Dạy Tin học bắt buộc tại các trường vùng khó: Khó khăn chồng chất

Theo dõi VGT trên

Theo lộ trình của CTGDPT 2018, từ năm học 2022 – 2023 triển khai môn Tin học bắt buộc với học sinh tiểu học từ lớp 3. Thời gian chuẩn bị không còn dài và nhiều khó khăn từ trường vùng khó.

Dạy Tin học bắt buộc tại các trường vùng khó: Khó khăn chồng chất - Hình 1

Điểm trường lẻ Bản Dầy thuộc Trường PTDTBT Tiểu học xã Ngọc Long. Ảnh: NTCC

Thiếu từ nhân lực, vật lực

Thầy Dương Văn Đông – Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học xã Ngọc Long (Yên Minh, Hà Giang) cho biết: Trường “trống” cả về phòng lớp học, máy móc và GV dạy môn Tin học.

Còn hơn 1 năm chuẩn bị cũng không khả quan bởi trường có 19 điểm lẻ thì 12 điểm có HS lớp 3 chưa được dồn về trường chính do cơ sở vật chất không đáp ứng đủ. Để dạy Tin học ở 12 điểm trường, dù có máy và GV cũng không có điện để sử dụng thiết bị dạy học.

Thầy Đông cũng chia sẻ: Nguồn tuyển GV Tin học hiện nay tại địa phương khá “cạn”, kinh phí tuyển dụng GV theo diện hợp đồng không được cấp mà việc xã hội hóa từ phụ huynh dân tộc, làm nương rẫy vô cùng khó khăn. Chính vì vậy, nhiều năm nay nhà trường chưa triển khai môn Tin học cho bất kỳ HS khối lớp nào từ 1 – 5.

Cô Vũ Thị Thanh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học thị trấn Hương Sơn (Huyện Phú Bình, Thái Nguyên) cũng cho biết: Trường đang triển khai môn Tin học cho HS từ khối 3. Nhưng ngay cả khi triển khai tạm thời thì nỗi lo dạy Tin học bắt buộc vào năm học sau nữa vẫn hiển hiện.

Nguyên nhân bởi GV dạy Tin học theo biên chế của trường hiện nay không có. GV đang dạy thuộc diện hợp đồng với thù lao không cao (5 triệu đồng/tháng). Lương thấp, việc lại nhiều, GV hoàn toàn có thể tìm đến nơi khác có thu nhập cao hơn.

“GV tin học hiện tại vẫn gắn bó với trường nhưng việc “giữ chân” được bao lâu? Có làm tiếp trong năm học tới không, trường không chắc chắn. Nguồn tuyển ít, kinh phí tuyển hạn chế, biên chế GV môn Tin học chưa có… việc triển khai Tin học bắt buộc với trường vùng khó vẫn là thách thức không nhỏ và thiếu tính bền vững khi phải xã hội hóa nhân lực, vật lực…” – cô Vũ Thị Thanh bày tỏ lo lắng.

Video đang HOT

Theo cô Trần Thị Hằng – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Ma Li Pho (Phong Thổ – Lai Châu), môn Tin học không thể triển khai nhiều năm nay vì trường thiếu cả GV lẫn thiết bị máy móc, phòng học chuyên dụng. Toàn trường chỉ có 2 bộ máy tính để phục vụ công tác văn phòng.

“Thời 4.0, học Tin với HS vô cùng cần thiết, nhưng vì không có điều kiện nên HS vẫn “mù” tin học. Việc có triển khai dạy học Tin học bắt buộc cho HS lớp 3 thời gian tới hay không vẫn trông chờ vào đầu tư của địa phương cả nhân lực lẫn vật lực. Về phía nhà trường “lực bất tòng tâm”…” – cô Hằng nói.

