Đẻ mổ mẹ làm được 8 điều này sau sinh, lợi cho sức khỏe cả đời
Sau sinh mổ, mẹ nhất định phải đợi sau khi “ xì hơi” thành công mới được ăn.
Các mẹ có thói quen so sánh sinh thường và sinh mổ theo cách vui: Đằng nào cũng đau nhưng sinh thường là đau trước khi sinh, còn sinh mổ là đau sau sinh. Nhưng không chỉ đau, sinh mổ còn là một cuộc đại phẫu thuật mà những vấn đề hậu sản cần chú ý rất nhiều.
Dưới đây là danh sách 8 điều mẹ sinh mổ cần phải làm càng sớm càng tốt, tránh để lại những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng lâu dài:
Bước ra khỏi giường càng sớm càng tốt
Sau sinh mổ, tốc độ máu chảy chậm và dễ xảy ra huyết khối tĩnh mạch (tình trạng hình thành cục máu đông). Do đó các mẹ không nên nằm trên giường quá lâu sau khi sinh. Hãy tập trở mình trên giường sau sinh 24 giờ. Nếu cơ thể cho phép, sản phụ nên ra khỏi giường và đi lại chậm rãi, nhẹ nhàng sau khi rút ống thông tiểu.
Chỉ ăn sau khi đã “xì hơi”
Sau ca sinh mổ, các bác sĩ luôn dặn dò các mẹ chỉ được ăn nhẹ sau khi đã “xì hơi” để tránh bị dính ruột. Nếu khí đã được thải ra trơn tru, khả năng dính ruột tương đối nhỏ. Khi này, mẹ có thể ăn một chút cháo loãng và vẫn cần thiết phải tránh những món gây đầy hơi như nhiều dầu mỡ, đồ ăn khô.
Đi tiểu và đại tiện đúng lúc
Sau sinh, nhiều mẹ cảm thấy việc đi vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến vết thương, những cơn đau đến dữ dội hơn và không thể chịu đựng được. Nhưng việc nhịn đi vệ sinh sẽ gây hại lớn cho cơ thể. Thông thường sau sinh mổ, cần phải đi tiểu tiện trong vòng 6 tiếng để tránh hiện tượng bí tiểu. Đại tiện cũng nên đi theo nhu cầu của cơ thể, nếu không sẽ dễ bị táo bón và trĩ.
Chú ý đến lượng sản dịch
Video đang HOT
Các mẹ sinh mổ thường có nhiều sản dịch hơn so với sinh thường. Thông thường 10 ngày sau khi sinh, sản dịch sẽ chuyển dần từ màu đỏ sẫm sang vàng nhạt và chuyển sang màu trắng trong 4 ngày kế tiếp. Chậm nhất là 1 tháng sau sinh, sản dịch sẽ hết. Nếu vẫn còn sản dịch sau thời gian này, mẹ cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tìm ra nguyên nhân và khắc phục.
Ngăn ngừa nhiễm trùng vết mổ
Chăm sóc vết mổ sau sinh là công việc quan trọng hàng đầu đối với các mẹ. Vì vết thương nằm phía trong nên rất dễ bị nhiễm trùng chảy mủ. Vì vậy cần kiểm tra vết khâu hàng ngày xem có bất thường nào như sưng đỏ, đau nhiều… Nếu phát hiện ra bất kỳ dấu hiệu nào khác thường hoặc cảm thấy bất an, mẹ cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn, xử lý.
Tránh để nước vào vết mổ
Trước khi vết mổ lành, hãy cố gắng không để nước vương vào vết mổ để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Có thể lau người bằng khăn, gội đầu để nghỉ ngơi, thư giãn. Những việc này nếu có người nhà bên cạnh thì đừng ngại ngần chuyện nhờ vả.
Xoa bóp tử cung sau sinh
Chắc hẳn các mẹ sau sinh mổ đều từng trải qua việc ấn bụng. Đôi khi lực ấn của các y tá rất mạnh, khiến các mẹ cảm tưởng như không thể chịu đựng được. Tuy nhiên đây lại là một công việc quan trọng cần thực hiện, nhằm mục đích tăng cường co bóp tử cung, đào thải chất cặn bã, chống băng huyết.
