Để con tự quyết định chuyện học và cuộc đời là tiến bộ?
Mỗi lần nghe ai đo noi “để con tự quyết định” là minh thây co vân đê. Ban đầu thì tưởng đấy là dân chủ, hiện đại, tôn trọng con. Nhưng theo kinh nghiệm thì đo là phát ngôn cực kỳ thiêu trách nhiệm.
Chuẩn bị đến thời điểm học sinh lớp 12 phải chọn trường đại học, ngành học thì câu hỏi cha mẹ chọn hay để con quyết định luôn là vấn đề nóng hổi, không có đáp án chung thỏa đáng cho tất cả trường hợp.
Trước đây, nhiều cha mẹ tham gia rất sâu vào quá trình đưa ra quyết định của con, thậm chí còn lựa chọn thay con. Hiện nay, phần lớn cha mẹ ở thành thị lại có xu hướng: Phải tôn trọng, cho con tự quyết định. Quyền của con!
Mỗi lần nghe ai đo noi “để con tự quyết định” là tôi thây co vân đê. Ban đầu thì tưởng đấy là dân chủ, hiện đại, tôn trọng con. Nhưng theo kinh nghiệm thì đo là phát ngôn cực kỳ thiêu trách nhiệm.
Hoc sinh cân đươc cung câp đu thông tin trươc khi đưa ra quyêt đinh vê cuôc đơi – Anh minh hoa
Tôi có một đứa cháu gái, gia đinh khá giả và “hiện đại” nên cũng tôn trọng quyền quyết định chọn trường, chọn ngành đại học của con. Thế là năm thứ nhất cháu đi học chuyên ngành về máy tính ở Mỹ. Đến hết năm thứ hai, cháu cho rằng nghề này ở Mỹ có vẻ không được triển vọng, tươi sáng lắm, nên quyết định sang Thụy Sĩ học nganh nhà hàng khách sạn. Cha mẹ thương con cũng đồng ý. Được 1 năm, cháu chán ngành này và kết luận là cháu nên về Anh học ngành tâm lý học. Thế là trong 3 năm, cháu học ở 3 nước và tôi không biết đây có phải là quyết định cuối cùng của cháu ấy chưa.
Môt trương hơp khac, một bạn vì thích thiết kế va nghe theo lơi tư vân cư chon nganh theo sơ thich nên quyết tâm đi học ngành này tại một trường nổi tiếng ở Mỹ. Ban tốt nghiệp loại giỏi nhưng ở Mỹ xin việc không dễ nên về Việt Nam đi làm với mức lương rất bình thường.
Nếu cha mẹ co đọc thống kê thì sẽ biết ngành thiết kế và truyền thông (communication) được coi là những ngành mà cơ hội xin được việc thấp nhất. Và nếu như vậy thì họ đã có thể khuyên ban học thêm một ngành khác để đa dạng hóa kỹ năng của bạn ấy.
Co rât nhiêu trương hơp “tôn trong” quyêt đinh cua con một cách rât may moc, thiêu khoa hoc dẫn đến lỡ dở nhiều thứ. Cái mà phương Tây hay cổ suý cho việc để con tự quyết định phải là “đưa ra quyết định có thông tin” (making “informed” decision). Không phải là “tự quyết định” khi không được cung cấp đầy đủ thông tin.
Tôi luôn khuyến khích con tự ra quyết định để làm gì và học gì. Có điều, quan điểm của tôi là phải cung cấp đủ thông tin và dạy con phân tích cùng mình để đưa ra quyết định, chứ không thể dựa trên cảm tính và ý thích nhất thời được. Mọi quyết định cần được cân nhắc kỹ chứ không phải “dân chủ hay hiện đại” nửa mùa. Tốt nhất là tìm chuyên gia thực sự để hỏi han.
Nhiều khi con thích đi Úc chỉ vì thấy bạn bè sắp sang Úc, nhưng con lại không được giải thích là học ở Úc chưa chắc có lợi thế cạnh tranh về danh tiếng và chất lượng vơi nhiêu thi trương du hoc khac.
Chọn trường đại học, ngành học là bước ngoặt lớn quyết định tương lai sau này
Lúc tôi còn nhỏ, bố mẹ luôn đưa tôi đến gặp những người giỏi nhất mà các cụ có thể gặp mỗi khi tôi đưa quyết định quan trọng. Muốn học văn, bô cho đến gặp một ông bạn thân là nhà văn nổi tiếng. Và mình kết luận là đời văn chương… đói lắm.
