Dễ mang bệnh nếu uống nước trước khi đi ngủ
Nước đóng vai trò quan trọng cho cơ thể nhưng uống nước trước khi lên giường vẫn đang gây nhiều tranh cãi giữa các nhà khoa học.
Vào ban đêm, nếu bạn cảm thấy khát nên uống một chút nước, ngoài ra, giới chuyên gia chưa nhìn thấy lợi ích của việc uống nhiều nước trước khi lên giường ngủ.
Nhưng có một điều thấy rất rõ, uống nhiều nước sẽ gây tình trạng tiểu đêm.
Khi mọi người chìm trong giấc ngủ, cơ thể có xu hướng làm chậm các chức năng hoạt động của thận và giảm sản xuất nước tiểu. Điều này giúp làm giảm nhu cầu tiểu đêm để giấc ngủ không bị gián đoạn.
Bởi vì việc thức dậy nhiều lần để đi vệ sinh sẽ làm rút ngắn thời gian và làm giảm chất lượng giấc ngủ. Và khi giấc ngủ bị rối loạn vì chứng tiểu đêm tác động đáng kể đến chất lượng sống.
Trí nhớ, sự tập trung và tâm trạng của một người có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình trạng thiếu ngủ. Ngoài ra còn có nguy cơ mắc một loạt các bệnh như béo phì, tim mạch, tiểu đường và trầm cảm.
Để loại bỏ các tác hại này nên tránh uống nhiều nước vào tối khuya mà hãy uống nhiều nước hơn trước vài giờ khi đi ngủ. Ngoài ra trước khi ngủ nên tránh uống các loại nước gây lợi tiểu như: trà, cà phê, ca cao, nước ngọt.
Video đang HOT
Nhu cầu đi tiểu tăng lên do caffeine và rượu, chưa kể caffeine cũng có thể khiến mọi người khó đi vào giấc ngủ hơn.
Nhận biết bệnh thiếu máu cơ tim
Là một trong những bệnh lý tim mạch phổ biến, thiếu máu cơ tim dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, đe dọa tính mạng của người bệnh.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thoa, Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh trao đổi với phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh về bệnh này.
-Xin bác sĩ cho biết, dấu hiệu nào để nhận biết bị thiếu máu cơ tim?
Mạch vành là hệ thống mạch máu bao quanh tim, cung cấp máu giàu oxy nuôi dưỡng tim. Bệnh thiếu máu cơ tim (hay còn gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim) xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, khiến cho tim không tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho nhu cầu hoạt động co bóp tống máu.
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh tư vấn cho người nhà bệnh nhân về tình trạng bệnh tim của người bệnh.
Bệnh thiếu máu cơ tim biểu hiện ở 2 thể khác nhau. Với thể không bị đau ngực (còn gọi là bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng), hay gặp ở người bệnh đái tháo đường hoặc người cao tuổi có tiền sử mắc bệnh tim mạch. Khi mắc bệnh thiếu máu cơ tim thầm lặng, bệnh nhân không cảm thấy đau ngực và chỉ phát hiện bệnh khi chẩn đoán bằng điện tâm đồ. Người bệnh có nguy cơ cao tiến triển thành nhồi máu cơ tim có thể gây tử vong đột ngột hoặc dẫn đến suy tim nếu không được phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Còn với thể có đau ngực, ở giai đoạn đầu (đau thắt ngực ổn định), triệu chứng đau ngực chỉ xuất hiện khi lao động gắng sức, xúc động mạnh hoặc dưới thời tiết quá lạnh.
Giai đoạn sau, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau ngực ngay cả khi nghỉ ngơi, cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn, vị trí đau thường ở ngực trái vùng trước tim; có cảm giác khó chịu, nặng ngực, bị đè ép ở vùng sau xương ức lan tới hàm, cổ; đau vai trái và cánh tay trái; nhịp tim nhanh; khó thở khi vận động cơ thể; buồn nôn và nôn; đổ nhiều mồ hôi; mệt mỏi; giảm khả năng gắng sức; rối loạn giấc ngủ...
Tần suất các cơn đau thay đổi: Vài tuần, vài tháng, một lần hoặc vài lần trong ngày. Thời gian đau thường kéo dài vài giây tới vài phút (không quá 5 phút).