Ông Phạm Thanh Hải – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vân Hồ (Sơn La) cũng bày tỏ lo lắng cho lộ trình triển khai Tin học bắt buộc vào năm học 2022 – 2023 khi địa phương này đang thiếu nhân lực lẫn trang thiết bị máy móc và chưa có hướng tháo gỡ khả quan.

Dạy Tin học bắt buộc tại các trường vùng khó: Khó khăn chồng chất - Hình 2

Trường PTDTBT Tiểu học xã Ngọc Long (Yên Minh – Hà Giang). Ảnh: NTCC

Tháo gỡ cách nào?

Bắc Hà, một trong những huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Lào Cai, tuy nhiên ông Nguyễn Nam Chinh – Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bắc Hà cho biết, việc triển khai Tin học bắt buộc năm học 2022 – 2023 sẽ đúng kế hoạch.

Có được điều này bởi Bắc Hà có lộ trình chuẩn bị và lên phương án thực hiện hiệu quả. Huyện đã đầu tư cho 100% trường học trên địa bàn có phòng học Tin chuyên dụng. Trường nào chưa đủ GV Tin học, phòng GD&ĐT sẽ cử GV Tin học giỏi trường khác hỗ trợ đào tạo GV từ môn học khác kiêm nhiệm. Trường nào không đủ GV kiêm nhiệm sẽ luân phiên GV 2 trường gần nhau (2 trường chung 1 GV Tin học).

Thực tế cho thấy, việc bổ sung biên chế GV Tin học cho các trường tại nhiều địa phương là “bài toán” khó bởi ngành Giáo dục đang trong bối cảnh tinh giản biên chế. Mặt khác, không phải trường vùng khó nào cũng có thể dồn được 100% HS lớp 3 ở các điểm trường lẻ về trường chính học tập. Như vậy càng khó để có đủ nhân lực, vật lực triển khai môn Tin học ở tất cả điểm trường lẻ.

Tuy nhiên, lời giải cho bài toán đội ngũ môn Tin học vẫn có thể linh hoạt theo cách riêng và phụ thuộc vào thực tế địa phương. Ví như, trong quá trình “dồn điền đổi thửa” trường dôi dư lượng nhỏ GV có thể lựa chọn thầy cô có năng lực chuyên môn nhất định, nền tảng tin học cơ bản để cử đi đào tạo văn bằng 2.

Thầy Tạ Văn Kha – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Cán Tỷ (Quản Bạ – Hà Giang) khẳng định: GV được cử tham gia khóa đào tạo ngắn hạn chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu giảng dạy. Bởi các thầy cô đều còn trẻ, có nền tảng tin học, ngoại ngữ.

Mặt khác kiến thức tin học cho HS tiểu học chưa quá cao siêu so với năng lực của GV nên không đáng lo lắng. Ngoài ra, với sự phát triển của công nghệ thông tin, GV hoàn toàn có thể tự học, tự bồi dưỡng thêm kiến thức để nâng cao trình độ tin học…

Cô Vũ Thị Thanh cũng cho rằng: Dạy Tin học bắt buộc, các ban ngành chức năng cần có lộ trình đào tạo, tuyển dụng GV. Dù có lộ trình triển khai Tin học bắt buộc đã có nhưng các trường vẫn tuyển GV theo kiểu tự phát, cần đến đâu tuyển đến đó nên không chỉ bị động về nguồn tuyển và chất lượng GV được tuyển cũng khó bảo đảm…

Việc bổ sung hàng chục biên chế GV bộ môn Tin học thời gian còn lại không dễ dàng. Mặt khác, toàn huyện có 33 trường học với hơn 16.000 HS mà cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Tin học cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều trường tiểu học chưa có cả phòng máy tính. Đội ngũ GV môn Tin học tại huyện Vân Hồ thiếu trầm trọng về số lượng (có 3 GV) chứ chưa kể tới chất lượng… - ông Phạm Thanh Hải

Thiết bị phục vụ Chương trình SGK lớp 2 và lớp 6: Cần triển khai đồng bộ

Triển khai chương trình SGK lớp 2 và lớp 6 đồng nghĩa với yêu cầu về dụng cụ dạy học, cơ sở vật chất và đội ngũ tương ứng.