Video đang HOT
Sau đo, noi thích học luật và ngoại thương, ông bà liên đưa đi thăm mấy cô chú trong ngành đã từng sống ở nước ngoài và mình thấy rất hay. Thích vào học trường THPT chuyên Amsterdam thì cho gặp ngay một thầy nổi tiếng kiểm tra xem có đủ năng lực học ở Amsterdam không?… Không bao giờ bố mẹ để tôi tự quyết định mà không tham khảo những người giỏi hơn các cụ trong lĩnh vực đó.
Không phai ngâu nhiên ma thống kê cho thây nhiều người giỏi thường có truyền thống “cha truyền, con nối”. Không phải là vì họ có gen sẵn. Mà vì họ được đào luyện và có đủ thông tin về ngành của họ từ khi còn bé.
Đến chúng ta, qua tuổi 40 nhiều khi còn không biết mình thích gì, muốn gì, vậy thì làm sao lại để một đứa trẻ 15-17 tuổi quyết định nếu các bạn ấy chưa từng trải nghiệm, chưa từng vấp, chưa từng được thông tin, phân tích về lựa chọn nghề nghiệp và cuộc đời?
Do vậy tôi cho răng đừng bao giờ để các con tự quyết định mà không đưa cho cac chau đủ thông tin, chia sẻ trải nghiệm và tư vấn từ những người giỏi (với các ý kiến khác nhau). Và đặc biệt nếu bố mẹ không biết nhiều về ngành con học/muốn làm thì đừng phó mặc cho con tự quyết. Bạn sẽ hại chúng. Đấy không phải là dân chủ hay hiện đại, đấy là vô trách nhiệm! Những đứa trẻ thành công khi lớn lên đều được cha mẹ sát cánh bên canh!
Ngành kỹ thuật, công nghệ đang là thời thượng của Việt Nam và thế giới
Những lĩnh vực có gắn với các từ khóa như số hóa, dữ liệu, thông minh và innovation (đổi mới sáng tạo)... đang là thời thượng của Việt Nam và thế giới.
Đó là chia sẻ của GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội với thí sinh trong mùa tuyển sinh đại học năm 2020, thí sinh cần lưu ý những điều gì khi chọn ngành học để đăng ký xét tuyển? Làm thế nào để chọn được trường đại học có chất lượng, ngành học phù hợp với năng lực bản thân?
Thưa GS, thí sinh năm nay như lạc vào "ma trận" ngành nghề, nhiều ngành các thí sinh không hiểu hết là vào học thế nào, ra trường làm việc ở đâu... Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy, nhiều năm quản lý đào tạo tuyển sinh của ĐH QGHN, Giáo sư có thể "mách nước" cho thí sinh chọn ngành học như thế nào không?
Việc chọn ngành, chọn trường đều là bài toán khó với không ít thí sinh cũng như phụ huynh. Các em sẽ phải đưa ra quyết định sẽ trường nào, ngành nào phù hợp với năng lực bản thân để theo học trong tương lai, cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp sẽ như thế nào?
Với kinh nghiệm của một nhà quản lý và nguyên tắc xét tuyển đại học những năm gần đây ( thí sinh được được ký nhiều nguyện vọng) và cũng là phụ huynh của 2 con, tôi có lời khuyên với các em: hãy chọn ngành các em yêu thích nhất (nguyện vọng 1), tiếp đó là ngành phù hợp với năng lực mỗi cá nhân (nguyện vọng 2) ở trường đại học mà các em thích và tin cậy nhất, và nên chọn từ 2-3 nguyện vọng dự phòng ở các trường tốp thấp hơn.
Để thí sinh hiểu rõ về ngành/chương trình đào tạo, ĐHQGHN đã xây dựng Cổng thông tin tuyển sinh ĐHCQ từ năm 2017 để hỗ trợ thí sinh, phụ huynh tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng nhất.
Vì vậy, với 133 ngành/chương trình đào tạo đại học chính quy thuộc các lĩnh vực khác nhau: Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội và nhân văn, Công nghệ - Kỹ thuật, Kinh tế - Luật, Y - Dược, Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên nhưng thí sinh có thể tìm hiểu về các ngành, các CTĐT của ĐHQGHN một cách dễ dàng.
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban Đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội
CNTT và ngoại ngữ là hành trang không thể thiếu với mỗi người trong thời đại CMCN 4.0
Theo GS, ngành học nào có lợi thế và việc làm hấp dẫn trong thời cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay?
