Dạy nghề, lại “nóng” chuyện liên thông, liên kết!
Nhiều trường đào tạo nghề thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội kiến nghị: Nếu Bộ Giáo dục và ào tạo quy định, học sinh tốt nghiệp THCS theo học trung cấp nghề cần học bốn môn văn hóa, đồng nghĩa cơ hội học liên thông lên hệ đại học bị đóng lại.
Các trường cũng khẳng định, đủ khả năng giảng dạy kiến thức THPT thay vì liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên như hiện nay.
Giờ thực hành nghề tại Trường cao đẳng Hậu Giang (ảnh chụp trước thời điểm giãn cách vì Covid-19). Ảnh: HẠ AN
Không khó để thấy nhiều trường nghề đã và đang chiêu sinh bằng điều kiện xét tuyển cùng những “hứa hẹn” mập mờ: Tốt nghiệp THCS với hệ trung cấp, tốt nghiệp THPT với hệ cao đẳng; liên thông cao đẳng: 1 năm, liên thông đại học: 2 – 2,5 năm. Có trường trung cấp nghề ở Hà Nội thì nhấn rõ trên quảng cáo tuyển sinh: “Sau ba năm được cấp hai bằng: Trung cấp và THPT quốc gia”. Thậm chí lại có trường cao đẳng còn “nổ”: “Cao đẳng 9 . Nhận hai bằng sau tốt nghiệp, bằng chính quy cao đẳng/trung cấp, bằng tốt nghiệp THPT”; “15 tuổi tốt nghiệp THCS, 18 tuổi tốt nghiệp cao đẳng/trung cấp và hoàn thành chương trình văn hóa phổ thông, 20 tuổi tốt nghiệp đại học”.
Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định, học viên trường nghề muốn học lên trung cấp, cao đẳng phải có kiến thức văn hóa phổ thông (bốn môn văn hóa). Nhìn vào thực tế, liệu trường nghề có đủ điều kiện đào tạo song song và học viên trường nghề liệu có khả năng hoàn thành cả chương trình nghề lẫn chương trình THPT chỉ trong khoảng hai đến ba năm?
Trước hết, cần thấy rõ mục tiêu đào tạo của trường nghề và trường THPT hoàn toàn khác nhau nên cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên là rất khác nhau. Trường nghề là đào tạo nghề, đào tạo lao động chứ không phải nâng cao trình độ học vấn. Những môn văn hóa phải có trong trường nghề (Toán và Ngữ văn là bắt buộc) cũng là những môn phục vụ cho việc học nghề. Trong khi đó, trường THPT là nơi đào tạo văn hóa và nâng cao trình độ văn hóa. Chưa kể nhiều trường dạy nghề chưa chắc đã có lực lượng giáo viên THPT cũng như chuyên môn để dạy văn hóa đáp ứng theo yêu cầu của Luật Giáo dục hiện hành (phải có bằng cử nhân sư phạm trở lên, trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân sư phạm thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm – PV).
Không ít ý kiến thẳng thắn: Những học sinh theo học nghề, chỉ một số ít có khả năng theo học THPT, còn phần lớn là năng lực học không cao. Ngay những người theo học hệ giáo dục thường xuyên, năng lực đã đuối hơn so với học sinh học THPT. Do đó, việc trong hai đến ba năm, những học sinh ấy vừa phải hoàn thành chương trình giáo dục thường xuyên, vừa hoàn thành chương trình nghề – liệu có quá sức!?
Trung tâm Hỗ trợ đào tạo và cung ứng nhân lực (Bộ Giáo dục và ào tạo) cũng khẳng định, thời gian qua, dù trường nghề vẫn được liên kết với các trung tâm giáo dục thường xuyên để dạy bảy môn văn hóa, nhưng với chỉ hai đến ba năm vừa học nghề vừa học văn hóa như thế là quá tải với học sinh, cũng như khó có thể hoàn thành cả hai mục tiêu. Trung tâm này phân tích: Học sinh học nghề rút ngắn hai kỳ học so với học sinh THPT. Thời gian thực hành của học sinh học nghề lại chiếm tỷ lệ không nhỏ: 25% – 45% lý thuyết, 55% – 75% thực hành/ thực tập/ thí nghiệm với trình độ trung cấp và 30% – 50% lý thuyết, 50% – 70% thực hành/ thực tập/ thí nghiệm với trình độ cao đẳng.
Video đang HOT
Bàn về sức ép đối với người học, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ Giáo dục và ào tạo) nhận định: Liên thông không chỉ có phần nội dung như quan điểm của nhiều người. Bản thân giáo dục THPT và giáo dục thường xuyên vốn đã là hai hình thức tổ chức khác nhau, nếu không tổ chức dạy – học chặt chẽ theo quy chế giáo dục THPT của Bộ Giáo dục và ào tạo, không bảo đảm được chuẩn đầu ra, không thể lấy công nhận giáo dục thường xuyên đặt ngang hàng công nhận giáo dục THPT được. Hai hệ đào tạo này, dù không phân biệt, nhưng phải có điều kiện là cùng đạt chuẩn đầu ra bằng kiểm tra/ đánh giá trên thực tế, chứ không phải cứ học xong là tự động được thừa nhận liên thông.
Như nhận định của một số nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục, sau khoảng 20 năm không thu hút được người học, hiện nay không ít trường đào tạo nghề chọn lối thoát cho mình bằng việc tìm cách đào tạo ra những người học nghề “có thể vào đại học”. Tuy nhiên, theo quy định của luật pháp hiện hành, chỉ Bộ Giáo dục và ào tạo được quy định đào tạo bậc THPT nên các trường nghề (thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) không có quyền vừa công nhận tốt nghiệp trường nghề, vừa công nhận tốt nghiệp giáo dục phổ thông.
Nguyên Thứ trưởng Giáo dục và ào tạo, PGS,TS Trần Xuân Nhĩ nhìn nhận, đang có sự chồng chéo trong quy định, quản lý giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.
Thí điểm đào tạo trình độ 9+5: Khảo sát kỹ nhu cầu thị trường
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đang lấy ý kiến cho quyết định phê duyệt Đề án "Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS)" (gọi tắt là chương trình 9 cộng 5).
Các chuyên gia giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cho rằng đề án này phù hợp với xu hướng chung của thế giới, nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề.
Học nghề 9 cộng 5 giúp bạn trẻ lập thân sớm. Ảnh: Mạnh Dũng.
Băn khoăn việc dạy văn hóa
Theo đó 10 ngành, nghề được thí điểm sẽ bao gồm: Công nghệ thông tin (CNTT, ứng dụng phần mềm), điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, kỹ thuật chế biến món ăn, kỹ thuật máy lạnh - điều hòa không khí, quản trị mạng máy tính, thiết kế đồ họa, vẽ - thiết kế trên máy tính, hướng dẫn viên du lịch và diễn viên múa.
Theo Bộ LĐTBXH, cấu trúc của mô hình gồm 3 giai đoạn. Tổng thời gian đào tạo 5 năm. Trong mỗi giai đoạn, kiến thức văn hóa THPT có xu hướng giảm dần, ngược lại khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp được thiết kế theo xu hướng tăng dần. Kết thúc giai đoạn 3 (thời gian đào tạo 2 năm), nếu đáp ứng yêu cầu, người học được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục THPT, được tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT và được xét tốt nghiệp cao đẳng (CĐ).
Đối tượng tuyển sinh là học sinh tốt nghiệp THCS có xếp loại học lực từ trung bình khá trở lên. Người học có thể ra khỏi chương trình ở bất cứ giai đoạn nào và đều được ghi nhận, đánh giá bằng những chứng chỉ, văn bằng tương ứng để có thể tham gia vào thị trường lao động. Thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2022 - 2028.
Theo đề án, người học được miễn học phí khi tham gia mô hình này. Việc tổ chức đào tạo thí điểm sẽ tiến hành ở một số trường cũng đang thực hiện đào tạo nghề cho học sinh tốt nghiệp THCS. Trong đó, sẽ ưu tiên các trường đang đào tạo những ngành, nghề được lựa chọn thí điểm, đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng.
Đồng tình với chủ trương này, TS Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Cơ điện Hà Nội cho rằng, đề án mang nhiều ý nghĩa thực tiễn nhưng để thật sự đi vào cuộc sống lại phụ thuộc khá lớn vào Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT).
Việc dạy các môn văn hóa cho học sinh tốt nghiệp lớp 9 THCS học nghề theo quy định của Bộ GDĐT hiện vẫn đang phụ thuộc vào các trung tâm giáo dục thường xuyên. Để các cơ sở GDNN tự giảng dạy và làm việc trực tiếp với các cơ quan quản lý các môn văn hóa này sẽ hiệu quả hơn.
Theo ông Ngọc, các cơ sở GDNN nên được trao quyền linh hoạt với các môn văn hóa trong thí điểm.
Chẳng hạn, nếu các em chọn học nghề liên quan đến công nghệ, kỹ thuật sẽ được học nhiều hơn các môn Toán, Lý, Hóa với những nội dung các em có thể ứng dụng sau này. Ngược lại, với các em theo hướng du lịch, dịch vụ có thể được tăng cường các môn xã hội như Văn, Sử, Địa...
Mục tiêu là nhân lực có kỹ năng nghề
Thống kê cho thấy, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,2 triệu học sinh tốt nghiệp THCS. Thông thường các em sẽ học tiếp bậc THPT, tìm cửa thi vào đại học hoặc nghỉ học tham gia lao động khi chưa trang bị kỹ năng nghề nghiệp gì trong tay. Trong khi đó, công tác hướng nghiệp đặt ra đã nhiều năm nhưng khó đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên, với những nút thắt được tháo dần từ chính sách đến sự năng động của các cơ sở đào tạo, cơ hội cho học sinh tốt nghiệp THCS có thể được vừa học nghề vừa học văn hóa đã mở ra.
Chương trình đào tạo cho cả trung cấp hoặc CĐ liên thông từ trung cấp cho học sinh tốt nghiệp THCS, thường được gọi nôm na là chương trình 9 cộng 5, được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội cho rất nhiều học sinh có thể học tập và đào tạo nghề từ rất sớm. Có thể nói đây là một trong những con đường phù hợp với nhu cầu đa dạng của nguồn nhân lực, góp phần giải được bài toán phân luồng sau THCS.
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) đánh giá, Đề án của Bộ LĐTBXH được thực hiện khá công phu. Quá trình học từ sau lớp 9 lên CĐ được chia thành 3 giai đoạn. Trong đó, sau 2 năm đầu sẽ hoàn thành bậc sơ cấp, 1 năm sau sẽ hoàn thành bậc trung cấp và 2 năm cuối sẽ hoàn thành bậc CĐ. Mô hình này cũng được một số nước phát triển đang triển khai.
Tuy nhiên, ông Vinh cho rằng, theo tinh thần Đề án, mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu kỹ năng của thị trường lao động trong 5-10 năm tới, do đó trước khi xây dựng chương trình 9 cộng 5 (đào tạo trong 5 năm) cần phải khảo sát nhu cầu về thị trường lao động ở bậc CĐ ở một số nghề.
Đồng thời, để có thể đảm bảo tính khả thi của Đề án cần làm cho xã hội hiểu vì mục tiêu của đào tạo nhân lực có trình độ CĐ đáp ứng nhu cầu thị trường lao động vì lợi ích của người học, cần tránh sự ngộ nhận phân luồng vì mục tiêu bằng cấp.
Trước băn khoăn, liệu học sinh mới tốt nghiệp THCS đi học nghề xong có được doanh nghiệp tuyển dụng, TS Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN cho hay, sau khi học xong chương trình trung cấp nghề, với những ngành nghề phổ biến, người học sẽ được doanh nghiệp tạo điều kiện, tuyển dụng theo quy định trong Bộ luật Lao động.
Trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp FDI chỉ tuyển người làm tốt nghiệp THPT để đào tạo kỹ năng 2-3 tháng mà không cần trình độ CĐ. Nhìn vào thực trạng ấy để thấy lực lượng lao động được đào tạo ở Việt Nam rất thấp.
Theo phân tích từ các chuyên gia, mặc dù là Đề án thí điểm nhưng khi thiết kế kèm với đề án cần công bố rõ chương trình các môn văn hóa, để người học hình thành các kỹ năng cốt lõi, kỹ năng chuyển đổi nghề nghiệp trong tương lai; những vấn đề liên quan đến giảng viên, tài chính... cần hết sức cụ thể.
Cùng với đó, khi triển khai thí điểm, vấn đề cốt lõi là chất lượng giáo viên dạy nghề. Nội dung chương trình có thể chuyển tiếp từ nước ngoài nhưng thành công hay không do đội ngũ giáo viên quyết định. Học sinh vừa tốt nghiệp THCS đang ở độ tuổi có nhiều chuyển biến về tâm sinh lý, chưa định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Các giáo viên đảm nhiệm chương trình sẽ phải vừa dạy dỗ, vừa định hướng học sinh.
Theo TS Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN, mô hình đào tạo nghề 9 cộng 5 (đào tạo trình độ CĐ liên thông từ trung cấp dành cho học sinh tốt nghiệp THCS) đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng như Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc. Người học sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp có thể tham gia ngay vào thị trường lao động, hoặc tiếp tục học liên thông ngay để nhận bằng CĐ cùng ngành, nghề đào tạo. Thực hiện tốt mô hình 9 cộng 5 sẽ giúp đẩy mạnh phân luồng học sinh sau THCS, giảm lãng phí nguồn lực xã hội và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thí điểm đào tạo Chương trình 9+5: Thời gian quá dài, khó hấp dẫn người học Dự thảo Đề án Thí điểm đào tạo trình độ cao đẳng (CĐ) cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), còn gọi là Chương trình 9 cộng 5 do Bộ LĐTB&XH xây dựng đang được dư luận quan tâm bởi những lợi thế. Tuy nhiên, các chuyên gia giáo dục cho rằng thời gian đào tạo kéo dài 5 năm...