Thiết bị phục vụ Chương trình SGK lớp 2 và lớp 6: Cần triển khai đồng bộ - Hình 1

Học sinh Trường THCS Ngọc Tụ trong một giờ thực hành, sử dụng thiết bị.

Trong đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là mối quan tâm hàng đầu đối với các trường, địa phương khó khăn tại Kon Tum.

Giáo viên kiêm nhà thiết kế

Thầy Nguyễn Thành Long - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Lý Thường Kiệt (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, Kon Tum) cho biết: Năm học 2021 - 2022, trường có khoảng 80 em học sinh từ lớp 1 lên lớp 2. Năm học này, giáo viên và học sinh đã làm quen với chương trình mới nên sẽ không còn bỡ ngỡ. Tuy nhiên, trong số 80 học sinh chỉ có khoảng 25 em hưởng chế độ, chính sách và được cấp SGK. Nhà trường đang lên các phương án để hỗ trợ cho 55 em còn lại, bởi việc tự mua đối với gia đình các em khá khó khăn.

Cũng theo thầy Long, trường ở vùng sâu vùng xa nên thường xuyên được các cấp chính quyền quan tâm, hỗ trợ. Theo đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng được quan tâm, phân bổ trước khi thực hiện chương trình mới. Tuy nhiên, năm học vừa qua, mặc dù chương trình SGK lớp 1 đã triển khai, nhưng một thời gian sau thiết bị mới được phân bổ về, ảnh hưởng phần nào đến quá trình dạy và học.

Để ứng phó với tình trạng này, trong năm học 2021 - 2022, nếu chương trình SGK lớp 2 triển khai mà thiết bị chưa về, giáo viên sẽ sử dụng đồ dùng cũ để đáp ứng nhu cầu dạy học trước mắt.

Vị hiệu trưởng cho hay, đồ dùng dạy học sử dụng hơn chục năm nên đã xuống cấp và cũ đi nhiều. Do đó, những thiết bị, tranh ảnh... cần thiết hoặc không thể tận dụng được, giáo viên của trường sẽ chủ động làm để hỗ trợ các em trong quá trình học tập.

Tương tự, cô Hồ Thị Thuỳ Vân - Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Đắk Hà (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum) thông tin: Năm học 2020 - 2021, học sinh lớp 1 học tập chương trình mới. Do đó, năm học 2021 - 2022, nhà trường sẽ kế thừa những thuận lợi và rút kinh nghiệm từ những thiếu sót của năm học trước. Tuy nhiên, giáo viên trong trường đang lo lắng về việc "chương trình đi trước, thiết bị theo sau".

Theo cô Vân, chương trình SGK lớp 1 dạy được vài tháng thì trang thiết bị dạy học mới được bàn giao về trường. "Lo lắng năm học này sẽ giống như năm trước nên nhà trường cùng giáo viên lên phương án chuẩn bị trang thiết bị dạy học cho học sinh. Theo đó, với những tranh ảnh, bảng tính chục, trăm, nghìn... sử dụng cho chương trình lớp 2, giáo viên sẽ chủ động mua vật liệu về làm. Vào năm học mới, nếu thiết bị chưa kịp thời được trang bị, giáo viên sẽ sử dụng phục vụ công tác giảng dạy", cô Vân nói.

Thiết bị phục vụ Chương trình SGK lớp 2 và lớp 6: Cần triển khai đồng bộ - Hình 2

Trường Tiểu học xã Đắk Hà chủ động làm thiết bị phục vụ dạy học cho chương trình mới.

