ĐBQH: Không thể vì lợi nhuận của một ai đó mà nâng giá sách giáo khoa
‘ Sách giáo khoa là mặt hàng thiết yếu cần phải quản lý, đảm bảo giá cả hợp lý không thể vì lợi nhuận của một ai đó mà nâng giá lên được’.
Ông Phan Viết Lượng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khẳng định như vậy khi trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội về vấn đề giá sách giáo khoa tăng cao.
Ông cho biết thêm, cách đây 3 năm, Ủy ban Văn hóa và Giáo dục đã giám sát và có ý kiến về việc này. ” Cần đẩy sớm tiến độ và trả lời dư luận, để lâu thì chuyện đúng hay sai đều tạo ra sự hoài nghi cho dư luận”, ông nói và nhấn mạnh phải giải quyết ngay vấn đề quản lý nhà nước về giá sách giáo khoa.
Theo ông, điều cốt lõi là quản lý giá sách giáo khoa sao cho chặt chẽ. Do đó, Nhà nước cần phải quản lý về giá, định giá, thậm chí hỗ trợ giá và đảm bảo công khai minh bạch.
Video đang HOT
ông Phan Viết Lượng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.
Về ý kiến của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giải thích tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội sáng 25/5: “Vật liệu tốt, chất liệu tốt, đầu tư công phu thì giá thành cao lên”, ông Phan Viết Lượng cho là đúng. “Nếu vật liệu tốt, in đẹp, cách làm công phu thì rõ ràng giá thành sách phải cao hơn trước”.
Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra là tuổi thọ của sản phẩm thế nào để lựa chọn vật liệu cho phù hợp.
“Nếu sách giáo khoa sử dụng cho nhiều năm thì chất liệu đương nhiên phải tốt, nhưng nếu sử dụng trong thời gian ngắn thì cần cân nhắc. Bên cạnh đó, người làm ra sản phẩm cũng phải tính đến vật liệu sao cho phù hợp để đảm bảo giá thành”, ông Lượng nói.
Bên cạnh đó còn cần phải xem sản phẩm có phù hợp với người sử dụng, phù hợp với điều kiện giáo dục hiện nay, phù hợp với tuổi thọ hay không.
Ông chia sẻ: “Nếu sách nặng quá thì các em mang đi mệt lắm. Sách cũng không được mờ quá, xấu quá. Quan trọng nhất là nội dung của sách và giá trị sử dụng. Nói chung tất cả phải tính toán phù hợp. Hiện con em nghèo vẫn còn nhiều, thực hành tiết kiệm vẫn phải đặt lên hàng đầu”.
Đề thi trắc nghiệm đối với môn Lịch sử không còn phù hợp, cần thay đổi
Có kiến nghị, cần có sự thay đổi trong cách biên soạn sách giáo khoa Lịch sử để giúp học sinh cũng như xã hội hiểu thêm về khoa học lịch sử và tư duy lịch sử.
Ngày 10/5, tại Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức tọa đàm tham vấn chuyên gia về "Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Môn Lịch sử" do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì.
Tham dự tọa đàm có đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương; lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thẩm định quốc gia môn Lịch sử; nhiều nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý giáo dục, đại diện các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục phổ thông...
Quang cảnh tọa đàm tham vấn chuyên gia về "Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018: Môn Lịch sử" (ảnh: Báo Đại biểu nhân dân)
Ngày 23/4/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông tin tới dư luận về môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề chưa được làm sáng tỏ, chưa thực sự thuyết phục đội ngũ những người làm công tác giáo dục lịch sử cũng như dư luận xã hội. Chính vì vậy, mục đích của cuộc tọa đàm nhằm trao đổi, thảo luận về chương trình môn Lịch sử nằm trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Thị Mai Hoa nhấn mạnh, những vấn đề liên quan đến môn Lịch sử không chỉ trong dịp này mà trong suốt thời gian qua cũng đã được bàn luận, với nhiều vấn đề đặt ra.
Tại tọa đàm, các ý kiến tập trung thảo luận về chương trình môn học Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông mới với tinh thần đổi mới và hội nhập; so sánh, đánh giá môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 với các chương trình giáo dục phổ thông trước đặc biệt là về những điểm nhấn, đổi mới về thời lượng, thiết kế chương trình...
Các đại biểu cũng đi sâu làm rõ một số nội dung: Quan điểm đưa môn Lịch sử trở thành môn học tự chọn (cơ sở khoa học, cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn), đặc biệt là đặt môn Lịch sử trong tương quan với các môn học khác, liên hệ với việc thiết kế chương trình môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông và việc dạy học môn Lịch sử ở một số nước trên thế giới, đề xuất giải pháp và kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan...
Cụ thể, nhiều chuyên gia kiến nghị, cần có sự thay đổi trong cách biên soạn sách giáo khoa Lịch sử để giúp học sinh cũng như xã hội hiểu thêm về khoa học lịch sử và quan trọng nhất là tư duy lịch sử. Trong đó, mỗi một bài học phải trình bày đủ cơ cấu lịch sử - văn hóa.
Bên cạnh đó, phương pháp giảng dạy cũng cần có sự thay đổi, chuyển từ dạy để thi sang áp dụng các chiến lược dạy học khác nhau để nâng cao hiệu quả học. Có ý kiến đề nghị, việc ra đề thi trắc nghiệm đối với môn Lịch sử không phù hợp, cần có thêm câu hỏi tự luận. Việc chọn môn thi cho kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông cũng cần có sự thay đổi.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Đề nghị quy định Lịch sử là môn học bắt buộc Tại báo cáo gửi UBTVQH, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nêu rõ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu ý kiến các tầng lớp nhân dân, đội ngũ chuyên gia lịch sử, các đại biểu Quốc hội, quy định môn học Lịch sử cấp Trung học Phổ thông trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là môn học...