Hiện nay, cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 với những đặc trưng cốt lõi nhất là CNTT, Tự động hóa và Trí tuệ nhân tạo, vì vậy, thí sinh chọn những ngành/lĩnh vực liên quan đến những lĩnh vực này, hoặc những lĩnh vực vệ tinh có liên quan trực tiếp với các yêu tố trên như điện tử, vật liệu mới, cơ điện tử, khoa học dữ liệu,... gắn với các từ khóa như số hóa, dữ liệu, thông minh và innovation (đổi mới sáng tạo) đang là thời thượng của Việt Nam và thế giới.
Các kết quả nghiên cứu khảo sát cho thấy Việt Nam có sự mất cân đối về cơ cấu nhân lực theo ngành nghề so với khu vực và thế giới. Tỷ lệ sinh viên các ngành kỹ thuật còn khá khiêm tốn so với những ngành khác. Vì vậy, trong thời gian tới, nhu cầu nhân lực trong những ngành kỹ thuật, công nghệ sẽ rất lớn và sinh viên ra trường dễ có việc làm.
Bên cạnh đó, các ngành học liên quan đến hạ tầng, như công nghệ xây dựng giao thông (gắn với thông minh và tăng trưởng xanh) thì cả Việt Nam và thế giới đều có nhu cầu rất cao về nguồn nhân lực trong những lĩnh vực này.
Giáo dục đại học trong thời đại CMCN là cuộc cách mạng có đặc trưng của giáo dục STEM và khai phóng, vì vậy, những ngành học liên quan đến STEM (trong KHTN, kỹ thuật, công nghệ) và khai phóng (liên quan đến các lĩnh vực KHXH, liên ngành) sẽ là những lĩnh vực rất có tương lai.
Thậm chí hiện nay ở Nhật Bản còn đã bắt đầu xây dựng xã hội 5.0., một xã hội của tương lai với quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thông minh trong CMCN 4.0, vì vậy, những ngành học về tâm lý, xã hội học, khu vực học, truyền thông,...
Các lĩnh vực Khoa học Xã hội và Nhân văn và những lĩnh vực kinh tế gắn với thương mại điện tử, vận hành nền kinh tế số và luật học, các lĩnh vực khoa học sức khỏe,...đương nhiên cũng sẽ là những lĩnh vực mà toàn cầu có nhu cầu rất cao trong thời gian tới.
Cuộc CMCN 4.0 mở ra rất nhiều cơ hội mới cho những sinh viên theo đuổi ước mơ khởi nghiệp. Giữa thời đại công nghệ phát triển và thay đổi nhanh chóng, các em cần hiểu rõ công việc, giá trị nghề nghiệp trong tương lai của mình, xu thế của thời đại để có những sự lựa chọn đúng đắn nhất, đồng thời có sự chuẩn bị tốt nhất về kiến thức, kỹ năng cho tương lai của mình.
CNTT và ngoại ngữ là hành trang không thể thiếu với mỗi người trong thời đại CMCN 4.0, và từ trải nghiệm của bản thân, tôi cho rằng nếu có một đam mê và sự kiên trì thì ngành nghề nào cũng có thể đem lại cho các bạn cơ hội và thành công.
Thưa GS, về xét tuyển đại học năm nay, ĐHQGHN có tới hơn 100 ngành nghề đào tạo, vậy thí sinh vào học có được lợi thế gì?
Như tôi đã nói ở trên, năm nay ĐHQGHN tuyển sinh với 10.420 chỉ tiêu cho 133 ngành/chương trình đào tạo. Số lượng các chương trình đào tạo ở ĐHQGHN vô cùng phong phú.
Với thế mạnh đa ngành, đa lĩnh vực, sinh viên vào ĐHQGHN sẽ được học bằng kép (học cùng lúc 2 chương trình đào tạo và được nhận 2 bằng đại học cùng lúc trong thời gian từ 4,5 - 5 năm), ví dụ sinh viên học hết năm thứ nhất ngành quan hệ quốc tế ở trường ĐH KHXHNV, có học lực từ khá trở lên có thể đăng ký học để lấy bằng Luật học ở Khoa Luật; hoặc sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng ở Trường ĐH Công nghệ có thể học để lấy bằng CNTT,....
Thí sinh vào học đại học tại các trường thành viên/khoa trực thuộc ĐHQGHN sẽ có nhiều cơ hội như: được đi trao đổi sinh viên từ 1-2 học kỳ tại các nước ASEAN, Nhật, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác (CH Séc, Hà Lan,..) hoặc được học bằng kép (học cùng lúc 2 chương trình đào tạo và được nhận 2 bằng đại học cùng lúc trong thời gian từ 4,5 - 5 năm), ví dụ sinh viên học ) hoặc được chuyển tiếp nghiên cứu sinh làm luận án TS ngay nếu SV tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc.