Nằm nghiêng cho con bú
Với các mẹ sinh thường có thể cho con bú ngay sau khi sinh để kích thích sữa về nhưng nhiều mẹ sinh mổ lại e ngại việc này. Tuy nhiên, các bác sĩ sản khoa đã đưa ra lời khuyên rằng các mẹ sinh mổ cũng có thể bắt đầu cho con bú trong vòng 1-2 ngày sau sinh. Con có thể được hưởng dòng sữa non quý giá trong 72 giờ sau sinh và kích thích sữa già về sớm. Vì vậy hãy cho con bú mẹ hoàn toàn càng sớm càng tốt. Nếu sợ đau, mẹ có thể nằm nghiêng để cho con bú.
"4 sớm - 1 muộn" sau đẻ mổ: Mẹ nhất định phải nhớ để không nguy hiểm tính mạng
Sau khi mổ lấy thai thành công, mẹ bầu phải tuân thủ nguyên tắc "4 sớm 1 muộn" để không gây nguy hiểm cho tính mạng của mình.
Nhiều người lựa chọn phương pháp sinh mổ vì không muốn chịu những cơn đau đẻ được mô tả tương đương gãy 12 chiếc xương sườn. Nhưng cũng có nhiều bà bầu lại bắt buộc phải chọn phương pháp mổ lấy thai như biện pháp cuối cùng vì thai không đúng vị trí, thai quá to... Tuy nhiên, số đông đều cho rằng sinh mổ rất đơn giản và hoàn toàn có thể ngủ một giấc êm ái sau ca vượt cạn.
Trên thực tế, những người đã trải nghiệm sinh mổ đều hiểu rõ rằng sinh mổ đau đớn hơn nhiều so với tưởng tượng và không hề đơn giản hơn sinh thường. Sự hồi phục sau sinh mổ cũng chậm hơn nhiều lần so với sinh thường, đồng nghĩa với việc sản phụ phải chịu đựng nhiều ngày đau đớn hơn. Và ngay cả khi vết mổ có vẻ như đã lành sau một tháng, vết thương bên trong vẫn là một câu chuyện dài.
Sau sinh mổ, sản phụ cũng cần phải được theo dõi nghiêm ngặt theo nguyên tắc "4 sớm, 1 muộn" để đảm bảo việc hồi phục diễn ra bình thường. Nếu mẹ bầu lựa chọn sinh mổ, nhất quyết phải nắm được nguyên tắc này để không bị bỡ ngỡ trong lần đầu vượt cạn.
Sớm thứ nhất: Xì hơi
Sau khi mổ lấy thai hoàn tất, các bác sĩ sẽ hỏi xem sản phụ có muốn xì hơi hay không. Nếu sản phụ không xì hơi được trong thời gian dài, bác sĩ sẽ coi đó là vấn đề cần được đưa ra chỉ định khắc phục. Sau khi sinh, dưới tác động của thuốc và ổ bụng bị mở ra, nhu động ruột giảm mạnh thậm chí là ngừng hẳn, đường ruột ứ nhiều khí, dạ dày hoạt động yếu. Vì vậy nếu chưa xì hơi được, các mẹ không thể ăn gì vì sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày và gây nguy hiểm.
Bác sĩ cũng sẽ dặn dò sản phụ không được ăn hay uống gì trong vòng ít nhất 6 tiếng. Sau 6 tiếng, nếu vẫn chưa xì hơi, sản phụ có thể ăn một số thức ăn thúc đẩy quá trình đào thải ra ngoài, nhưng chỉ ăn một lượng rất nhỏ cháo, súp. Sau 8 tiếng tiếp theo, sản phụ có thể ăn uống bình thường nhưng tốt nhất vẫn là thức ăn dạng nước.
Ngoài ra, hãy chú ý ăn nhạt hết mức có thể, không nên ăn quá no. Khi ăn phải nhai kỹ, không nên ngấu nghiến, đặc biệt là trong tuần đầu sau sinh mổ.