-Nguyên nhân nào gây thiếu máu cơ tim, thưa bác sĩ?
Tình trạng thiếu máu tại cơ tim xảy ra khi dòng máu di chuyển qua một hoặc nhiều nhánh động mạch vành của người bệnh bị hẹp một phần hoặc tắc nghẽn toàn bộ. Chức năng chính của hồng cầu trong máu là vận chuyển oxy đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể, bao gồm cả tim. Chính bởi lưu lượng máu đến tim bị suy giảm đã làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ tim.
Nguyên nhân chính khiến động mạch vành bị hẹp hay tắc nghẽn là do xơ vữa. Mảng xơ vữa được tạo thành chủ yếu từ cholesterol, tích tụ trên thành động mạch lâu dần theo thời gian làm cản trở sự lưu thông của dòng máu. Tuy nhiên, bệnh có thể xảy ra nhanh ngay lập tức khi động mạch vành bị tắc đột ngột (do cục máu đông gây nghẽn mạch) dẫn đến cơ tim bị thiếu máu đột ngột gọi là nhồi máu cơ tim có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Một nguyên nhân nữa gây thiếu máu cơ tim là do có sự co thắt tạm thời các cơ của động mạch vành làm suy giảm lưu lượng máu, thậm chí ngăn chặn dòng chảy của máu đến cung cấp oxy cho cơ tim. Tuy nhiên, co thắt động mạch vành không phải là nguyên nhân phổ biến.
Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch vành hay co thắt động mạch vành là do lối sống thiếu lành mạnh: Hút thuốc lá, thuốc lào, lối sống ít vận động, béo phì, ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ... hoặc mắc các bệnh mãn tính: Tăng huyết áp, tiểu đường, suy thận, Bệnh phổi mãn tính...
Kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân sau phẫu thuật tim tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Một số yếu tố khác như: Tuổi cao, giới tính, gia đình có tiền sử mắc bệnh, mắc hội chứng ngưng thở lúc ngủ, protein phản ứng C nhạy cảm cao, chất béo (lipid) trong máu cao, do tiền sản giật, do nghiện rượu hay mắc các bệnh tự miễn... cũng là yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch.
- Bệnh có phải phẫu thuật không, thưa bác sĩ?
Bệnh thiếu máu cơ tim lại rất nguy hiểm. Về lâu dài, bệnh có thể gây ra những biến chứng về tim khác như suy tim, rối loạn nhịp tim, đặc biệt là nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não (đột quỵ).
Hiện nay, bệnh thiếu máu cơ tim không thể chữa khỏi hoàn toàn. Vì thế, tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị để cải thiện triệu chứng và kiểm soát các yếu tố nguy cơ, ngăn ngừa các biến chứng khác. Phương pháp điều trị đầu tiên là thay đổi lối sống lành mạnh hơn và dùng thuốc điều trị lâu dài.
Trong trường hợp các phương pháp điều trị nội khoa không hiệu quả, các triệu trứng tăng nặng thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định các phương pháp can thiệp tim mạch như: Nong và đặt stent động mạch vành, phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành, kết hợp với dùng thuốc và thay đổi lối sống của người bệnh.
Để phòng bệnh cần loại bỏ các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim như đã nói trên. Cần luyện hoạt động thể chất, luyện tập thể thao thường xuyên. Tuy nhiên cần tránh vận động gắng sức, nhiệt độ quá lạnh, tâm lý căng thẳng kéo dài, sử dụng cocain,... cần có chế độ ăn uống khoa học, giảm muối và giảm cholesterol; tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại quả hạch.
-Xin cám ơn bác sĩ!
Nghiên cứu mới: Ăn những thực phẩm này giúp giảm huyết áp của bạn Danh sách những lợi ích sức khỏe của việc uống trà rất dài, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi nhấm nháp nhiều đồ uống này có thể giúp giảm huyết áp của bạn. Táo có chứa flavanols, giúp cho việc giảm huyết áp của bạn - ẢNH: SHUTTERSTOCK Trà, cũng như quả mọng, táo, lê và các loại thực phẩm khác,...