Các sinh viên của ĐHQGHN còn có cơ hội tham gia vào các nhóm nghiên cứu mạnh, được tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia các đề tài nghiên cứu cùng các GS hàng đầu của Việt Nam cũng như các GS đến từ nhiều trường ĐH nước ngoài (như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc,...); có cơ hội giao lưu với sinh viên nước ngoài đang học tại ĐHQGHN, cũng như tham gia các câu lạc bộ với nhiều hoạt động rất đa dạng và phong phú của đoàn thanh niên và hội sinh viên.
Việc chọn ngành nghề rất quan trọng với sự nghiệp và tương lai của các em sau này.
Hàng năm ĐH QGHN số lượng sinh viên ra trường có việc làm của ĐH QGHN đạt bao nhiêu % thưa GS? Tiêu chuẩn đầu ra của sinh viên ĐH QGHN như thế nào?
Tính trung bình mỗi năm, ĐHQGHN có gần 5.000 sinh viên tốt nghiệp các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau.
Mỗi lĩnh vực, tỉ lệ SVTN có việc làm cũng khác nhau, ví dụ: Khối sức khỏe (ngành Y khoa, ngành Dược học) tỉ lệ SVTN có việc làm đúng ngành là 100% ngay sau khi tốt nghiệp;
Các nhóm ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật, Khách sạn, Du lịch, Ngoại ngữ tỉ lệ SVTN có việc làm xấp xỉ 95 %; Các nhóm ngành khác có tỉ lệ thấp hơn một chút nhưng đều xấp xỉ 80%;
Chuẩn đầu ra của mỗi CTĐT là khác nhau nhưng tiêu chuẩn tối thiểu là sinh viên phải hoàn thành tối thiểu 120 tín chỉ đối với CTĐT chuẩn và tối thiểu 150 tín chỉ đối với các CTĐT tài năng, 180 tín chỉ đối với ngành Y khoa (không bao gồm ngoại ngữ và các kỹ năng bổ trợ, giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất);
Đồng thời đạt chuẩn ngoại ngữ bậc 3/6 theo Khung NLNN của Việt Nam hoặc các chứng chỉ quốc tế tương đương (đối với CTĐT chuẩn), bậc 4/6 đối với các CTĐT chất lượng cao, tài năng và bậc 5/6 đối với các CTĐT chuẩn quốc tế, tiên tiến.
Thí sinh suy nghĩ thật kỹ trước khi đăng ký xét tuyển đại học
GS có chia sẻ và lời khuyên gì với các thí sinh chuẩn bị đăng ký hồ sơ xét tuyển đại học?
Trước mắt, các em hãy giữ gìn sức khỏe và tập trung ôn tập thật tốt cho kỳ thi phía trước (được tổ chức vào ngày 9-10/8/2020 tới đây);
Việc chọn ngành nghề rất quan trọng với sự nghiệp và tương lai của các em sau này. Thí sinh hãy vào trang web của các trường đề tìm hiểu về ngành đào tạo mà mình định lựa chọn, về những thông tin cơ bản nhất như cơ hội việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp, chất lượng và uy tín của đội ngũ giảng viên, CSVC, các thành tích giảng dạy và nghiên cứu của Khoa/trường, các điều kiện CSVC và đảm bảo chất chất lượng,...
Uy tín của nhà trường cũng là một tham số rất quan trọng để lựa chọn. Các em hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi điền phiếu ĐKDT và ĐKXT và chọn ngành, chọn trường các em yêu thích, phù hợp với năng lực mỗi cá nhân và một vài phương án dự phòng ở những trường tốp thấp hơn.
Tuy nhiên, các em cũng không nên lo lắng quá, vì sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và các trường đại học thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn), các em được phép điều chỉnh nguyện vọng một lần (từ ngày 9-20/9/2020).
Chúc các sĩ tử thi tốt và chọn được ngành học yêu thích, trường đại học yêu thích. ĐHQGHN đang sẵn sàng đón chào các em!
Trân trọng cảm ơn GS!
Bí quyết học đại học Bước vào giảng đường đại học, nhiều sinh viên cứ nghĩ sẽ thảnh thơi hơn thời THPT và không ít người mang tâm thế học đại học như học... đại. Với phương thức và cách học khoa học, Nguyễn Minh Huy xuất sắc đạt cả 2 danh hiệu thủ khoa đầu vào và đầu ra của toàn trường - ẢNH: NVCC Mỗi năm,...