Sớm thứ 2: Hoạt động
Sau khi hết thuốc tê và có thể co được chân, lúc này là gần 6 tiếng sau khi sinh mổ, sản phụ nên cho cơ thể chuyển động. Sản phụ có thể di chuyển từ đầu giường đến cuối giường, co duỗi chân tay và nhờ sự hỗ trợ từ người nhà. Nếu không hoạt động, vết thương sẽ rất đau. Mục đích của việc này giúp việc xì hơi nhanh và chống dính ruột. Vậy nên sản phụ hãy chịu khó vận động, dù sợ đau đi nữa.
Trong 24 giờ tiếp theo, hãy xuống giường và đi bộ nhẹ nhàng trong phòng, nhưng đừng quá nôn nóng. Sản phụ nên ngồi vào thành giường trước rồi mới đứng lên cho quen dần. Khi cảm thấy mình đã có thể đi lại, hãy để các thành viên trong gia đình hỗ trợ. Không nên nằm yên một chỗ và cũng không nên di chuyển quá sức.
Sớm thứ 3: Cho con bú
Nếu bạn muốn nuôi con bằng sữa mẹ, hãy bắt đầu cho con bú sớm nhất có thể. Bé sẽ bú sữa non của mẹ, sữa non đã có sẵn trong bầu vú mẹ, do đó, không cần chờ sữa về. Theo bản năng, bé sẽ biết bú sữa non của mẹ. Và nhận đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Sữa già sẽ
Lần đầu tiên cho con bú với các mẹ sinh mổ chắc chắn khó chịu và sẽ rất đau, thậm chí có thể bị ramáu, nhưng để có thể cho con bú được thì cần phải kiên trì và nỗ lực vượt qua những khó khăn ban đầu. Khi càng cho trẻ bú thường xuyên, sữa sẽ càng được kích thích và sản xuất nhiều hơn.
Sớm thứ 4: Đi tiểu
Khi sinh mổ, bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu, nhưng sau khi hết thuốc tê, bác sĩ sẽ rút ống thông tiểu. Nếu sau khi rút ống thông tiểu, sản phụ cảm thấy tình trạng của mình như bình thường là ổn. Nhưng nếu bạn bước vào nhà vệ sinh và muốn đi tiểu nhưng lại không thể tiểu được nghĩa là gặp vấn đề bí tiểu sau sinh mổ.
Vì vậy, sau khi rút ống dẫn nước tiểu, người mẹ phải cố gắng uống nước vừa đủ để bản thân có cảm giác muốn đi tiểu, từ đó mới đánh giá được trạng thái hồi phục. Nếu không được, mẹ cần nhờ sự trợ giúp từ bác sĩ.
1 muộn: Ăn uống
Sau khi sinh mổ, sản phụ không thể ăn hoặc thậm chí uống nước trong 6 giờ. Nếu không thể chịu đựng được việc kiêng cữ, hãy nhờ người nhà lau môi bằng tăm bông để giảm bớt cảm giác khó chịu.
Bởi nếu sản phụ ăn trong vòng 6 giờ sẽ bị cảm giác nôn ói và thậm chí ngạt thở, vì vậy sản phụ không thể ăn trong vòng 6 giờ sau khi sinh mổ. Điều kiêng kị này cần phải tuân thủ hàng đầu. Nếu không xì hơi được, bác sĩ sẽ chỉ định sản phụ nên ăn một chút thức ăn dạng lỏng như cháo, súp.
Với mọi sản phụ sinh mổ, những nguyên tắc "4 sớm và 1 muộn" luôn được theo dõi chặt chẽ và cần tuân thủ nghiêm ngặt. Bởi vậy, mẹ bầu nên nắm được trước khi bước vào cuộc vượt cạn để tránh sự bị động và cần biết mình sẽ phải trải qua những gì để bảo vệ sức khỏe bản thân.
4 vật dụng cần phải làm sạch thường xuyên vì có thể nhiễm phân Sau khi đại tiện, một thói quen không thể thiếu là phải rửa tay thật sạch. Nếu không rửa tay hoặc rửa tay không sạch thì phân vẫn có thể còn lưu lại trên tay và lây nhiễm vào những vật dụng chúng ta chạm vào. Để tiêu diệt hết vi khuẩn trong các vết phân ở đồ lót, các chuyên gia khuyến...