả trong điều trị bệnh này.
Lời khuyên phòng ngừa bệnh:
- Cần lưu ý giữ ấm cho cơ thể khi giao mùa. Khi đi tàu xe hay tắm nên đóng cửa để tránh gió lùa.
- Khi có các triệu chứng như trên cần đến ngay bác sỹ chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán chính xác, tránh một số loại bệnh nguy hiểm khác cũng gây liệt mặt nghiêm trọng như: u não, tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não…
- Tốt nhất nên sử dụng phương pháp châm cứu kết hợp xoa bóp cơ mặt hàng ngày để điều trị bệnh.
- Khi ra ngoài cần mặc ấm, đeo khẩu trang, kính râm để tránh gió lùa. Khi đã mắc bệnh, cần tuyệt đối tránh gió, hàng ngày rửa mặt bằng dung dịch muối NaCl 9%o hoặc cloramphenicol 10,4 %.
Phạm Hằng
Tin mới nhất
5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc
06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.
Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết
05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.
Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này
20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.
Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao
19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
Những loại tỏi không nên mua
11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.
Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
11:03:26 18/11/2024
Xuất hiện sau 3 ngày tuổi. Viêm phổi sơ sinh muộn thường là nhiễm trùng bệnh viện và xảy ra thường nhất ở những trẻ sơ sinh được thông khí, mặc dù nhiễm khuẩn từ đường máu cũng có thể xảy ra.
5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng
07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.
Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn
15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...
Ghi nhận thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm ở tỉnh Bình Định
05:47:04 16/11/2024
Theo người nhà, lúc phát bệnh, ông T.V.T sốt cao, đau đầu, nhức mỏi toàn thân, ho nhiều, khò khè, người nhà tự mua thuốc điều trị (không rõ loại thuốc) nhưng không đỡ, sau đó mới đưa bệnh nhân nhập viện điều trị./.
Hội chứng mẫn cảm ở phụ nữ mang thai
05:45:07 16/11/2024
Khi mẹ bầu cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng của bố, chúng ta có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.
Người đàn ông nhập viện sau bữa cơm với loài hoa kịch độc
05:39:56 16/11/2024
Loại cây này thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, tất cả bộ phận của loài hoa này đều chứa độc tố, có thể gây ngộ độc cho người tiếp xúc.
Dấu hiệu chứng tỏ bạn nhiễm giun đường ruột
05:35:02 16/11/2024
Bạn có thể gặp các triệu chứng tiêu hóa như khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy nếu bạn bị ký sinh trùng đường ruột. Hầu hết trường hợp nhiễm giun đường ruột chỉ lây nhiễm nhẹ và dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc.