Tấm cũng dở như Cám
Nàng Tấm trong phim Cám quá vô dụng.
Sau hơn 1 tuần công chiếu với doanh thu vượt ngưỡng 60 tỷ, bộ phim điện ảnh Cám vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi gay gắt trên các nền tảng mạng xã hội. Khán giả không thực sự hài lòng với cách xây dựng tính cách nhân vật của biên kịch. Cả Tấm lẫn Cám đều để lại nhiều sự lấn cấn, từ diễn biến tâm lý, cách hành xử và kết cục của họ. Đặc biệt nhân vật Tấm, người tưởng đâu sẽ nhận trọn vẹn tình yêu từ khán giả thì hoá ra cũng chỉ là một nhân vật hời hợt với đầy những điểm đáng thất vọng.
Từ đầu đến cuối chỉ thấy… đẹp
Tương tự với cổ tích và mọi phiên bản Tấm Cám khác, Tấm ở phim điện ảnh Cám là cô gái đẹp người đẹp nết nhưng… chẳng làm được gì. Nếu Tấm trong truyện mỗi lần khóc sẽ được Bụt hiện lên giúp đỡ, lần nào b.ị giế.t hại cũng chuyển kiếp thành công thì Tấm trong phim quá nửa cuộc đời chỉ toàn ăn mặc xinh đẹp, thỉnh thoảng khóc trước mặt bố. Dù là người duy nhất trong nhà đứng về phía Cám nhưng thực tế thì sự “chọn phe” của Tấm không có ích lợi gì lắm. Từ bé đến lớn, trước sự phân biệt đối xử của bố và dì, Tấm phản kháng đầy yếu ớt, chẳng giúp đỡ được gì cho người em tội nghiệp.
Ngày nhỏ khi hai chị em cùng nhau đi bắt cá, Tấm giữ cả giỏ cá đầy rồi giải thích với cha rằng đó là cá của Cám. Dù thương em là thật nhưng một lời giải thích hời hợt không thể cứu Cám khỏi trận cơn thịnh nộ của mẹ cha. Lớn lên một chút, sau khi hai chị em gặp cướp, Cám bị đán.h thương tích khắp người, Tấm cũng chỉ có thể rưng rưng nước mắt xin cha cho em một ít thuố.c. Khi cha không đồng ý, Cám còn phải chịu thêm một cái tát từ mẹ, thứ Tấm làm được cũng chỉ là chảy thêm hai hàng nước mắt. Tấm thương em không ai có thể phủ nhận, cô cũng chưa bao giờ sợ hãi gương mặt dị dạng của Cám nhưng ngay cả với người thân, sự bảo vệ của Tấm dành cho Cám cũng không mấy mạnh mẽ. Cô chưa từng một lần dứt khoát đứng về phía em gái trước mặt mẹ cha. Cách hành xử của cô khiến thứ tình thân tốt đẹp, thiêng liêng trở nên hời hợt, như một thứ tình cảm “từ thiện” từ kẻ có trong tay mọi thứ dành cho người ở dưới đáy. Thậm chí nếu so sánh với Bờm (ở giai đoạn chưa lộ bộ mặt thật), thì Tấm còn không bảo vệ, chở che được cho Cám bằng tay đàn ông giả dối này.
Không thể nói tình cảm của Tấm dành cho Cám không đủ lớn, càng chẳng thể nói Tấm không lương thiện nhưng cô chưa từng dứt khoát với lựa chọn và cảm xúc của chính mình. Kết quả dù muốn nhưng cô chưa bao giờ bảo vệ được Cám. Sự xuất hiện một cách đầy hoàn hảo của Tấm chỉ là tấm gương oan nghiệt phản chiếu hình ảnh mà Cám luôn mong ước có được.
Những hành động khó hiểu và cái kết gây ức chế
Video đang HOT
Được xây dựng với hình ảnh một cô gái lương thiện, thông minh nhưng thực tế Tấm thường xuyên hành động một cách cảm tính và thiếu suy nghĩ. Khi Cám (đã bị quỷ nhập) chạm vào người Tấm và bị thương, Tấm không hề nhận thấy điểm khác lạ. Suốt những ngày sau đó, dù Cám rất xa lạ, không còn là người em lương thiện mình từng biết nhưng Tấm cũng không mảy may nghi ngờ, không hề giống một người chị thực lòng quan tâm đến em gái. Cô dường như cũng thực sự ý thức được tầm quan trọng của chiếc vòng mà cha đã trao cho mình cũng chẳng thèm nghi ngờ khi Cám rủ mình đi tắm ao lúc nửa đêm và liên tục có những lời nói lạ lùng. Sự thông minh, nhạy bén của Tấm đôi lúc dường như… không có.
Ngay cả khi đã biết Cám là quỷ, bị yêu cầu trèo cây hái cau, Tấm cũng thuận ý nghe lời. Cô thừa biết Cám không thể chạm vào mình nhưng vẫn làm theo những yêu cầu có thể gây tổn hại bản thân. Khán giả không thể lý giải nổi hành động này, thậm chí còn có những bình luận cho rằng Tấm chỉ nhận lời trèo cau để phim khai thác được tình tiết giống trong cổ tích. Nếu Tấm được xây dựng giống trong truyện, lương thiện và luôn được Bụt bảo bọc thì có lẽ khán giả sẽ bớt cảm thấy lấn cấn nhưng ở đây là dị bản, chúng ta cần một Tấm lương thiện nhưng nhạy bén và táo bạo hơn.
Và dĩ nhiên, với những chi tiết cho thấy sự “vô dụng” của Tấm, cái kết Tấm bị quỷ cướp đoạt thân xác cũng không khó hiểu lắm. Chỉ là khán giả vẫn không thể miễn cưỡng mà chấp nhận khoảnh khắc Tấm tháo chiếc vòng bảo vệ mình vì thấy quỷ biến thành hình hài của Cám ngày nhỏ. Vẫn biết Tấm thương em, vẫn biết đây là chi tiết nhân văn sau cùng của tác phẩm nhưng nó chỉ đẩy Tấm đến tận cùng của sự vô dụng.
“Cứu tôi, khúc Tấm tháo vòng là sao vậy trời? Chẳng thà làm cái kết khuôn mẫu, văn mẫu kiểu tình cảm chị em thức tỉnh Cám tôi còn miễn cưỡng chấp nhận.”, “Sau cả phim thì chỉ thấy Tấm rất khờ, không giúp ích được gì cho cả gia đình lẫn Cám”, “Từ Tấm đến Cám, nhân vật nào cũng dở, không hiểu thông điệp từ hai nhân vật này là gì?”, “Cho tôi vào làm Tấm 5 phút thôi là không có khúc quỷ tà.n sá.t cả làng rồi”,… - đây là những bình luận của khán giả trên MXH về nhân vật Tấm.
Phim Việt hot nhất hiện tại được khen đẹp đến từng khung hình, netizen nức nở "y hệt cổ tích luôn"
Khán giả đán.h giá cao sự chỉn chu, tỉ mỉ của ekip trong việc phục dựng, tái hiện hình ảnh Việt Nam xưa.
Sau quá trình quảng bá gây tò mò cho khán giả, cuối cùng phim điện ảnh Cám cũng chính thức phát hành và nhận được sự quan tâm cực kỳ lớn. Trong cuối tuần công chiếu đầu tiên, phim ghi nhận doanh thu cao và trở thành chủ đề nóng trên các nền tảng MXH. Đây là tác phẩm lấy cảm hứng từ truyện cổ tích Tấm Cám tuy nhiên từ tính cách, số phận các nhân vật đến tình tiết trong phim đều được làm mới hoàn toàn so với nguyên tác, mang tới cho khán giả một dị bản đẫm má.u.
Hiện tại, trên MXH xuất hiện nhiều review tranh cãi về chất lượng của Cám. Trong khi kịch bản nhận về nhiều ý kiến trái chiều thì diễn xuất của bộ ba nữ chính và phần nhìn của phim lại ghi điểm tuyệt đối. Khán giả tương đối hài lòng với tạo hình các nhân vật và nhất là bối cảnh của phim. Tuy nhà sản xuất và đạo diễn quyết định không chỉ rõ phim lấy bối cảnh ở vùng miền nào nhưng xem Cám, khán giả ở vùng miền nào cũng có thể thấy được hình ảnh Việt Nam xưa rất gần gũi với ao sen, cầu tre, giếng nước, sân đình,...
Được biết Cám có 4 bối cảnh chính, thuộc hai tỉnh thành là Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Nổi bật và đáng nhớ nhất trong phim có lẽ là bối cảnh đình làng và đầm sen, cả hai bối cảnh này đều thuộc tỉnh Quảng Trị. Những cảnh tụ họp dân làng, tổ chức lễ hội,... được ghi hình tại đình làng Hà Trung. Đây đều là những đại cảnh với số lượng diễn viên quần chúng lớn, tái hiệu lại nhiều trò chơi dân gian quen thuộc của Việt Nam như đán.h đu, đấu vật,... Tương tự, cảnh chợ quê xưa cũng quy tụ số lượng diễn viên lớn, tất cả đều được chăm chút tỉ mỉ, từ phục trang, hóa trang của diễn viên đến các đạo cụ tái hiện bối cảnh một khu chợ.
Những phân cảnh diễn ra ở đầm sen cũng được khán giả đán.h giá cao về độ đẹp mắt. Từ cảnh Bờm - Cám trải lòng cùng nhau trên cầu ao đến cảnh chị em Tấm - Cám tắm và đẹp nhất phải kể đến cảnh Tấm có điệu múa bên ao sen.
Với bối cảnh khu nhà của Tấm - Cám, ekip làm phim ghi hình tại làng cổ Phước Tích nằm ở Huế. Ngôi làng này đã có lịch sử hơn 500 năm và có nhiều căn nhà cổ đậm chất kiến trúc của nhà rường rất độc đáo. Ekip đã lựa chọn một căn nhà ở đó để làm bối cảnh chính cho tác phẩm. Có lẽ bởi vốn dĩ đây là nhà cổ có kiến trúc độc đáo, ekip không cần phục dựng, chỉnh sửa nhiều nên khi lên phim, cảm giác vô cùng chân thật.
Một số hình ảnh khoe bối cảnh trong phim Cám
Tựu chung lại, Cám đã làm rất tốt trong việc tái hiện bối cảnh làng quê xưa. Sự tỉ mỉ, chỉn chu trong từng món đạo cụ, từng góc máy đã mang đến những khung hình đầy cổ kính, hoài niệm và đẹp mắt. Không ít bình luận khen ngợi sự đầu tư của ekip, nhiều người còn cho rằng phần bối cảnh phim tạo cảm giác như thể truyện cổ tích thật sự mà họ từng tưởng tượng.
Bình luận của khán giả
Cám là dự án điện ảnh được thực hiện bởi ê-kíp Tết Ở Làng Địa Ngục và Kẻ Ăn Hồn, từ đạo diễn Trần Hữu Tấn và NSX Hoàng Quân. Bộ phim hiện đang công chiếu tại tất cả các cụm rạp trên toàn quốc.
Cám: Cú "lật ngược" cổ tích đầy mạo hiểm! Cám không chỉ giữ được tinh thần của truyện cổ tích mà còn mang đến một trải nghiệm điện ảnh đầy bất ngờ và thú vị cho người xem. Tối ngày 17/9 vừa qua, bộ phim điện ảnh Cám đã chính thức ra mắt khán giả, đán.h dấu một bước đột phá táo bạo trong việc chuyển thể truyện cổ tích Việt Nam...