Mong thiết bị song hành với chương trình

"Nhà trường vẫn mong muốn danh mục thiết bị dạy học do Bộ GD&ĐT ban hành sẽ được địa phương trang bị kịp thời, song hành với chương trình SGK lớp 2. Tuy nhiên, để ứng phó trong tình huống xấu, nhà trường vẫn chuẩn bị các trang thiết bị đơn giản, do giáo viên tự "chế" để nâng cao kỹ năng thực hành cho học sinh. Tuy nhiên, hiệu quả của thiết bị do giáo viên làm không cao, thiếu độ chính xác...", cô Vân chia sẻ.

Năm học 2021 - 2022 là năm đầu tiên các học sinh lớp 6 của Trường THCS Ngọc Tụ (huyện Đăk Tô, Kon Tum) làm quen với Chương trình SGK mới. Thầy Hồ Quốc Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Tụ cho hay: Được sự quan tâm của các cấp chính quyền nên nhiều năm qua, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy, học... tương đối đầy đủ. Đối với trang thiết bị dạy học chương trình SGK mới, nhà trường cũng đã lập tờ trình xin tivi, máy tính, thiết bị thí nghiệm... để đáp ứng yêu cầu dạy và học.

Tuy nhiên, thầy Tuấn cũng không tránh khỏi lo lắng dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ mua sắm. Chương trình, SGK mới cần sự hỗ trợ nhiều của thiết bị trong quá trình giảng dạy. Nếu chương trình đi trước, thiết bị chưa kịp thời đáp ứng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Do đó, nhà trường đã lên phương án kêu gọi các mạnh thường quân, hỗ trợ SGK cho học sinh và thiết bị dạy học cần thiết. Theo thầy Tuấn vấn đề này khá khó khăn vì đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn túng thiếu. Hoạt động xã hội hóa lâu nay còn khiêm tốn. Đầu tư cho giáo dục vẫn trông chờ chủ yếu vào ngân sách địa phương, sự đóng góp, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của trường đang thiếu và cũ do đã sử dụng nhiều năm nay, do đó, khó đáp ứng yêu cầu Chương trình SGK mới. Vừa qua, nhà trường đã báo cáo đề xuất lên phòng GD&ĐT để xin hỗ trợ, nhằm đáp ứng việc dạy và học của chương trình mới. - Thầy Ngô Đình Hiền, Hiệu trưởng Trường THCS Lương Thế Vinh (Thị trấn Đăk Tô, Kon Tum)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lộ bí mật 2 chiếc túi Hermes bạch tạng Trương Mỹ Lan xin lại, chấn động thế giới
10:27:27 29/09/2024
MC Concert "Anh trai say hi" nhận bão phẫn nộ vì "ồn như cái chợ"
07:30:22 29/09/2024
NÓNG: Negav xin lỗi sau phát ngôn "Mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa"
06:05:54 29/09/2024
Công chúa tai tiếng nhất Tây Du Ký 1986 ngày càng trẻ đẹp sau 38 năm, vướng ồn ào bá.n dâ.m vẫn được cả showbiz kiêng nể
06:45:10 29/09/2024
Fan1 "Anh trai say hi" phẫn nộ vì bị phân biệt đối xử tại concert
07:06:03 29/09/2024
Kiểu túi Hermès bà Trương Mỹ Lan xin lại: Trên thế giới ai từng sở hữu?
08:04:34 29/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Tấm cũng dở như Cám
06:53:29 29/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Pokemon bất ngờ xuất hiện trong bài kiểm tra, câu hỏi về "thuyết tiến hóa" khiến game thủ chào thua

Mọt game

11:53:53 29/09/2024
Không có gì bí mật khi series Pokemon vẫn duy trì vị thế là một trong những thương hiệu quen thuộc trong suốt nhiều thập kỷ qua và trở thành niềm cảm hứng cho các nhà phát triển tạo ra không ít trò chơi thú vị.

Lisa nghi sắp rời BLACKPINK, sự nghiệp bỏ xa đồng đội, không còn chung đẳng cấp?

Sao châu á

11:41:19 29/09/2024
Sau 10 tháng kể từ khi ngừng hợp đồng cá nhân với YG Entertainment, Lisa có những bước tiến lớn trong sự nghiệp. Sau hơn 7 năm hoạt động, Lisa mới khai thác hết tiềm năng và thử sức với những lĩnh vực mới.

NSND Tự Long phá cách, hát ca khúc "Phai" theo phong cách mới

Tv show

11:31:24 29/09/2024
Tại sân khấu Công diễn 5 của Anh trai vượt ngàn chông gai 2024, ở tiết mục vocal, với ca khúc Phai , NSND Tự Long lại tiếp tục lột xác, đem lên sân khấu một hình ảnh hoàn toàn mới.

Công an hỗ trợ một phụ nữ lấy lại 320 triệu đồng chuyển khoản nhầm

Tin nổi bật

11:22:57 29/09/2024
Một phụ nữ ở Đắk Lắk chuyển khoản nhầm 320 triệu đồng đến tài khoản của một người ở Hưng Yên, được cơ quan công an hỗ trợ lấy lại tiề.n.

Mẫu nhí Alice Nguyễn catwalk thần sầu gây bấn loạn, hot rần rần màn nhảy múa

Sao việt

11:22:07 29/09/2024
Cô bé 13 tuổ.i được NTK Nguyễn Tùng Chinh chọn làm gương mặt mẫu nhí duy nhất mở màn cho BST À ơi tại đêm diễn thời trang tại Văn miếu Trấn Biên, Đồng Nai tối 25/9 vừa qua. Loạt khoảnh khắc model nhí sải bước khiến cõi mạng xôn xao.

TP.Thủ Đức: Đang bơi, tá hỏa phát hiện kỳ đà quý hiếm lặn dưới đáy hồ

Lạ vui

11:07:03 29/09/2024
Một người đàn ông nước ngoài đang bơi thì tá hỏa phát hiện một con kỳ đà 8 kg lặn dưới đáy hồ bơi ở P.Thảo Điền, TP.Thủ Đức (TP.HCM).

Một cặp đôi nổi tiếng MXH bỗng có "biến": Vợ livestream tố chồng vô tâm, tất cả thể hiện chỉ là "diễn"

Netizen

11:02:39 29/09/2024
Cô không kìm nén được xúc động, bật khóc nức nở tố sự vô tâm của chồng, khiến 90.000 người theo dõi trực tiếp vô cùng bất ngờ.

Amee nói hết nỗi lòng con gái khi yêu trong MV "Cuộc gọi lúc nửa đêm"

Nhạc việt

10:52:29 29/09/2024
Mới đây, Amee đã chính thức phát hành MV Cuộc gọi lúc nửa đêm với sự sáng tạo độc đáo về hình ảnh và ý tưởng thực hiện.

Tử vi 12 con giáp hôm nay 29/9: Ngọ công việc hanh thông, Mão tài lộc cải thiện

Trắc nghiệm

10:49:09 29/09/2024
Tham khảo tử vi 12 con giáp hôm nay 29/9/2024 các tuổ.i: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về vận trình sự nghiệp, tình yêu, tài lộc, sức khỏe.

Món ăn này vừa ngon lại bổ dưỡng, dễ làm mà bạn không cần phải nấu thêm cơm hay mì

Ẩm thực

10:45:32 29/09/2024
Món ăn này chỉ cần 3 nguyên liệu quen thuộc, cũng dễ chế biến và bạn có thể dùng như một bữa ăn mà không cần nấu cơm hay các món khác.

Rời xa Real Madrid là bão tố

Sao thể thao

10:42:45 29/09/2024
Raphael Varane và Casemiro là hai trường hợp tiêu biểu không thể tái hiện phong độ của mình sau khi rời CLB Hoàng gia Tây Ban Nha.